Gặp mặt, biểu dương 200 đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024

Sáng 17/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị gặp mặt, biểu dương đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024. Đồng chí Lý Thị Vinh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy.

baolaocai-br_1.jpg
Quang cảnh hội nghị.
baolaocai-br_3.jpg
Các đại biểu người có uy tín dự hội nghị.

Dự hội nghị còn có đại diện HĐND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; Thường trực các Huyện ủy: Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn và Thị ủy Sa Pa; 200 đại biểu người có uy tín nhóm dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy tiêu biểu của các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn và thị xã Sa Pa.

baolaocai-br_4.jpg
Đồng chí Lý Thị Vinh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Lý Thị Vinh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy khẳng định: Trong những năm qua, đội ngũ người có uy tín trên địa bàn tỉnh là hạt nhân nòng cốt trong công tác tuyên truyền, đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến Nhân dân; thực sự trở thành “cánh tay nối dài” giúp cấp ủy đảng, chính quyền trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các chương trình mục tiêu quốc gia, góp phần quan trọng vào sự phát triển của tỉnh.

Tại hội nghị, Ban Dân vận Tỉnh ủy biểu dương 200 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào Mông, Dao, Tày, Giáy tại các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn và thị xã Sa Pa. Đây là những đại biểu tiêu biểu nhất, những “bông hoa” tươi thắm nhất trong “rừng hoa” nghìn việc tốt của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, kết nối tinh thần đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc.

Các đại biểu đã xem phóng sự về những đóng góp trên các lĩnh vực của đội ngũ người có uy tín tiêu biểu tại các địa phương; nghe đại diện Ban Dân tộc tỉnh cung cấp thông tin về các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

baolaocai-br_6.jpg
baolaocai-br_8.jpg
Các đại biểu người có uy tín phát biểu tham luận, thảo luận tại hội nghị.

Các đại biểu người có uy tín đã trình bày nhiều tham luận chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp vận động quần chúng và kỹ năng giải quyết các vấn đề phát sinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: kinh nghiệm tuyên truyền, vận động Nhân dân hiến đất làm đường, xây dựng nông thôn mới trong đồng bào Dao tại xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng; cải tạo tập tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang trong đồng bào Giáy tại xã Tả Van (thị xã Sa Pa), phòng chống tảo hôn trong đồng bào Mông tại xã Vĩnh Yên (huyện Bảo Yên); phát huy vai trò dòng họ tự quản dân tộc Tày tại xã Võ Lao, huyện Văn Bàn…

Từ thực tiễn tại địa phương, một số đại biểu đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc, bảo tồn ruộng bậc thang Sa Pa; ưu tiên lựa chọn đội ngũ cán bộ là người địa phương; xây dựng nhà văn hóa, đường giao thông nông thôn; tháo gỡ khó khăn trong công tác bảo vệ rừng tại khu vực giáp ranh huyện Bảo Thắng và Mường Khương…

baolaocai-br_img-5364.jpg
Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang phát biểu ghi nhận, biểu dương đóng góp của đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã ghi nhận, biểu dương những đóng góp quan trọng của đội ngũ người có uy tín trên địa bàn tỉnh, đồng thời thông tin những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, kết quả thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Người có uy tín là “điểm tựa của mọi điểm tựa” trong cộng đồng các dân tộc, là cầu nối gắn kết giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân, gắn kết khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian tới, các cấp, các ngành, các địa phương cần quan tâm hơn nữa việc chăm lo cho người có uy tín, khơi dậy khát vọng cống hiến của người có uy tín tại các địa phương; thực hiện tốt hơn nữa chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; tăng cường cung cấp thông tin, chủ trương, chính sách mới của tỉnh tới đội ngũ người có uy tín. Ban Dân vận tiếp thu, tổng hợp đầy đủ những ý kiến của các đại biểu người có uy tín và có tham mưu, đề xuất với tỉnh tháo gỡ những khó khăn, phát huy vai trò của người có uy tín tại các địa phương.

baolaocai-br_10.jpg
12.jpg
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tặng quà chúc mừng đại biểu người có uy tín tham gia hội nghị.

Đối với các đại biểu người có uy tín cần tiếp tục gương mẫu, đi đầu trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nếp sống văn minh trong việc vưới, việc tang, trong sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần xây dựng tỉnh Lào Cai phát triển toàn diện.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw