Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Du lịch đừng “ngủ” khi du khách còn thức

Du lịch đừng “ngủ” khi du khách còn thức

Không ít du khách chia sẻ với tôi rằng, thật khó để trải nghiệm suốt đêm khi đến một số địa bàn du lịch ở Lào Cai, bởi không có nhiều sản phẩm du lịch đêm đặc sắc, đành phải chọn cách đi ngủ sớm.

Mang chia sẻ này đến với Giám đốc Sở Du lịch Lào Cai Hà Văn Thắng, câu trả mà tôi nhận được của “tư lệnh” ngành du lịch tỉnh: Đó là một thực tế.

Theo ông Thắng, trong chiến lược phát triển du lịch, tỉnh Lào Cai xác định phải xây dựng sản phẩm du lịch tại các địa bàn trọng điểm, hướng đến xây dựng các sản phẩm du lịch đêm phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Trên cơ sở đó, các ngành, địa phương đã nghiên cứu, đề xuất xây dựng một số sản phẩm du lịch đêm. Ví dụ như thị xã Sa Pa, các huyện Bắc Hà, Mường Khương, xã Nghĩa Đô (Bảo Yên) tổ chức chợ đêm; thành phố Lào Cai đưa vào hoạt động phố đi bộ đêm; du lịch tâm linh đêm ở đền Bảo Hà (huyện Bảo Yên).

“Thực tế, Lào Cai sớm tiếp cận và tạo ra nhiều sản phẩm du lịch, trong đó có sản phẩm du lịch đêm để đáp ứng nhu cầu của du khách”, ông Thắng khẳng định.

z5879193984219_db16ccee1752dcfdf89b06fa58a528f6.jpg

Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát ý kiến, đánh giá của du khách, Sở Du lịch nhận thấy sản phẩm du lịch nói chung, sản phẩm du lịch đêm nói riêng của Lào Cai chưa nhiều, chưa đặc sắc, còn manh mún, giống nhau, chưa thành thương hiệu, dẫn đến thiếu sức hút đối với du khách. Trong khi đó, một số sản phẩm có sự khác biệt như trải nghiệm tắm thuốc người Dao chưa được quảng bá hiệu quả. Một số sản phẩm ban đầu được đánh giá cao, có bản sắc như chợ đêm Bắc Hà, Sa Pa thì chưa được tổ chức bài bản cũng như chưa được đầu tư trở thành thương hiệu. Hoặc chợ đêm Mường Khương tổ chức được một thời gian phải dừng hoạt động do thiếu sự đặc sắc, hấp dẫn.

Thời gian tổ chức các hoạt động tại chợ đêm không kéo dài do bị chi phối bởi quy định, các điều kiện đảm bảo an ninh, trật tự, thiếu hoạt động đặc sắc, mới lạ… khiến du khách không có cơ hội trải nghiệm “xuyên đêm”. Điều này đã được ông Đỗ Văn Lưu, Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên) chia sẻ: Lúc đầu, chợ đêm Nghĩa Đô thu hút rất đông khách, không chỉ khách trong huyện mà có cả khách trong và ngoài tỉnh, bởi cả khu vực cụm xã Tân Tiến, Xuân Hòa, Vĩnh Yên thì duy nhất Nghĩa Đô tổ chức được sản phẩm du lịch này với nhiều hoạt động được đánh giá hấp dẫn và đậm bản sắc. Tuy nhiên, chợ đêm Nghĩa Đô cũng chỉ diễn ra khoảng 2 tiếng đồng hồ, từ 20 giờ đến 22 giờ, bởi không còn hoạt động nào để tổ chức. Không ít du khách cảm thấy tiếc nuối, hụt hẫng bởi họ muốn được trải nghiệm nhiều hơn, lâu hơn, nhưng thực sự địa phương chưa tìm được hoạt động nào để kéo dài thêm thời gian.

z5879193984220_7b7a625ca2ad444ff9e7392857ddfed1.jpg

Giám đốc Sở Du lịch Hà Văn Thắng cho biết: Với tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa, hạ tầng được đầu tư, các điều kiện ngày càng được đảm bảo thì không có lý do gì mà chúng ta không quan tâm xây dựng những sản phẩm du lịch đêm hấp dẫn, đặc sắc và có thương hiệu. Quan điểm của ngành du lịch là việc xây dựng sản phẩm du lịch đêm tại các địa phương trọng điểm là rất cần thiết. Mặc dù triển khai chậm so với mong muốn và so với nhu cầu của du khách nhưng vẫn phải làm, với tiêu chí phù hợp, tạo cảm xúc khi trải nghiệm, tạo sự yên tâm cho du khách, đồng thuận của người dân.

z5879436167304-f44df8f76cb9075d602493df346cf66f-5483.jpg

Theo gợi ý của Giám đốc Sở Du lịch, các địa phương có thể phối hợp với ngành du lịch nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm du lịch đêm thực sự bài bản, đặc sắc, khác biệt và thời gian kéo dài hơn, như thành phố Lào Cai xây dựng thêm sản phẩm du lịch quốc tế gắn kết với Hà Khẩu - Trung Quốc (du thuyền dọc sông Hồng vào ban đêm), mua sắm đêm tại chợ du lịch Phố Mới; huyện Bắc Hà xây dựng sản phẩm trải nghiệm dinh thự cổ Hoàng A Tưởng gắn với trình diễn ánh sáng, biểu diễn nghệ thuật thực cảnh; thị xã Sa Pa tổ chức biểu diễn sân khấu thực cảnh, đi chợ dược liệu, trải nghiệm tắm thuốc người Dao đỏ.

“Không phải ở đâu cũng làm sản phẩm du lịch đêm, mà nên có sự lựa chọn cụ thể, dù ít nhưng chất, bằng những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của du khách”, ông Thắng khuyến cáo.

Hiện Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có đề án xây dựng các sản phẩm du lịch đêm. Do vậy, tỉnh Lào Cai cũng mạnh dạn cho thí điểm xây dựng các sản phẩm du lịch đêm, nhưng phải có sự nghiên cứu và phương án khả thi. Sản phẩm du lịch đêm là sản phẩm đặc thù, ngân sách nhà nước không thể bỏ ra mà chỉ hỗ trợ về cơ chế, chính sách. Ngành du lịch và các sở, ngành liên quan, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ, nghiên cứu, đề xuất, tham mưu cho tỉnh các sản phẩm “khác biệt, đặc sắc” để thí điểm triển khai, cũng như “kéo” được nhà đầu tư vào các sản phẩm này. Nếu không thì du lịch vẫn “ngủ” khi du khách còn thức.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xu hướng mới của giới trẻ mang lại thách thức cho ngành du lịch Việt Nam

Xu hướng mới của giới trẻ mang lại thách thức cho ngành du lịch Việt Nam

Giới trẻ Việt Nam đang theo đuổi xu hướng du lịch đa dạng, từ khám phá văn hóa trong nước đến trải nghiệm quốc tế với tiện nghi hiện đại và chi phí hợp lý. Mặc dù du lịch nước ngoài ngày càng thu hút giới trẻ, tuy nhiên ngành du lịch Việt Nam vẫn có cơ hội lớn để cạnh tranh nếu cải thiện hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ và học hỏi từ các mô hình phát triển bền vững của quốc tế nhằm thu hút và giữ chân du khách trẻ.

Trao đổi kinh nghiệm Việt Nam - Nhật Bản về cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản văn hóa

Trao đổi kinh nghiệm Việt Nam - Nhật Bản về cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản văn hóa

Tiếp nối thành công của Hội thảo quốc tế về phát triển du lịch Việt Nam - Nhật Bản lần thứ nhất diễn ra tại Hà Nội vào tháng 11/2023, ngày 2/10, Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch Việt Nam (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) và Viện Nghiên cứu Giao thông và Du lịch Nhật Bản tổ chức hội thảo du lịch Việt Nam- Nhật Bản lần thứ hai tại Tokyo, Nhật Bản với chủ đề: "Cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo tồn tại các điểm di sản văn hóa - Việt Nam và Nhật Bản hướng tới phát triển du lịch bền vững".

Cấp 'hộ chiếu' tham quan rừng

Cấp 'hộ chiếu' tham quan rừng

Chủ trương phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng của ngành lâm nghiệp đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội. Vào rừng để tham quan, khám phá, trải nghiệm du lịch sẽ thúc đẩy kinh tế rừng phát triển, qua đó, góp phần giáo dục, bảo vệ môi trường tự nhiên bền vững…

Malaysia xúc tiến quảng bá du lịch giáo dục tại thị trường Việt Nam

Malaysia xúc tiến quảng bá du lịch giáo dục tại thị trường Việt Nam

Tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Du lịch Malaysia (Tourism Malaysia) phối hợp Đại sứ quán Malaysia tại Việt Nam và Cục Hội nghị và Triển lãm Malaysia (MyCEB) vừa tổ chức các hoạt động phong phú nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác, hiểu biết lẫn nhau giữa người dân hai nước, đồng thời xúc tiến quảng bá tiềm năng loại hình du lịch giáo dục, du lịch MICE của Malaysia.

Sa Pa hướng tới trở thành khu du lịch mang tầm quốc tế

Sa Pa hướng tới trở thành khu du lịch mang tầm quốc tế

Khu du lịch quốc gia Sa Pa (tỉnh Lào Cai) được định hướng phát triển trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng quốc gia tầm cỡ quốc tế, với hạ tầng, dịch vụ đồng bộ, hiện đại. Hệ thống sản phẩm du lịch tại địa phương từng bước được xây dựng đa dạng, đặc sắc, phong phú, chất lượng cao.

Lào Cai kết thúc tốt đẹp chuyến khảo sát, xúc tiến, quảng bá du lịch tại Vân Nam

Lào Cai kết thúc tốt đẹp chuyến khảo sát, xúc tiến, quảng bá du lịch tại Vân Nam

Chiều 28/9, tại thành phố Mông Tự, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Đoàn công tác do Sở Du lịch tỉnh Lào Cai chủ trì đã tham dự chương trình quảng bá, xúc tiến, kết nối du lịch các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), mang chủ đề “ Việt - Trung, 2 quốc gia 6 điểm đến”.

fbytzltw