Nghị quyết 57: Tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển

Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 57 về đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được coi là Nghị quyết của hành động.

Với quyết tâm "cởi trói", tháo gỡ các điểm nghẽn, thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách mới để tháo gỡ ngay các vướng mắc, khó khăn trong hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường thứ 9 Quốc hội khóa XV.

Bộ Thông tin và Truyền thông, các đơn vị, doanh nghiệp mảng công nghệ thông tin, viễn thông đón đợi những đổi mới căn bản để tận dụng thời cơ, vươn mình bứt phá, góp phần đưa Việt Nam phát triển thịnh vượng trong kỷ nguyên mới.

Thời cơ để phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển Khoa học Công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia khẳng định: “Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc”.

Tin tưởng rằng tinh thần của Nghị quyết 57 sẽ được lan tỏa mạnh mẽ như thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW (khoán 10) trong nông nghiệp ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ: “Nghị quyết 57 là Nghị quyết chuyên đề đặc biệt quan trọng về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số với nhiều quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp lớn. Nghị quyết 57 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của làm chủ khoa học và công nghệ để làm chủ tiến trình chuyển đổi số Việt Nam; Giao các doanh nghiệp nòng cốt làm các dự án lớn về chuyển đổi số, giao các doanh nghiệp nòng cốt làm chủ công nghệ chiến lược. Đây là 1 mũi tên trúng 2 đích: Vừa làm chủ tiến trình, công nghệ chuyển đổi số và vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ lớn của đất nước”.

Tại Nghị quyết 57, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra 4 nhiệm vụ của Nhà nước cần phải tập trung hành động và 4 vấn đề cần bám sát:

Đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế pháp lý để phục vụ cho đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

Thứ hai là Nhà nước cũng phải quan tâm xây dựng một hệ thống, để phục vụ cho việc đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Thứ ba là tạo nguồn nhân lực phong phú, đủ năng lực để thực hiện được công cuộc đột phá về khoa học công nghệ, đột phá về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Thứ tư là phải bảo đảm an ninh an toàn để giữ được về dữ liệu về thông tin giữ được bí quyết bảo đảm được quyền sở hữu trí tuệ, bảo đảm chủ quyền quốc gia thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và bảo vệ an toàn cho đất nước và sự phát triển ổn định cho đất nước.

Có như vậy, Nghị quyết 57 sẽ tháo gỡ rào cản, khắc phục điểm nghẽn và tạo cơ chế đột phá, để giải phóng sức sáng tạo nguồn lực, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia như khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm, tránh tình trạng “trên thì rải thảm, dưới thì rải đinh”.

Tận dụng cơ hội

Các học viên thực hành lập trình và vận hành Robot tại Trung tâm Đào tạo khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN phát
Các học viên thực hành lập trình và vận hành Robot tại Trung tâm Đào tạo khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN phát

Trong bối cảnh hiện tại, Nghị quyết số 57 được ví như “một luồng gió mới” tạo cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ số. Ông Nguyễn Tuấn Huy, Trưởng ban Chuyển đổi số Tổng Công ty Viễn thông MobiFone cho biết, từ Nghị quyết 57, cộng đồng công nghệ thông tin, viễn thông Việt Nam nhìn thấy nhiều cơ hội. Nghị quyết đặt ra việc Việt Nam dành 2% của GDP cho nghiên cứu phát triển, 3% của ngân sách quốc gia cho đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Nghị quyết cũng đặt ra mục tiêu để phấn đấu là đến năm 2030, đưa Việt Nam nằm trong Top 3 Đông Nam Á, Top 50 của thế giới về năng lực cạnh tranh số. Việt Nam sẽ phủ sóng 5G toàn quốc năm 2030; Hoàn thành triển khai thành phố thông minh của các thành phố Trung ương; thu hút được 3 tổ chức hàng đầu về công nghệ của thế giới đặt trụ sở và nghiên cứu phát triển sản xuất tại Việt Nam.

Trong những mục tiêu này, cộng đồng công nghệ thông tin, viễn thông của Việt Nam nhìn thấy nhiều cơ hội để tham gia vào các công nghệ mới như: Bán dẫn, nano, lượng tử, internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), các công nghệ về đám mây (cloud), dữ liệu lớn (big data)…

Theo ông Ngô Diên Hy, Phó Chủ tịch Hiệp hội phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam VINASA, có thể thấy, từ chỗ phải sử dụng các giải pháp của nước ngoài, vẫn chưa có nhiều các sản phẩm, giải pháp công nghệ Make in Việt Nam, Nghị quyết số 57 sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số khi dành kinh phí 2% GDP (trong đó kinh phí từ xã hội chiếm hơn 60%).

Nghị quyết cũng nêu rõ, bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia và tăng dần theo yêu cầu phát triển. Như vậy, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển các giải pháp thông minh hơn phục vụ cho tất cả các ngành, các lĩnh vực, ứng dụng vào quá trình sản xuất của các doanh nghiệp cũng như cuộc sống của người dân.

Trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, các doanh nghiệp công nghệ số không chỉ đảm nhận trách nhiệm lớn trong việc xây dựng và phát triển hạ tầng số, còn tiên phong trong chiến lược “Go Global” - Đi ra toàn cầu và “Sáng kiến Make in Vietnam" - Sáng tạo ra những sản phẩm, giải pháp công nghệ Việt Nam để giải quyết các vấn đề trong nước và quốc tế. Lực lượng lao động trong năm 2025 dự tính sẽ đạt 53,2 triệu người, trong đó tỷ lệ lao động nông nghiệp sẽ giảm mạnh còn khoảng 25,8%, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao, dự kiến đạt 70% lao động qua đào tạo.

Các doanh nghiệp công nghệ số cũng cần quan tâm đến việc phát triển các sản phẩm, giải pháp phục vụ cho thị trường “hẹp”, thị trường “ngách”, đồng thời nghiên cứu và đem đến nhiều hơn nữa các giải pháp giúp đào tạo lao động dư thừa, nâng cao thu nhập cho người dân, đưa Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước thu nhập cao.

Ngày 9/1/2025, Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã có rất nhiều mục tiêu và kế hoạch cụ thể, rất đầy đủ. Theo Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) Tào Đức Thắng, những “nút thắt” về xây dựng thể chế nên tập trung làm. Các khó khăn đang tồn tại phải giải quyết ngay, không để thời gian quá dài bởi thể chế rất quan trọng.

Thứ hai, về vấn đề xin ý kiến nhiều lần đối với các dự thảo của luật, nghị quyết, có những ý kiến đã có chỉ đạo của Thủ tướng hoặc của Bộ trưởng. Chúng ta cần có các quy chế hoặc cách làm việc để những ý kiến này (của người có trách nhiệm, có thẩm quyền) khi đưa ra rồi phải được tiếp thu, tránh trường hợp xin lại nhiều lần. Mục tiêu là ban hành sớm để thực hiện.

Ông Tào Đức Thắng cũng nêu ý kiến để nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ khoa học công nghệ, cơ chế thu hút các doanh nghiệp công nghệ lớn trên thế giới về Việt Nam, tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế. Về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, về dài hạn, các trường đại học nên có nguồn quỹ để sinh viên có cơ hội học tập ở nước ngoài, tìm hiểu cái mới, làm việc một thời gian tại nước ngoài sau đó quay về phục vụ đất nước, đóng góp nguồn nhân lực chất lượng cao.

Năm 2025 là mốc quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Để khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao là động lực thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030, Chính phủ cần đặt quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất để tổ chức thực hiện Nghị quyết 03 một cách hiệu quả, toàn diện, mang lại những chuyển biến lớn, có tính cách mạng, có tác động rõ nét lên các chỉ số tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại huyện Mường Khương về công tác xóa nhà tạm

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại huyện Mường Khương về công tác xóa nhà tạm

Chiều 20/3, tại huyện Mường Khương, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Khương về công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ khắc phục về nhà ở sau thiên tai.

Quang cảnh hội nghị.

Tỉnh đoàn triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị

Chiều 20/3, tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai tổ chức hội nghị triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát động phong trào “Bình dân học vụ số”.

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Đại úy Nguyễn Cao Cường được vinh danh Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2024

Đại úy Nguyễn Cao Cường được vinh danh Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2024

Ngày 19/3/2025, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã công bố danh sách 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024 và 8 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2024. Trong đó, Đại úy Nguyễn Cao Cường, Phó Trưởng Công an xã Cam Đường, thành phố Lào Cai đã được chọn là 1 trong 8 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2024.

Nhận diện âm mưu kích động kỳ thị dân tộc, phân biệt vùng miền trong việc sáp nhập tỉnh, thành phố hiện nay

Nhận diện âm mưu kích động kỳ thị dân tộc, phân biệt vùng miền trong việc sáp nhập tỉnh, thành phố hiện nay

Chủ trương sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố là vấn đề lớn, được dư luận đặc biệt quan tâm, tuy nhiên không ít người vì thiếu thông tin nên khi tiếp cận với những bài viết, video clip sai sự thật trên mạng internet đã tỏ ra hoang mang, lo lắng, từ đó có những phản ứng sai lệch.

Tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm, ma túy, mua bán người, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai: Tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm, ma túy, mua bán người, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Ngày 18/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm; phòng chống ma túy; phòng chống mua bán người; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau tết Nguyên đán 2025 trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai.

Hướng tới Đại hội XIV của Đảng: Công tác nhân sự phải được tiến hành chặt chẽ

Hướng tới Đại hội XIV của Đảng: Công tác nhân sự phải được tiến hành chặt chẽ

Để tổ chức thành công Đại hội các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, yêu cầu công tác nhân sự phải được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán; tránh cách làm giản đơn, tùy tiện, vô nguyên tắc, cài cắm "quân xanh, quân đỏ".

Những điểm mới căn bản của Luật Di sản văn hóa

Những điểm mới căn bản của Luật Di sản văn hóa

Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa 45/2025/QH15, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 có nhiều điểm mới, thay đổi, bổ sung căn bản của Luật Di sản văn hoá số 45 sẽ khơi thông các điểm nghẽn, huy động sức mạnh của các tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý trong sự nghiệp bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản.

Đoàn kiểm tra số 1927 thông qua Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai

Đoàn kiểm tra số 1927 thông qua Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai

Sáng 18/3, tại Tỉnh ủy Lào Cai, Đoàn kiểm tra số 1927 của Bộ Chính trị đã thông qua Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số chuyên đề công tác trọng tâm năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Cần tranh thủ, khôn khéo, thông minh, linh hoạt, hiệu quả để triển khai thực hiện phù hợp

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06: Cần tranh thủ, khôn khéo, thông minh, linh hoạt, hiệu quả để triển khai thực hiện phù hợp

Sáng 18/3, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 đã tổ chức phiên họp lần thứ nhất. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Đột phá từ thể chế, tạo tiền đề cho cải cách hành chính

Đột phá từ thể chế, tạo tiền đề cho cải cách hành chính

Chủ trương sửa đổi Hiến pháp nhằm tinh gọn bộ máy nhà nước đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Đây không chỉ là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong quá trình cải cách hành chính, mà còn là động lực quan trọng để tạo đột phá, phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao trình độ, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ công chức trong hệ thống chính trị.

fb yt zl tw