Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Cốc Mỳ

Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Cốc Mỳ

Lựa chọn những giống cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương và ban hành nghị quyết để định hướng người dân đưa vào sản xuất với quy mô hàng hóa, đó là cách làm hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát.

a2.jpg

Thôn Vĩ Kẽm là điển hình của xã Cốc Mỳ về xây dựng nông thôn mới, tiêu biểu là nâng cao tiêu chí thu nhập cho người dân. Đời sống của các gia đình trong thôn không ngừng nâng lên, nhiều hộ xây nhà khang trang, mua sắm vật dụng sinh hoạt, phương tiện hiện đại phục vụ cuộc sống. Minh chứng rõ nét cho việc thay đổi tư duy phát triển kinh tế của người dân Vĩ Kẽm là việc chuyển đổi diện tích trồng ngô, sắn kém hiệu quả sang trồng chuối cấy mô.

Cách đây gần chục năm, thực hiện mô hình sản xuất liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, một số hộ của thôn đã trồng thử nghiệm cây chuối cấy mô trong vườn nhà. Nhờ hợp thổ nhưỡng, cây sinh trưởng, phát triển tốt, sản phẩm được thị trường đón nhận, cho hiệu quả kinh tế cao. Sau thành công của những hộ đầu tiên, các hộ trong thôn học tập làm theo và cây chuối đã được đưa vào nghị quyết của chi bộ, mở hướng thoát nghèo.

Ông Lý Văn Nện, Trưởng thôn Vĩ Kẽm cho biết: Nhiều năm gần đây, cuộc sống của người dân trong thôn khá lên nhờ trồng chuối. Thời kỳ cao điểm, thôn có gần 100 ha, tất cả nương, đồi đều phủ màu xanh của cây chuối. Nhiều hộ thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ trồng chuối.

a4.jpg

Để đa dạng hóa cây trồng, tránh phụ thuộc vào một loại cây, Ban phát triển thôn đã định hướng người dân duy trì diện tích chuối hợp lý, đồng thời chuyển diện tích đồi núi dốc, đất nương đồi sau khi trồng chuối bạc màu sang trồng quế. Năm 2015, những cây quế đầu tiên được trồng thí điểm tại thôn theo dự án trồng rừng sản xuất của Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Bát Xát hỗ trợ. Sau gần chục năm bén rễ, diện tích quế đầu tiên bắt đầu được thu hoạch, mang lại nguồn thu cho bà con.

Nhận thấy hiệu quả từ cây quế, người dân các thôn khác cũng học tập và làm theo. Hiện tại, Cốc Mỳ có hơn 600 ha quế, trong đó gần 100 ha đến kỳ thu hoạch. Nhiều hộ có nguồn thu 100 - 120 triệu đồng/năm từ trồng quế, như các gia đình: ông Lý Văn Khoái (thôn Vĩ Kẽm), ông Lý Văn Nện (thôn Vĩ Kẽm),ông Phàn A Thắng (thôn Ná Lùng)…

Khoai môn là loại cây đã được người dân xã Cốc Mỳ trồng tại địa phương nhiều năm nay. Gần đây, nhận thấy giống cây khoai môn sinh trưởng, phát triển tốt trên đất nương đồi, chính quyền xã đã định hướng người dân chuyển đổi một số diện tích đất trồng cây khác sang trồng khoai môn. Hưởng ứng chủ trương của xã, năm 2023, gia đình chị Hoàng Thị Vinh (thôn Ná Lùng) đã chuyển đổi hơn 2.000 m2 đất trồng ngô hằng năm để trồng cây khoai môn.

Chị Hoàng Thị Vinh chia sẻ: Cây khoai môn dễ trồng, ít sâu bệnh, khả năng chịu hạn tốt và không mất nhiều công chăm sóc. Với giá bán dao động 12.000 - 17.000 đồng/kg củ, tính ra thu nhập từ trồng khoai môn cao gấp 2 - 3 lần so với trồng sắn, trồng ngô.

a3.jpg

Hiện tại, xã Cốc Mỳ có 17,5 ha cây khoai môn, được trồng chủ yếu tại các thôn Ná Lùng, Vĩ Kẽm; sản lượng trung bình đạt 18 tấn/ha. Năm 2024, địa phương sẽ mở rộng diện tích lên hơn 30 ha tại các thôn trên địa bàn xã để tạo vùng nguyên liệu ổn định, liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Phát huy lợi thế địa phương, những năm gần đây, xã Cốc Mỳ quy hoạch vùng trồng, xác định 4 cây chủ lực là dứa, chuối, quế, khoai môn, từ đó định hướng người dân phát triển.

Đến nay, Cốc Mỳ đã phát triển được vùng quế gần 600 ha, trồng tại các thôn Nậm Chỏn, Tân Long, Ná Lùng, Bầu Bàng, Vĩ Kẽm, doanh thu ước đạt 2 tỷ đồng/năm; diện tích chuối hơn 151 ha, trồng tại các thôn Nậm Chỏn, Ná Lùng, Tả Câu Liềng, doanh thu ước đạt 5,8 tỷ đồng/năm; vùng dứa 61,5 tại các thôn Bản Trang, Bầu Bàng, doanh thu ước đạt 2,6 tỷ đồng/năm; cây khoai môn mới đưa vào trồng cũng đạt gần 20 ha, doanh thu ước đạt 3,2 tỷ đồng/năm. Những cây chủ lực này đang mở ra hướng đi mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

a6.jpg

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

fbytzltw