Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai tham gia xây dựng Luật Lưu trữ và Luật Thủ đô

Chiều 10/11, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tiếp tục phiên thảo luận ở tổ trước khi kết thúc đợt 1, kỳ họp tạm nghỉ để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và cơ quan hữu quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo nghị quyết.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
z4867735119526_304779abdd32fca93f39744ecfb88010.jpg
Phiên thảo luận ở tổ vào chiều 10/11.

Theo sự phân công của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và đồng chí Trưởng Đoàn, đồng chí Sùng A Lềnh, Phó Trưởng Đoàn đã có tham luận tham gia xây dựng dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) và dự án Luật Thủ đô.

Mở đầu tham luận về dự án Luật Lưu trữ, đại biểu Sùng A Lềnh đề nghị chỉnh lý một số từ ngữ tại Khoản 1 và Khoản 3, Điều 6 về các hành vi bị nghiêm cấm.

123567.jpg
Đại biểu Sùng A Lềnh nêu ý kiến góp ý xây dựng dự thảo các luật.

Đối với Khoản 4, Điều 9 của dự thảo Luật Lưu trữ quy định thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ, đại biểu Sùng A Lềnh đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điểm để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố đã được quy định tại các văn bản Nhà nước hiện hành.

Đối với Luật Thủ đô, đại biểu Sùng A Lềnh cho rằng tại Điều 14 và Điều 20 cần thống nhất cách viết một số từ để đảm bảo tính đồng bộ. Đối với quy định phát triển y tế Thủ đô và chăm sóc sức khỏe Nhân dân quy định tại Điều 27 của dự thảo Luật, đại biểu chỉ rõ Khoản d có đưa ra: “Phân cấp, phân tuyến chuyên môn kỹ thuật các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chăm sóc sức khỏe Nhân dân thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội”.

z4867735048011_177e696e60ddf93e3b45a1805c225bda.jpg
Đại biểu Sùng A Lềnh tham gia góp ý với dự thảo Luật Thủ đô.

Theo đại biểu Sùng A Lềnh, tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 đã bỏ khái niệm “phân tuyến chuyên môn kỹ thuật” nên Ban soạn thảo dự án Luật Thủ đô cần có sự chỉnh lý, sửa đổi để đảm bảo sự phù hợp, nhất quán giữa các quy định của luật pháp.

Đại biểu Sùng A Lềnh cũng đề nghị nội dung Điều 28 quy định chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cần chỉnh lý Khoản b có nội dung: Việc hỗ trợ đất sản xuất cho hộ dân tộc thiểu số nghèo sinh sống ở xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi làm nghề nông, lâm nghiệp không có hoặc thiếu từ 50% đất sản xuất trở lên”.

z4867735204731_2cf7255f25f1d024aaf79a8b06694dc6.jpg
Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đề nghị cần phân định rõ đối tượng điều chỉnh của Luật Thủ đô.

Theo đại biểu Sùng A Lềnh, hiện dự thảo chưa quy định rõ như thế nào là “hộ dân tộc thiểu số nghèo” hoặc cần thay thế bằng bằng cụm từ “hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi” để phân định rõ đối tượng điều chỉnh của Luật.

Từ ngày 11/10, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ tạm nghỉ, đợt 2 của kỳ họp sẽ bắt đầu từ sáng 20/11 với phiên thảo luận Hội trường Diên Hồng về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri và phiên giải trình của thành viên Chính phủ. Kỳ họp sẽ kéo dài đến ngày 29/11.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Quân và dân Lào Cai góp sức làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Lào Cai góp sức làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những ngày này 70 năm trước, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, quân và dân Lào Cai đã hoàn thành xuất sắc 2 nhiệm vụ là tiễu phỉ, bảo vệ hậu phương vững mạnh cho cuộc trường kỳ kháng chiến, giữ vững cầu nối tiếp viện trên tuyến biên giới Việt - Trung và tham gia vận chuyển vũ khí, quân lương cho Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

Bài cuối: Tượng đài chiến thắng của dân tộc kiên cường

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát: Bài cuối: Tượng đài chiến thắng của dân tộc kiên cường

Cứ điểm Điện Biên Phủ lọt thỏm trong cánh đồng Mường Thanh với bốn bề là núi non vây quanh như tường thành, chỉ nhìn vào đó thôi đã thấy bộ máy chiến tranh của thực dân của Pháp dưới sự hậu thuẫn của Mỹ chuyên nghiệp, khôn ngoan đến mức nào. Nhưng sự chủ quan về một pháo đài “bất khả xâm phạm” trong Kế hoạch Nava đã nhận lấy thất bại thảm hại trước tinh thần quật cường, ý chí mãnh liệt của dân tộc Việt Nam trước sự thôi thúc về nhu cầu giải phóng giành độc lập, tự do.

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, vượt qua những thách thức, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, vượt qua những thách thức, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có bài diễn văn quan trọng tại buổi lễ. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Hậu phương Liên khu Việt Bắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

Hậu phương Liên khu Việt Bắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến sự đóng góp to lớn của các hậu phương, như Liên khu 4, Liên khu 5 và đặc biệt là Liên khu Việt Bắc.

Bài 10: Tam Đường - điểm kết nối lịch sử

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 10: Tam Đường - điểm kết nối lịch sử

Ngoài tuyến từ huyện Văn Bàn, vượt qua đèo Khau Co sang đất Than Uyên và tuyến vận tải đường sông, đường sắt về Yên Bái rồi tới Sơn La - Điện Biên, quân và dân Lào Cai hành quân đi theo hướng thị xã Sa Pa tới huyện Tam Đường - Phong Thổ (Lai Châu) – thị xã Mường Lay và tới Điện Biên.

Bài 9: Đi tìm trạm tiếp vận cho chiến dịch Điện Biên Phủ

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 9: Đi tìm trạm tiếp vận cho chiến dịch Điện Biên Phủ

Qua câu chuyện của những nhân chứng là dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong từng tham gia vận chuyển lương thực, đạn dược cho Chiến dịch Điện Biên Phủ theo hướng Sa Pa - Phong Thổ - Lai Châu và những tài liệu thu thập được, chúng tôi cố gắng lần tìm lại tuyến đường huyền thoại cách đây 70 năm để hiểu hơn sự nỗ lực phi thường của các thế hệ trước.

Bài 8: Mường Phăng ngày ấy - bây giờ

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 8: Mường Phăng ngày ấy - bây giờ

Đúng 17h ngày 13/3/1954, quân đội ta nổ phát súng đầu tiên tấn công vào cứ điểm Him Lam và tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, mở đầu cho 56 ngày đêm chiến đấu anh dũng và oanh liệt, làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, để lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ - cát -xtơ - ri vào ngày 7/5/1954.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Trải qua 56 ngày đêm “khoét núi ngủ hầm, cơm dầm mưa vắt, máu trộn bùn non” (từ ngày 13/3 đến 7/5/1954), quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sự chỉ huy tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm của Pháp vốn được coi là “pháo đài bất khả xâm phạm”, làm nên một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Rời khu rừng Đại tướng, qua cầu Tạ Khoa tới bờ hữu sông Đà, chúng tôi tiếp tục theo Quốc lộ 37 (đường 13 xưa kia), vượt chặng đường đèo dốc quanh co từ huyện Bắc Yên đến huyện Mai Sơn. Cung đường này gắn liền với hai di tích lịch sử văn hóa quốc gia là đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi - nơi đây ghi dấu những chiến công oanh liệt, những đau thương, mất mát và thực sự là bản anh hùng ca về tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống thực dân Pháp của bộ đội ta trong những năm 1950 - 1954.

Bài 6: Vượt đèo Lũng Lô thăm rừng Đại tướng

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát: Bài 6: Vượt đèo Lũng Lô thăm rừng Đại tướng

Tiếp bước dấu chân các chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến Lào Cai năm xưa tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng tôi rời thị xã Nghĩa Lộ, bám theo Quốc lộ 32 tới ngã ba Ba Khe thuộc huyện Văn Chấn (Yên Bái) thì rẽ qua Quốc lộ 37 (đường số 13 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ) để tới huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La- miền quê đã chứng kiến nhiều sự kiện, các hoạt động cách mạng hào hùng liên quan đến công cuộc giải phóng Điện Biên.

fb yt zl tw