Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Đổi mới tư duy sản xuất nông nghiệp

Đổi mới tư duy sản xuất nông nghiệp

Để nâng cao năng suất, chất lượng và tạo chỗ đứng cho sản phẩm nông nghiệp trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân phải đổi mới tư duy, nhận thức trong các khâu từ sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu, quảng bá và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.

5.jpg

Được thành lập năm 2019, Hợp tác xã Thịnh Phong, xã Bản Lầu (Mường Khương) có 14 xã viên, quy mô sản xuất hơn 20 ha dứa. Khi mới thành lập, hợp tác xã xây dựng biện pháp hỗ trợ xã viên từ phân bón, giống, thuê chuyên gia tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, bao tiêu sản phẩm. Nhờ đó, các hộ xã viên yên tâm sản xuất.

Là người gắn bó với cây dứa hơn 10 năm, bà Lục Thị Phương, xã Bản Lầu tâm sự: Trước đây, người trồng dứa nơm nớp lo mỗi vụ dứa chín, bởi đầu ra thiếu ổn định, giá bán bấp bênh do phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Từ khi tham gia hợp tác xã, chúng tôi yên tâm vì giá bán ổn định, toàn bộ sản phẩm được hợp tác xã bao tiêu.

6.jpg

Để tạo sự liên kết giữa các cấp chính quyền, doanh nghiệp và nông dân, việc thành lập hợp tác xã được xem là giải pháp hiệu quả, bởi thông qua hình thức này người dân được đảm bảo lợi ích, có cơ sở pháp lý khi thực hiện liên kết. Đồng thời, vị thế của người dân cũng được khẳng định trong việc trao đổi, mua bán hàng hóa trên thị trường. Hiện trên địa bàn tỉnh duy trì hơn 180 hợp tác xã nông nghiệp, nhiều hợp tác xã đã phát huy vai trò trong sản xuất hàng hóa.

2.jpg

Thực tế hiện nay, những chủ thể tham gia lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đang được “trẻ hóa” cả về độ tuổi và tư duy. Họ không còn tư tưởng thụ động, tâm lý e ngại, mà năng động, nhạy bén, tích cực tiếp thu cái mới, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Sự đổi mới trong tư duy sản xuất nông nghiệp không chỉ dừng lại ở việc thay đổi hình thức tổ chức sản xuất, mà còn chú trọng chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu, mẫu mã, bao bì sản phẩm để chinh phục khách hàng cả nước và xuất khẩu.

3.jpg

Điển hình như cây quế, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 57.000 ha. Trước đây người dân trồng tự phát, từ khi chuyển sang sản xuất theo quy trình hữu cơ, hầu hết các sản phẩm từ quế được xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản... với giá trị gia tăng trên 1 ha canh tác cao hơn 1,5 - 2 lần so với sản phẩm sản xuất theo quy trình thông thường.

Là địa phương có diện tích quế hữu cơ lớn nhất tỉnh với 2.200 ha, huyện Bắc Hà đã đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất hữu cơ.

7.jpg

Từ sự đổi mới trong tư duy và cách làm của những chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây, ngành nông nghiệp tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực, nhiều mô hình kinh tế, tổ hợp tác, hợp tác xã đã thành lập và phát huy hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, để tạo sự đồng bộ trong suy nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở tất cả các địa phương không phải việc dễ dàng và cần nhiều thời gian.

4s.jpg

Ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hài hòa giữa số lượng và chất lượng, tăng giá trị sản phẩm. Ứng dụng tiến bộ khoa học, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn vùng nguyên liệu với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Đồng thời chú trọng nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với thực tế và định hướng phát triển của ngành nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, từng bước hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kiến tạo chuỗi giá trị bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Kiến tạo chuỗi giá trị bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những HTX do chính đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sáng lập và điều hành đã và đang chứng minh được sức mạnh nội tại, không chỉ tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập mà còn góp phần bảo tồn những giá trị bản địa, xây dựng chuỗi giá trị nông sản bền vững tại huyện vùng cao Bảo Yên (Lào Cai).

Đội Quản lý thị trường số 3 kiểm tra tại Bắc Hà

Bắc Hà siết chặt kiểm tra thị trường

Trước thềm Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà và vòng chung kết Giải đua ngựa truyền thống lần thứ 18, Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai) đang tích cực triển khai các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho du khách, góp phần xây dựng hình ảnh Bắc Hà văn minh, thân thiện.

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Sáng 16/5, tại thị xã Sa Pa, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển tài nguyên nước phối hợp với Vườn Quốc gia Hoàng Liên tổ chức Hội thảo chia sẻ và giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng hơn 33.000 ha lúa, trong đó có hơn 9.600 ha lúa vụ xuân. Diện tích này chủ yếu tập trung tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, thành phố Lào Cai... Thời điểm này, những cánh đồng lúa rộng lớn đã bắt đầu ngả vàng chờ nông dân thu hoạch. Nhìn từ trên cao, những "vựa lúa" mang vẻ đẹp kỳ vĩ như kiệt tác do bàn tay chăm chỉ, khéo léo của con người chạm khắc vào thiên nhiên.

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Sáng 15/5, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh những tháng đầu năm 2025; đề xuất nhiệm vụ trong thời gian tới. Đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Lùng Vai được gọi là “thủ phủ chè” của huyện Mường Khương, khi có gần 800 hộ dân trồng chè với gần 1 nghìn ha trải dài khắp 14 thôn bản. Nơi đây như được khoác tấm áo xanh mát mắt, uốn lượn theo những triền đồi. Những ngày này, trên các nương, đồi chè rộn rã tiếng nói, cười của những nông dân đang vào vụ thu hái chè.

fb yt zl tw