Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Nhà dân bị sạt, nứt vì đường mới, đơn vị thi công phớt lờ

Nhà dân bị sạt, nứt vì đường mới, đơn vị thi công phớt lờ

Năm 2022, người dân dọc tuyến Quốc lộ 279 đoạn từ Phố Ràng – Khau Co (Km67 - Km158) vui mừng vì đường được nâng cấp. Công trình đã cơ bản hoàn thành các hạng mục thi công, đường rộng rãi, người dân đi lại thuận tiện, thế nhưng, “phía sau” công trình này, nhiều người dân xã Bảo Hà (Bảo Yên) còn nhiều băn khoăn, lo lắng.

Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến Quốc lộ 279 đoạn Phố Ràng – Khau Co (Km67 - Km158), tỉnh Lào Cai được thực hiện năm 2022. Đơn vị trúng thầu thi công là Công ty TNHH MTV ACT. Đến nay, dự án đã hoàn thành các hạng mục thi công và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên trong quá trình thi công, dự án đã phát sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Người dân bản Lúc, xã Bảo Hà gửi đơn đề nghị được đền bù, khắc phục thiệt hại do thi công tuyến đường đoạn từ Bảo Hà đến bản Bông 3. Theo đơn đề nghị này, ảnh hưởng từ thi công công trình này đã gây sụt lún, nứt tường, nền nhà và các công trình phụ, ảnh hưởng đến đất dọc hành lang tuyến đường của 22 hộ dân. Ngoài ra, việc thi công cũng ảnh hưởng đến hai công trình trên địa bàn.

Tại khu vực đầu bản Lúc (gần Đền làng Lúc), dọc tuyến đường mới được nâng cấp, hầu hết các hộ dân đều phản ánh tình trạng nhà ở xuất hiện nhiều vết nứt sau khi thi công công trình đường giao thông. Tại nhiều căn hộ, không khó để quan sát thấy các vết nứt trên tường, nền nhà, trên sân. Các vị trí tại các tường bao quanh nhà, công trình phụ cũng xuất hiện nhiều vết nứt tương tự. Trao đổi với phóng viên, nhiều hộ dân phản ánh những vết nứt này mới chỉ xuất hiện từ khi đơn vị thi công tuyến đường dùng máy lu rung công suất lớn (khi máy lu hoạt động gần đó, nhiều đồ vật trong nhà rung chuyển theo).

Căn nhà ông Hồ Đức Trọng mới xây dựng cách đây không lâu, nằm phía ta tuy dương của tuyến đường. Trên những bức tường của căn nhà mới xây, các vết nứt kéo dài từ chân tường tới trần nhà. Ở vị trí đối xứng với vết nứt này là một vết nứt khác tương tự. Qua kiểm tra, ông Trọng phát hiện căn nhà có tới 6 vết nứt dài. Ở nhiều vị trí, để đảm bảo "thẩm mỹ" cho căn nhà, ông Trọng tự mình sửa chữa, dùng lớp sơn phủ đi. Ông Trọng cho biết: "Năm ngoái, tôi và vợ đi làm xa nhà. Gần Tết chúng tôi về nhà mới phát hiện nhiều vết nứt dọc tường nhà ở nhiều vị trí. Lúc này đường đã làm xong, gia đình có gọi điện với người đại diện thi công công trình này nhưng không ai nhấc máy".

Tương tự, tại điểm trường Tiểu học Lúc, nhiều vết nứt dọc, nứt ngang trên các bức tường cũng được ghi nhận. Các bức tường được xây dựng dày dặn, kiên cố xuất hiện nhiều vết nứt khiến việc chống thấm nước của công trình này kém hiệu quả, nhiều bức tường bị thấm nước, nhiễm ẩm.

15.jpg

Một trong những gia đình bị ảnh hưởng lớn nhất là gia đình ông Hoàng Thanh Thản, bản Lúc, xã Bảo Hà. Căn nhà khang trang mới được xây dựng từ năm 2019 với kinh phí hơn 1 tỷ đồng hiện có nguy cơ sập đổ hoàn toàn. Theo quan sát của phóng viên, căn nhà nằm sát với 1 ngọn đồi có cao độ khoảng 80 mét. Cạnh chân đồi là một bãi đất trống được san phẳng, trước đây gia đình ông Thản cho doanh nghiệp thuê để làm bãi tập kết vật liệu, có san một phần đất chân đồi để tạo mặt bằng.

ông thản.jpg
Căn nhà của gia đình ông Hoàng Thanh Thản hiện phải bỏ hoang do có nguy cơ sập đổ hoàn toàn do đất đồi phía sau nhà sạt xuống.

Khoảng tháng 9/2022, một phần đất đồi trượt xuống, điểm bắt đầu sạt là phần đất phía sau nhà, gần với bãi tập kết vật liệu của doanh nghiệp. Nhận thấy phần đồi phía sau nhà xuất hiện nhiều vết nứt lớn, có nguy cơ đổ sụp xuống vùi lấp căn nhà, gia đình ông Thản đã thuê máy xúc phần đất bị sạt xuống để giữ an toàn. Thế nhưng, việc trượt lở đất đồi vẫn tiếp tục xảy ra, khối lượng đất sạt xuống là hàng nghìn mét khối, phá hỏng tường, nền nhà, công trình phụ cũng bị nứt vỡ. Cực chẳng đã, gia đình ông Thản buộc phải di dời đến nơi ở mới để đảm bảo an toàn.

Các hộ dân bản Lúc ở dọc tuyến đường cùng xác nhận, khi thi công đơn vị thi công sử dụng chế độ lu rung (vừa lu vừa bật chế độ đầm rung để lèn chặt, làm phẳng nền đường – PV). Đây là một công nghệ thi công giúp tăng cường khả năng chịu lực, truyền lực, tăng hiệu quả của quá trình nén.

Điều đáng nói là sau khi đơn vị thi công sử dụng chế độ lu rung, nhiều nhà dân ở dọc công trình này xuất hiện các vết rạn nứt dọc cửa, nứt chéo, nứt lún ở tường và nền nhà. Các hộ dân lập tức liên hệ làm việc với đơn vị thi công, yêu cầu dừng việc thi công, khắc phục thiệt hại.

Khi tiếp xúc, đối thoại với người dân, các đơn vị liên quan đề nghị người dân tạo điều kiện để thi công công trình đạt tiến độ và sẽ khắc phục hậu quả sau. Khi đường thi công đã xong, đưa vào sử dụng, người dân nhiều lần gọi điện cho đại diện đơn vị thi công để tìm phương án giải quyết thì đại diện đơn vị thi công phớt lờ, sau đó là "biệt vô âm tín". Trong khi đó, một số hộ dân dọc tuyến đường này tại các thôn khác chịu ảnh hưởng tương tự thì đã được đền bù thiệt hại. Vì lí do đó, người dân bản Lúc thời điểm này vô cùng bức xúc và lo lắng.

17.jpg

Về phía đơn vị thi công, ông Đức, Chỉ huy trưởng công trường (từ chối cung cấp thông tin cá nhân) cho rằng phản ánh của nhiều hộ dân bản Lúc, xã Bảo Hà là chưa chính xác. Việc thi công công trình tại khu vực bản Lúc không gây ảnh hưởng đến các nhà dân. Những vết nứt của một số hộ dân, đặc biệt là gia đình ông Hoàng Thanh Thản đã có những dấu hiệu sạt lở từ trước khi thi công công trình. Tại một số vị trí, đơn vị cũng không sử dụng lu rung nhưng vẫn ghi nhận phản ánh có vết nứt. Đơn vị đã tổ chức khảo sát, ghi lại hình ảnh của những hộ dân này trước khi thi công. Khi thi công công trình, một số hộ dân (tại các địa phương khác) bị ảnh hưởng, đơn vị đã mời các cơ quan có liên quan đến thẩm định, đánh giá mức độ thiệt hại và đền bù theo quy định.

Thế nhưng, theo ông Hoàng Văn Hùng, Trưởng bản Lúc, xã Bảo Hà thì trước khi thi công, đơn vị này không đi khảo sát lập biên bản hiện trạng nhà dân. Trong quá trình thi công, người dân phát hiện nhà nứt nên yêu cầu đình chỉ thi công. Lúc này, đơn vị thi công mới đi kiểm tra và lập biên bản. Tuy nhiên, trong biên bản kiểm tra thời điểm khi đã thi công và ghi nhận thiệt hại lại ghi thời điểm kiểm tra là “trước khi thi công” cho nên Nhân dân không đồng tình, không xác nhận nội dung này.

Tương tự, việc thi công công trình này trên địa bàn xã Bảo Hà hiện còn nhiều tồn tại. Cụ thể, tại bản Bông 1 - 2 xã Bảo Hà, đơn vị thi công nâng cấp Quốc lộ 279 tại vị trí Cầu đen (km82+200) đã làm hỏng công trình cấp nước sinh hoạt của các hộ gia đình phía hạ lưu, đến nay chưa được sửa chữa. Không chỉ vậy, một số hộ dân yêu cầu giải quyết vấn đề cống thoát nước (km83+95) chảy thẳng vào sân nhà ông Trần Hữu Xương (bản Bông 1 - 2) và chảy ra đường liên thôn, khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

Ông Bùi Trịnh Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Bảo Hà cho biết: “Phạm vi ảnh hưởng khi thi công đoạn Phố Ràng - Khau Co trên địa bàn xã Bảo Hà là tương đối nhiều. Thứ nhất, các hộ dân bị nứt nhà và công trình phụ có liên quan do lu rung ở độ rung lớn. Thứ 2, công tác thi công làm hỏng một số hạ tầng đường cấp nước sinh hoạt, hệ thống cống thoát nước chảy thẳng vào sân nhà dân. Thứ 3, việc thi công ảnh hưởng đến điểm trường Tiểu học Lúc (nứt tường). Sau khi tiếp nhận phản ánh của người dân, UBND xã đã rất nhiều lần chủ động mời các cơ quan có liên quan như: đơn vị chủ đầu tư của dự án là Ban Quản lý các công trình giao thông, đơn vị thi công là công ty ACT… đến để làm việc.

Địa phương đã có các cuộc gặp mặt, đi hiện trường thực tế, tổ chức làm việc, đối thoại giữa những bên có liên quan. Việc trao đổi giữa chính quyền địa phương và các bên không dưới 20 lần nhưng hiện nay, ngoài việc giải quyết được một số hộ bị nứt nhà thì số còn lại chưa được giải quyết. Nếu vấn đề này không được giải quyết thỏa đáng, địa phương sẽ tiếp tục gửi văn bản đề nghị các cơ quan hữu quan vào cuộc để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân.

Ông Bùi Trịnh Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Bảo Hà

Việc ghi nhận ảnh hưởng từ quá trình thi công công trình cải tạo, nâng cấp tuyến Quốc lộ 279 đoạn Phố Ràng – Khau Co (Km67 - Km158) hiện nay vẫn chưa thể tìm tiếng nói chung giữa các bên. Tuy nhiên, chính thái độ phớt lờ, không có trả lời rõ ràng, thỏa đáng của chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công khiến người dân Bảo Hà bức xúc, kiến nghị các bên có liên quan sớm vào cuộc, giải quyết để người dân yên tâm, ổn định cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Vùng đất Mù Cang Chải sở hữu bức tranh thiên nhiên cuốn hút với cảnh ruộng bậc thang hùng vỹ, núi đồi trập trùng và nét văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông. Giữa bức tranh hùng vỹ ấy, có chàng trai người Mông đã ấp ủ và hiện thực hóa giấc mơ lớn lao. Đó là Thào A Su, sinh năm 1994, ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, tỉnh Yên Bái (cũ), nay thuộc xã Púng Luông, tỉnh Lào Cai.

Chuyện vụ án

Chuyện vụ án

Kính chào quý thính giả! rất vui được gặp quý thính giả trong chuyên mục Chuyện vụ án của Báo Lào Cai. Đến với chuyên mục Chuyện vụ án tuần này, chúng ta sẽ cùng lắng nghe câu chuyện "Phạm tội giết người vì lo chuyện bao đồng".

Hình ảnh người dân xã Tân Lĩnh đan rọ tôm.

Đan rọ tôm - Nghề của “người miền núi làm việc miền xuôi”

Nơi núi non trùng điệp ôm ấp những bản làng yên bình, có một nghề thủ công đã tồn tại suốt hơn ba thập niên, đó là nghề đan rọ tôm. Tại vùng đất trước kia gọi là Phan Thanh - một xã của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũ, nay thuộc xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai, nghề truyền thống này giúp hơn trăm hộ dân có nguồn thu nhập ổn định.

Truyện kể từ đại ngàn

Truyện kể từ đại ngàn

Trong chương trình tuần này, chúng ta sẽ cùng lắng nghe truyện ngắn “Xin chào mùa hạ”, của tác giả Vũ Thị Huyền Trang, ở Phú Thọ. 

[Infographic] Danh sách Chủ tịch và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2021 - 2026 (sau sắp xếp)

[Infographic] Danh sách Chủ tịch và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2021 - 2026 (sau sắp xếp)

Ngày 24/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1718/NQ-UBTVQH15 chỉ định Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2021 - 2026. Báo Lào Cai trân trọng giới thiệu danh sách Chủ tịch, các Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh (sau sắp xếp) như sau:

[Infographic] Tiểu sử đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai

[Infographic] Tiểu sử đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai

Ngày 23/6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Quyết định số 1270-QĐNS/TW về việc chỉ định đồng chí Trịnh Xuân Trường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai (mới) nhiệm kỳ 2020 – 2025. Tiếp đó, ngày 24/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1718/NQ-UBTVQH15 chỉ định đồng chí Trịnh Xuân Trường giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Điểm tin trong tuần từ ngày 23 - 29/6

Điểm tin trong tuần từ ngày 23 - 29/6

Kính chào quý vị và các bạn! Mời quý vị và các bạn nghe mục điểm tin tức nổi bật trong tuần của Báo Lào Cai. Chuyên mục được đăng tải vào Chủ nhật hằng tuần trên Báo Lào Cai điện tử.

Cỏ dại

Truyện kể từ đại ngàn: Cỏ dại

Trong chương trình tuần này, mời quý thính giả lắng nghe truyện ngắn “Cỏ dại” của tác giả Ma Văn Kháng. Truyện được đăng trên báo Lào Cai cuối tuần, số ra ngày 28/6/2025. "Cỏ dại" là câu chuyện về một cô vợ trẻ, ngây thơ, còn lóng ngóng trước ngưỡng cửa hôn nhân nhưng may mắn thay, đó lại là một mái nhà đầy ắp tình yêu thương.

Chuyện vụ án

Chuyện vụ án

Kính chào quý thính giả! Rất vui được gặp quý thính giả trong chuyên mục Chuyện vụ án của Báo Lào Cai. Tuần này, mời quý thính giả cùng lắng nghe câu chuyện "Giả danh công an để chiếm đoạt tài sản".

Truyện kể từ đại ngàn

Truyện kể từ đại ngàn

Trong chương trình tuần này, chúng ta sẽ cùng lắng nghe truyện ngắn "Kiên định” của tác giả Vũ Thị Huyền Trang, truyện được đăng trên Báo Lào Cai số đặc biệt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). 

fb yt zl tw