Lào Cai nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cao

Sáng 15/11, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến với Tổ công tác số 4 và Tổ công tác số 7 về kiểm tra, đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có lãnh đạo 19 bộ, ngành Trung ương và 16 tỉnh, thành phố.

dt8.jpg
Đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai.

Dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố.

Theo báo cáo tại hội nghị, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 Thủ tướng Chính phủ giao cho 21 đơn vị (10 bộ, cơ quan trung ương, 11 địa phương, trong đó có tỉnh Lào Cai) thuộc Tổ công tác số 4 là 47.236,241 tỷ đồng (chiếm 69% tổng kế hoạch đầu tư vốn của cả nước).

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân 10 tháng của 10 bộ, cơ quan Trung ương và 11 địa phương đạt 59,8% kế hoạch được Thủ tướng giao, cao hơn mức trung bình của cả nước.

dt1.jpg
Các tỉnh, thành phố dự hội nghị qua cầu truyền hình trực tuyến.

Trong đó, có 4 cơ quan Trung ương và 8 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước. Cụ thể: Đài Truyền hình Việt Nam 100%; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 84,83%; Đài Tiếng nói Việt Nam 67,63%; Kiểm toán nhà nước 53,02%; tỉnh Thái Nguyên 85,14%; Lào Cai 77,29%; Bắc Kạn 65,95%; Tuyên Quang 59,68%; Điện Biên 58,38%; Yên Bái 57,23%; Sơn La 57,03%; Lạng Sơn 53,76%.

dt4.jpg
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lào Cai.

Theo đánh giá từ các địa phương, công tác giải ngân vốn đầu tư công có nhiều khó khăn. Trong đó, nguồn cung vật liệu xây dựng khan hiếm; việc triển khai nguồn vốn thu sử dụng đất còn phụ thuộc vào tiến độ thu ngân sách của các đơn vị, các huyện, thành phố; giá đất theo phương án bồi thường giải phóng mặt bằng được duyệt thường có sự chênh lệch lớn so với giá trị thực tế ngoài thị trường...

Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia gặp nhiều vướng mắc do văn bản hướng dẫn của Trung ương chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, nhất là hướng dẫn vốn sự nghiệp thực hiện chương trình.

Nguyên nhân cơ bản là do một bộ phận cán bộ cơ sở còn hạn chế về năng lực, trình độ; một số nhà thầu chưa thật sự quyết tâm tăng cường máy móc, thiết bị, nhân lực, tăng ca, tăng kíp để thi công; công tác phối hợp giữa các cấp, ngành, địa phương trong triển khai có lúc, có việc chưa chặt chẽ, còn lúng túng...

Các bộ, ngành, địa phương đề nghị Chính phủ cho phép kéo dài thời gian đối với một số dự án; bổ sung kế hoạch vốn cho các dự án ở các địa phương; xem xét điều chỉnh vốn đối với một số dự án...

dt7.jpg
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Nguyễn Trọng Hài nêu rõ: Tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách nhà nước 10 tháng của tỉnh Lào Cai đã đạt 77,29% và quyết tâm thực hiện hết năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị trung ương bổ sung hỗ trợ một phần kinh phí khắc phục hậu quả bão lũ còn thiếu, tỉnh chưa cân đối được là 4.000 tỷ đồng, từ nguồn vốn dự phòng ngân sách trung ương, quỹ cứu trợ, quỹ vì người nghèo và các nguồn vốn khác...

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đề nghị các bộ, ngành, địa phương chủ động báo cáo cụ thể những vấn đề vướng mắc, khó khăn gắn với từng dự án và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để xử lý. Trường hợp vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách hoặc các quy định của pháp luật, cần nêu rõ tại quy định nào, thẩm quyền xử lý, cơ quan chủ trì xử lý, đề xuất giải pháp tháo gỡ.

Khẩn trương chỉ đạo các đơn vị liên quan đôn đốc các nhà thầu hoàn thiện hồ sơ; đẩy mạnh công tác thanh quyết toán vốn; nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư dự án; kịp thời điều chuyển vốn từ những dự án chậm giải ngân sang dự án giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn. Tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, trên tinh thần “5 rõ” (rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả).

Đối với các bộ, cơ quan là thành viên Tổ công tác số 4, hướng dẫn, giải đáp kịp thời, đúng trọng tâm, sát nội dung các vướng mắc, khó khăn liên quan trực tiếp đến lĩnh vực quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Trường hợp vượt thẩm quyền, khẩn trương đề xuất giải pháp, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác xem xét, quyết định.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Một tuyến đường nông thôn xanh - sạch - đẹp ở xã Mai Sơn.

Lục Yên sáng, đẹp đường điện, đường hoa

Ở huyện Lục Yên, những con đường hoa rực rỡ sắc màu, những tuyến đường điện chiếu sáng thâu đêm không chỉ làm bừng sáng làng quê mà còn thắp lên niềm tin, sự đồng thuận, thể hiện rõ vai trò trung tâm của người dân trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Nhân dân xã Thành Thịnh (Trấn Yên) thu hoạch lúa xuân.

Thành Thịnh chủ động phòng ngập lũ

Trước mùa mưa bão đang diễn biến phức tạp, với sự chủ động tuyên truyền, vận động, cụ thể, thiết thực theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, tính đến trung tuần tháng 5, nhân dân xã Thành Thịnh đã gặt xong diện tích lúa xuân.
Nhiều hộ dân ở xã Báo Đáp có nguồn thu ổn định nhờ trồng dâu nuôi tằm.

Quyện hòa ý Đảng - lòng dân

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là quá trình lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, Đảng bộ và nhân dân xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đã kiên trì triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả. Với tinh thần chủ động, quyết liệt, Báo Đáp được công nhận là xã NTM tiêu biểu về chuyển đổi số (CĐS) năm 2023 và đạt đô thị loại V vào tháng 8/2024. Những bước tiến này thể hiện rõ sự đổi thay trong tư duy và hành động không chỉ dừng lại ở đầu tư hạ tầng mà còn chuyển mình toàn diện trong sản xuất, đời sống và văn hóa, hướng đến mục tiêu trở thành “miền quê đáng sống”.
Bão diễn biến theo kịch bản xấu khi đi sâu vào vịnh Bắc Bộ và tăng cấp.

Bão bất ngờ mạnh lên cấp 11, đi vào sâu vịnh Bắc Bộ

Sáng nay, bão số 1 đã mạnh lên cấp 11, giật cấp 14, dự báo đi sâu vào vịnh Bắc Bộ trước khi lên Trung Quốc, có thể gây gió mạnh cấp 9-11, giật cấp 14 ở vịnh Bắc Bộ, biển động dữ dội. Mưa lớn tiếp tục trong ngày hôm nay ở miền Trung, đồng thời mở rộng ra Thanh Hoá và đồng bằng Bắc Bộ.
Dự báo mới nhất về đường đi và vùng ảnh hưởng của bão số 1.

Bão tăng cấp, đi vào vịnh Bắc Bộ

Những nhận định mới nhất cho thấy, bão số 1 sẽ đi vào khu vực phía đông vịnh Bắc Bộ trước khi tiến lên bán đảo Lôi Châu vào đất liền Trung Quốc. Ảnh hưởng của bão với biển ven bờ các tỉnh miền Bắc sẽ lớn hơn, nguy hiểm hơn. Hôm nay, Miền Trung và Bắc Tây Nguyên tiếp tục mưa rất lớn, vùng mưa mở rộng đến Hà Tĩnh.
Sớm xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng

Sớm xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng

Nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP theo hướng thị trường hóa có lộ trình, kiểm soát chặt chẽ.

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia.

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng Trưởng phòng Dự báo Thời tiết Trung tâm Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông sẽ mạnh lên thành bão, trở thành cơn bão số 1 năm nay, cũng là cơn bão đầu tiên hoạt động ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương.
Các lực lương tham gia diễn tập khắc phục sự cố đứt cáp quang do mưa bão gây ra.

Lục Yên diễn tập đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2025

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái vừa phối hợp với huyện Lục Yên tổ chức diễn tập đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT &TKCN) và các tình huống đặc biệt, khẩn cấp năm 2025 tại xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên.
fb yt zl tw