Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Dòng vốn chính sách giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên trong đời sống

Dòng vốn chính sách giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên trong đời sống

Đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã được “phủ sóng” đến 100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó hàng vạn hộ dân tộc thiểu số có điều kiện để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và thoát nghèo bền vững.

Thôn Noong Dờn, xã Khánh Yên Thượng (Văn Bàn) có 188 hộ, chủ yếu dân tộc Tày sinh sống, kinh tế chủ yếu của người dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên do thiếu vốn nên trước đây người dân chủ yếu sản xuất manh mún, tự cấp tự túc. Từ khi Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai đầy đủ các chương trình tín dụng vốn vay ưu đãi tại địa phương, đời sống của người dân đã cải thiện đáng kể.

cs 2.JPG
Gia đình bà Lương Thị Luyến thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách.

Gia đình bà Lương Thị Luyến, từ một hộ khó khăn, nhờ được vay vốn và chăm chỉ lao động nên đã thoát nghèo, cuộc sống khấm khá hơn trước. Bà Luyến chia sẻ: Từ vốn vay 100 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội cùng với vốn tích lũy, tôi đầu tư trồng rừng, chăn nuôi bò sinh sản để phát triển kinh tế. Hiện gia đình có 4 ha rừng mỡ, keo và 16 con bò. Nguồn thu từ rừng và chăn nuôi giúp gia đình có điều kiện sắm sửa các vật dụng sinh hoạt hiện đại, nuôi con ăn học.

Hộ ông Sầm Văn Gióng, thôn Noong Khuấn, xã Khánh Yên Trung cũng thoát nghèo và có cuộc sống ổn định nhờ nguồn vốn chính sách. Ông Gióng chia sẻ: Trước đây, do không có vốn để phát triển sản xuất nên cuộc sống gia đình rất khó khăn. Từ khi được Hội Nông dân xã bảo lãnh vay 70 triệu đồng với lãi suất ưu đãi, gia đình đầu tư mua con giống lợn và máy xay xát về để phát triển kinh tế. Nhờ đó gia đình có thu nhập ổn định và ngày càng mở rộng quy mô chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ.

cs 3.JPG
Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Bàn trao đổi với hộ dân về tín dụng chính sách.

Hiện trên địa bàn huyện Văn Bàn có hơn 10.845 hộ đang được vay vốn với tổng dư nợ trên 506 tỷ đồng, trong đó số hộ đồng bào dân tộc thiểu số được vay vốn là 10.260 hộ, tổng dư nợ trên 480 tỷ đồng (chiếm gần 95% dư nợ). Ông Nguyễn Minh Tâm, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Bàn cho biết: Một trong những cản trở lớn nhất của đồng bào dân tộc thiểu số khi phát triển kinh tế là thiếu vốn sản xuất. Nắm bắt được thực trạng trên đơn vị đã tạo thuận lợi nhất để người nghèo trên địa bàn được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi.

Tại huyện Si Ma Cai, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 95% dân số, những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Si Ma Cai đã khẳng định vị trí, vai trò, góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo ở địa phương. Dòng tiền từ nguồn vốn ưu đãi lan tỏa, tạo điều kiện cho nhiều hộ dân vươn lên trong đời sống.

Điển hình như chị chị Lèng Thị Liên, tổ dân phố Dìn Phàng, thị trấn Si Ma Cai. Gia đình chị đã vay 70 triệu đồng nguồn vốn chính sách, từ số tiền này chị mạnh dạn đầu tư nuôi trâu sinh sản. Mỗi năm đều đặn, gia đình chị xuất bán 3 con trâu và trả hết nợ. Không những vậy, thời gian qua, chị tiếp tục vay vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. Đến nay, gia đình chị đã có nguồn thu ổn định, xây dựng được căn nhà 2 tầng khang trang.

cs 5.jpg
Tuyên truyền chính sách vay vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Si Ma Cai.

Hiện nay, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Si Ma Cai đã triển khai cho 4.791 hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn vay với tổng nguồn vốn trên 308 tỷ đồng (chiếm gần 97% tổng dư nợ toàn huyện), tập trung triển khai cho vay các chương trình tín dụng chính sách xã hội gắn với việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và chính sách dân tộc của Nhà nước.

Ông Dương Đức Hạnh, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Si Ma Cai cho biết: Tại 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có sự tham gia nhận ủy thác của cả 4 tổ chức chính trị - xã hội và tại 62 thôn, tổ dân phố đều có các tổ tiết kiệm, vay vốn do các hội, đoàn thể quản lý. Qua đó, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện phối hợp, triển khai hiệu quả 15 chương trình tín dụng chính sách xã hội để đáp ứng nhu cầu về vốn phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập và từng bước vươn lên thoát nghèo.

Theo thống kê, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai đã và đang triển khai 22 chương trình tín dụng chính sách theo các Nghị định của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung ưu tiên đối tượng người dân tộc thiểu số.

cs 4.jpg
Hệ thống ngân hàng chính sách trên địa bàn tỉnh triển khai tốt phương châm "Phục vụ tại nhà - Giải ngân tại xã" giúp người dân tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng và tiết kiệm chi phí đi lại.

Từ nguồn vốn vay đã giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số có vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, trồng rừng, xây dựng các công trình nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; hỗ trợ chuyển đổi nghề, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý; bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hoá, dân tộc… Dòng vốn chính sách đã giúp trên hàng vạn hộ hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo, vươn lên trong đời sống. Bên cạnh đó còn làm giảm tình trạng tín dụng “đen” ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo ông Đỗ Ngọc Long, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, để phát huy hiệu quả hơn nữa nguồn vốn tín dụng chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp. Ngoài nguồn lực của trung ương, các địa phương cần chủ động ưu tiên dành một phần ngân sách uỷ thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn hỗ trợ cho vay. Cần phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan truyền thông trong tuyên truyền, vận động người dân hiểu biết về mục đích, ý nghĩa và trách nhiệm của mình trong thực hiện Chương trình nhằm huy động sức mạnh của toàn xã hội cùng tham gia.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đội Quản lý thị trường số 3 kiểm tra tại Bắc Hà

Bắc Hà siết chặt kiểm tra thị trường

Trước thềm Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà và vòng chung kết Giải đua ngựa truyền thống lần thứ 18, Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai) đang tích cực triển khai các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho du khách, góp phần xây dựng hình ảnh Bắc Hà văn minh, thân thiện.

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Sáng 16/5, tại thị xã Sa Pa, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển tài nguyên nước phối hợp với Vườn Quốc gia Hoàng Liên tổ chức Hội thảo chia sẻ và giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng hơn 33.000 ha lúa, trong đó có hơn 9.600 ha lúa vụ xuân. Diện tích này chủ yếu tập trung tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, thành phố Lào Cai... Thời điểm này, những cánh đồng lúa rộng lớn đã bắt đầu ngả vàng chờ nông dân thu hoạch. Nhìn từ trên cao, những "vựa lúa" mang vẻ đẹp kỳ vĩ như kiệt tác do bàn tay chăm chỉ, khéo léo của con người chạm khắc vào thiên nhiên.

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Sáng 15/5, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh những tháng đầu năm 2025; đề xuất nhiệm vụ trong thời gian tới. Đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Lùng Vai được gọi là “thủ phủ chè” của huyện Mường Khương, khi có gần 800 hộ dân trồng chè với gần 1 nghìn ha trải dài khắp 14 thôn bản. Nơi đây như được khoác tấm áo xanh mát mắt, uốn lượn theo những triền đồi. Những ngày này, trên các nương, đồi chè rộn rã tiếng nói, cười của những nông dân đang vào vụ thu hái chè.

Hoàn thành lắp dựng 6 vị trí cột dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua tỉnh Lào Cai

Hoàn thành lắp dựng 6 vị trí cột dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua tỉnh Lào Cai

Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua tỉnh Lào Cai có chiều dài khoảng 49,47 km. Hầu hết các vị trí đi qua đều nằm trên đồi núi cao, địa bàn thi công khó khăn, trong khi thời gian thi công rất gấp. Tuy nhiên, với quyết tâm đưa dự án về đích đúng kế hoạch, Ban Quản lý dự án Điện 1 đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương và nhà thầu mở đường công vụ, dồn lực thi công.

UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác ADB đánh giá Dự án GMS 2 - Tiểu dự án đô thị Sa Pa

UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác ADB đánh giá Dự án GMS 2 - Tiểu dự án đô thị Sa Pa

Sáng 14/5, UBND tỉnh Lào Cai đã làm việc với Đoàn công tác Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) do ông Marc Perez Casas - Chuyên gia Phát triển đô thị làm trưởng đoàn để đánh giá hoàn thành Dự án Phát triển đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) lần thứ 2 - Tiểu dự án đô thị Sa Pa.

fb yt zl tw