Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp huyện Si Ma Cai

Góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp huyện Si Ma Cai

Chúng tôi phải chờ đến gần 12 giờ trưa, chị Bùi Thị Chung, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Si Ma Cai mới họp xong. Vẫn diện bộ áo váy vừa dự cuộc họp huyện, chị tất tả: Mời các anh đi tham quan vườn ươm tam thất của trung tâm nhé!

Vườn ươm mà chị Chung nhắc đến đặt tại khu vực trụ sở UBND xã Mản Thẩn trước đây, cách thị trấn Si Ma Cai khoảng 6 - 7 km. Trong nhà lưới rộng chừng 600 m2, gần chục viên chức của trung tâm vẫn miệt mài mặc dù trời đã đứng bóng, người thì sửa sang lại vách lưới phòng chuột chui vào, người thì chọc lỗ tra hạt giống. Chị Chung bảo: Vào tháng 10 và tháng 11 năm nay, cây giống sẽ được đưa từ vườn ươm ra trồng. Chỗ cây giống đang gieo ươm này sẽ được trồng tại thôn Chính Chư Phìn, xã Nàn Sín, với khoảng 1 ha.

Việc triển khai gieo ươm và trồng cây tam thất chỉ là một trong những việc làm thể hiện sự chủ động, linh hoạt, nhạy bén nắm cơ hội của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Si Ma Cai. Từ thực tế của huyện vùng cao, biên giới với 11 thành phần dân tộc, trong đó người Mông chiếm 82,5%, người dân sống chủ yếu dựa sản xuất nông - lâm nghiệp, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã triển khai nhiều biện pháp giúp bà con thay đổi nhận thức, phương thức sản xuất, đem lại hiệu quả ngày càng cao.

Hằng năm, trung tâm đều phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức từ 10 đến 15 lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, thu hoạch, bảo quản, chế biến nông - lâm - thủy sản, thu hút gần 1.000 lượt người tham gia. Đặc biệt, trung tâm chuyển từ tập huấn chuyên môn theo kinh nghiệm sang tập huấn để được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề cho học viên, qua đó từng bước chuyên nghiệp hóa công tác này của giảng viên, chuẩn hóa tài liệu, giáo trình giảng dạy, vừa đáp ứng nhu cầu thực tế về nâng cao chất lượng đào tạo. Nội dung tập huấn ngày càng phong phú, bằng nhiều hình thức như cầm tay chỉ việc, mô phỏng bằng hình ảnh trình chiếu, hướng dẫn thực hành trực tiếp trên cây trồng, vật nuôi...

Cùng với việc thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Si Ma Cai tăng cường vận động người dân tích cực lao động, sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt, thay thế những cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả bằng cây, con có giá trị kinh tế cao, chú trọng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực, tích cực ứng ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Việc trung tâm mở các điểm tư vấn cung ứng dịch vụ vật tư nông nghiệp tại trung tâm huyện và điểm chợ cụm, kết hợp tuyên truyền, vận động đã và đang phát huy hiệu quả. Người dân đã chuyển đổi hầu hết giống lúa, ngô địa phương sang gieo trồng các giống lúa, ngô lai đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Đối với cây ăn quả ôn đới, năm 2020 toàn huyện có khoảng 930 ha thì hầu hết phát triển tự nhiên, không đốn tỉa tạo tán, đến nay tăng lên 1.764 ha, trong đó hơn 50% diện tích được trung tâm hướng dẫn bà con cải tạo, cắt tỉa tạo tán, vin cành, vun gốc bón phân cho cây, đặc biệt là lê và mận.

Hằng năm, Ban Giám đốc Trung tâm đều chỉ đạo và phân công viên chức của trung tâm tham gia hàng trăm cuộc họp thôn để kết hợp tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân về cơ chế, chính sách trong sản xuất nông nghiệp. Khi trên địa bàn xảy ra dịch bệnh, đặc biệt là trên đàn vật nuôi như dịch cúm gia cầm, bệnh viêm da nổi cục trên gia súc, bệnh dịch tả lợn châu Phi... trung tâm phối hợp với cơ quan liên quan kịp thời triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Trung tâm cũng liên kết với nhiều doanh nghiệp thực hiện mỗi năm từ 3 đến 5 mô hình trình diễn lúa, ngô giống mới, có tổng kết, đánh giá hiệu quả, từ đó có kế hoạch tham mưu nhân rộng mô hình hay không. Đối với việc triển khai thực hiện các dự án cây dược liệu, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho người dân nhưng hằng năm, trung tâm vẫn nỗ lực vận động người dân trồng từ 10 đến 30 ha, giúp bà con phát triển kinh tế. Các mô hình khác cũng được trung tâm đưa vào sản xuất, bước đầu đem lại hiệu quả và đang từng bước mở rộng quy mô sản xuất, như trồng quýt Mường Khương, trồng ngô ngọt, trồng dưa lê, trồng chè hoa vàng, trồng hoa cúc chi, mô hình liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cây củ kiệu. Hoặc mô hình trồng cây giang đã được người dân đăng ký trồng với tổng diện tích lên đến 97,5 ha. Đặc biệt, trung tâm đã thực hiện thành công 2 mô hình sản xuất áp dụng công nghệ cao trong nhà lưới gồm mô hình trồng cây cà chua đen tại xã Nàn Sán tưới nước bằng hình thức nhỏ giọt và mô hình trồng cây bắp cải trái vụ tưới nước theo hình thức phun sương tại nhà lưới ở xã Quan Hồ Thẩn, giúp người dân tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất...

Để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cho người dân, trung tâm thường xuyên tham gia trưng bày giới thiệu nông sản đặc hữu của huyện tại các lễ hội, hội chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, bình quân 3 - 5 cuộc/năm. Trung tâm cũng giúp các hợp tác xã của huyện bán các sản phẩm OCOP như mận, lê, trứng vịt, lạc đỏ, thịt lợn sấy, thịt trâu sấy... Hằng năm, trung tâm đều cử khuyến nông viên xã tham gia các lớp tập huấn do tỉnh, huyện tổ chức để nâng cao trình độ, tiếp thu kiến thức mới truyền tải tới người dân. Nhờ đó, những năm gần đây, người dân Si Ma Cai đã thực hiện hiệu quả việc cơ giới hóa trong lao động, sản xuất mà dễ nhận thấy nhất là thay thế phát cỏ bằng dao, cày, bừa bằng trâu sang phát cỏ, cày, bừa bằng máy. Nông dân Si Ma Cai giờ đã thuần thục kỹ thuật sử dụng ni-lông che cho cây dược liệu, biết trồng rau trái vụ, biết trồng cây ăn quả ôn đới kết hợp vin cành, tạo tán và trồng hoa cánh bướm, hoa cải… tạo cảnh quan thu hút khách du lịch…

Chỉ với 20 viên chức, thực hiện chức năng, nhiệm vụ đặc thù ở địa bàn vùng cao, biên giới, đa dân tộc, trình độ dân trí không đồng đều… mỗi viên chức của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Si Ma Cai phải luôn nỗ lực, chủ động, tích cực nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu thực tế.

Từ sự đoàn kết, chung tay sáng tạo, vào cuộc quyết liệt của đội ngũ viên chức Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Si Ma Cai; sự tham mưu kịp thời, hiệu quả của Ban Giám đốc Trung tâm với Huyện ủy, UBND huyện đã và đang mở ra nhiều hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp bền vững cho người dân, góp phần thay đổi cơ bản diện mạo bức tranh sản xuất nông nghiệp của Si Ma Cai.

5.png

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm gần đây, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Bát Xát có thêm nguồn lực đầu tư, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị canh tác, tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân.

Bảo Thắng ra quân thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới và Nghị quyết 10-NQ/TU

Bảo Thắng ra quân thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới và Nghị quyết 10-NQ/TU

Sáng 10/3, tại xã Trì Quang (xã phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2025), UBND huyện Bảo Thắng đã tổ chức Lễ ra quân phát động phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” và phong trào thi đua “Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, năm 2025.

fb yt zl tw