Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News

Hấp dẫn bữa cơm của đồng bào Tày

Văn hóa ẩm thực của đồng bào Tày có bề dày truyền thống, đa dạng, phong phú, với nhiều món ăn, thức uống độc đáo và thú vị đã tạo nên một bức tranh văn hóa ẩm thực đa sắc màu. Nhiều món ăn không đơn thuần là ẩm thực, mà còn là bài thuốc quý. 

1.jpg
Nhiều lần về Nghĩa Đô (Bảo Yên), nơi có đông đồng bào Tày sinh sống và còn gìn giữ được nhiều nét văn hóa dân tộc đặc sắc, chúng tôi thực sự ấn tượng bởi bữa cơm thường nhật của người dân nơi đây.
Trong ảnh: Gian bếp - nơi gắn bó, gần gũi trong cuộc sống hằng ngày, nơi nấu ăn, sưởi ấm khi mùa đông lạnh của đồng bào Tày, bà con Nghĩa Đô đang chuẩn bị bữa trưa để đón khách.
12.jpg
Đặc sản xôi ngũ sắc không chỉ ngon mà rất đẹp và mang rất nhiều ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Theo quan niệm của người dân vùng Tây Bắc, ý nghĩa xôi ngũ sắc ngoài việc thể hiện “ngũ hành” còn thể hiện khát vọng yêu thương. Xôi ngũ sắc thể hiện lòng yêu mẹ, kính cha; tình yêu son sắt, thủy chung của đôi lứa và cũng là tượng trưng cho những điều may mắn, tốt lành. Nguyên liệu dùng để làm ra món xôi ngũ sắc gồm gạo nếp thơm và lá, củ của các loại cây trồng trong vườn nhà. Công dụng của những lá, củ này là để tạo màu cho xôi. Đặc biệt, bà con còn phối tạo màu cho xôi từ lá cây hòa với bột tro rơm nếp rất độc đáo.
3.jpg
Củ niễng là loại rau quen thuộc trồng tại Nghĩa Đô, được bà con người Tày đưa vào thực đơn bữa cơm hằng ngày của gia đình. Đồng bào Tày thường xào củ niễng với lòng vịt, thịt bò hoặc đồ chín. Món ăn này cũng là một vị thuốc trong Đông y, giúp thanh mát, giải độc cho cơ thể.
4.jpg
Vịt bầu Nghĩa Đô là một trong các sản phẩm nông nghiệp bản địa, thế mạnh của địa phương, chất lượng thịt ngon, thơm. Món ăn đơn giản nhất chế biến từ vịt Nghĩa Đô là vịt hấp, chấm với các gia vị giã nhuyễn như: rau răm, gừng, ớt tươi, ớt nướng, quất. Ngoài ra, người Tày Nghĩa Đô còn chế biến các món vịt lam ống nứa, cháo cốm vịt, chả xương vịt, nộm vịt...
5.jpg
Để thưởng thức được nhiều món ngon từ thịt vịt hấp, trong một bữa cơm, từ một con vịt, bà con còn chế biến thêm được món nộm vịt trộn với các loại rau và gia vị... ăn kèm với quả sung ngâm muối.
6.jpg
Cá nướng hai lửa là món ngon khó quên trong mâm cơm của đồng bào Tày. Để có những mẻ cá nướng thơm ngon, đồng bào Tày xã Nghĩa Đô thường chọn nguyên liệu là cá tự nhiên từ sông, suối, ao. Đó là các loại cá chép, cá trôi, cá trắm với trọng lượng từ 1,5 kg trở lên. Khi bắt về, cá được mổ, làm sạch vảy, xẻ đôi mình rồi thái ngang thớ tạo ra những miếng dày chừng 5 - 7 cm, dài chừng 15 - 20 cm. Sau khi thái khúc, cá để ráo nước, sau đó mới trộn gia vị. Gia vị để ướp cá gồm hạt mắc khén, hạt dổi, muối, lá gừng, củ sả, các loại lá rau thơm trong vườn nhà. Tất cả được giã nhuyễn rồi ướp với miếng cá chừng 20 phút cho gia vị ngấm đều. Dùng que tre nhỏ, vót nhọn một đầu xiên dọc miếng cá để tạo bề mặt thẳng cho miếng cá. Sau đó dùng nẹp tre kẹp các xiên cá thành một kẹp cá lớn để nướng. Điểm khác biệt ở món ăn này so với các món cá nướng khác là nướng hai lần lửa. Lần thứ nhất, các kẹp cá được ghé hong cạnh bếp lửa, không quá gần, không quá nhiều than. Lần nướng thứ hai sẽ quyết định độ chín, thơm ngon của cá vì lần này cá sẽ được nướng gần bữa ăn.
7.jpg
Các món canh trong bữa ăn cũng thường được chế biến từ những nguyên liệu sẵn có như: canh cổ, cánh vịt nấu với khoai sọ; canh cá nấu với măng muối chua.
9.jpg
Hoa kè nhồi thịt là món ăn đặc trưng của người Tày. Hoa kè có hình như một chiếc chuông nhỏ, người Tày gọi là boóc kè, cây thân gỗ, tán rộng, lá to. Sau khi được bỏ nhụy, rửa sạch, quá trình nhồi thịt diễn ra rất nhanh và đơn giản. Khi nhồi xong, hoa được đồ chín bằng chõ khoảng 15 phút. Món ăn này có vị thơm của thịt và có vị đắng nhẹ của hoa kè.
8.jpg
Để chế biến món lòng cá nấu canh đắng, người Tày làm sạch lòng cá, chuẩn bị nguyên liệu cà đắng và gia vị (gừng, ớt, sả..). Nước đun sôi già hẳn mới thả lòng cá vào, vì nếu lòng cá đun nước lạnh sẽ tanh. Đun sôi cho chín lòng cá rồi mới thả cà đắng, đun thêm tầm 2 phút nữa thì nêm ít mắc khén cho thơm. Cũng có gia đình nêm chút thì là hoặc rau răm, ớt tươi, gừng vào canh lòng cá. Món canh lòng cá nấu cà đắng thưởng thức khi còn nóng, thường được dùng là món khai vị trong bữa ăn của người Tày. Các loại rau thơm và gia vị này không những tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn mà còn đều là vị thuốc nam sẵn có trong vườn nhà, có tác dụng chữa bệnh, giải rượu. Cà đắng có tác dụng rất tốt cho dạ dày và đường tiêu hóa. Món lòng cá đắng khi ăn sẽ cảm nhận được vị đắng ngọt nơi đầu lưỡi, là một trong những khẩu vị “ăn đắng” của đồng bào dân tộc Tày không kém phần hấp dẫn.
10.jpg
Mâm cơm của đồng bào rất Tày hấp dẫn, độc đáo và nhiều màu sắc, thể hiện nét văn hóa truyền thống gồm các món ăn như: xôi ngũ sắc, cá nướng hai lửa, vịt hấp, vịt xào, củ niễng đồ, canh lòng cá cà đắng... Đặc biệt, mỗi mùa, mâm cơm của người Tày sẽ có thêm những món ăn độc đáo riêng. Vì thế, để thưởng thức trọn vẹn các món ẩm thực hấp dẫn khác của đồng bào Tày, cũng sẽ phải nhiều lần đến đây.
11.jpg
Bên cạnh các món ăn truyền thống, đồng bào Tày ngày nay đã biết chế biến các loại nước uống từ nguyên liệu có sẵn trong vườn nhà như nước quất, sả, gừng pha mật ong.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mùa bóng trong ký ức

Mùa bóng trong ký ức

Năm ấy cả xóm có một cái ti vi của nhà ông Lẫm. Nhà giàu có nhìn từ xa đã biết bởi cây tre đực dựng đứng như cây nêu, chỉ khác là thay vì cành tre là cái vành xe đạp bị cưa đứt một đoạn.

60 năm vang mãi bài ca "Quảng Bình quê ta ơi"

60 năm vang mãi bài ca "Quảng Bình quê ta ơi"

“Nếu ai hỏi vì sao, quê hương chúng ta nhiều ngói mới, rằng có đắng cay nên chờ mới có ngọt bùi...”, 60 năm trôi qua, giai điệu thân thương, trìu mến của tác phẩm “Quảng Bình quê ta ơi” đã trở thành một trong những ca khúc đi cùng năm tháng. Cho đến nay, bài hát ấy vẫn được cất lên rộn ràng trong niềm vui mới không chỉ ở mảnh đất "bao mến thương" Quảng Bình mà trên cả nước và nhiều nơi thế giới.

Ác giả ác báo

Truyện ngắn: Ác giả ác báo

Ký được hợp đồng bán 2 đồi quế xong, Tráng Khờ Xá và Lý Mờ Giờ ra về. Trên đường về đầu bay, lòng bay, họ rẽ vào quán bên đường mua cả một cái thủ lợn luộc mang về, mồm bảo mồm đêm nay lán thảo quả nhà Giờ nằm cạnh đường phải chứng kiến trận say đã đời của hai kẻ rượu chảy qua mồm từ lúc chưa đến tuổi gánh vác công việc ở đời.

Vàng A Giang - Giọng thơ độc đáo nơi núi rừng Si Ma Cai

Vàng A Giang - Giọng thơ độc đáo nơi núi rừng Si Ma Cai

Sinh năm 1993, tại huyện Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai), nhà thơ Vàng A Giang đang nổi lên là cây bút sung sức với giọng thơ mới lạ, độc đáo mang bản sắc của người dân tộc Mông. Đặc biệt, với bài thơ “Nhớ”, anh đã đoạt giải Nhì Cuộc thi thơ và truyện ngắn “Những làn gió Tây Bắc” năm 2019. Nhìn vào những bước đi của nhà thơ đồng hương, nhà thơ dân tộc Pa Dí Pờ Sảo Mìn khẳng định: “Ở Vàng A Giang có một điều gì đó rất nhạy cảm với thơ ca”.

Chim núi bay về bản…

Truyện ngắn: Chim núi bay về bản…

Bình minh, những chú chim bay từ núi về bậu đầy trước hiên nhà. Chúng cất lên tiếng hót lanh lảnh, trong veo nghe như tiếng suối, tiếng gió đang chảy tràn trong lồng ngực cô giáo và dân bản. Một ngày mới đã bắt đầu, những giọt nắng đầu tiên rẽ mây, rẽ lá chiếu xuống mảnh sân chênh vênh.

Nơi hòa nhịp những trái tim yêu thơ

Nơi hòa nhịp những trái tim yêu thơ

Đối với các thành viên Câu lạc bộ Thơ ca người cao tuổi phường Cốc Lếu (thành phố Lào Cai), việc được tham gia sinh hoạt cùng những người chung sở thích và giao lưu, chia sẻ, hòa nhịp những trái tim yêu thơ giúp tâm hồn họ như trẻ lại, thêm niềm vui trong cuộc sống.

Bến đợi

Truyện ngắn: Bến đợi

Ngày nào vào lúc nhập nhoạng tối, Bến cũng mong có tiếng gọi “Đò ơi!” tha thiết bên kia sông. Bến cũng không đếm được cô đã chở bao nhiêu người, bao nhiêu số phận vui, buồn qua sông, nhưng với tiếng “Đò ơi” chiều đó là kỷ niệm xao lòng...

Khai mạc Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024

Khai mạc Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024

Tối 11/6, Liên hoan Kịch nói toàn quốc-2024 đã chính thức khai mạc tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Liên hoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc tổ chức.

Nỗi nhớ

Nỗi nhớ

"Nỗi nhớ" là nhan đề bài thơ của tác giả Trần Điện, viết về cao nguyên Bắc Hà thơ mộng, được đăng tải trên Báo Lào Cai cuối tuần số 988, ra ngày 1/6/2024. Báo Lào Cai điện tử giới thiệu đến độc giả trọn vẹn bài thơ này!

fb yt zl tw