Điểm sáng phát triển đảng viên ở vùng cao Bát Xát

Trong những năm qua, xã Sàng Ma Sáo (huyện Bát Xát) còn nhiều khó khăn nhưng đi đầu trong công tác phát triển
đảng viên mới, đặc biệt là đảng viên người dân tộc thiểu số.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tỷ lệ kết nạp đảng viên vượt mục tiêu

Ngày 22/8/2022 là sự kiện quan trọng đối với cô gái người Mông Lý Thị Mao, sinh năm 1996, thôn Làng Mới, xã Sàng Ma Sáo khi được Chi bộ thôn Làng Mới tổ chức lễ kết nạp Đảng.

Năm 2019, sau khi tốt nghiệp Khoa Lịch sử, Trường Đại học Thái Nguyên, Lý Thị Mao trở về quê ở xã Sàng Ma Sáo. Sau đó 2 năm em mới nộp hồ sơ xin dạy học hợp đồng tại Trường PTDT bán trú THCS Sàng Ma Sáo. Trong thời gian đó, Lý Thị Mao luôn tích cực tham gia các hoạt động, phong trào tại địa phương, đặc biệt là phong trào xây dựng nông thôn mới, vận động học sinh đến trường.

2.jpg
Các chi bộ xã Sàng Ma Sáo đạt nhiều kết quả trong phát triển đảng viên.

Thấy được sự năng nổ, nhiệt tình và nỗ lực của Lý Thị Mao, ông Sùng A Tráng, Bí thư Chi bộ thôn Làng Mới đã gặp gỡ, động viên cô tích cực phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Ông Sùng A Tráng cho biết: Năm 2022, niềm vui của Chi bộ thôn Làng Mới là đã kết nạp được 2 đảng viên và đều là nữ, có trình độ đại học, gồm Lý Thị Mao và Lý Thúy Vinh. Trước đó, trong 2 năm 2020 và 2021, chi bộ kết nạp được 3 đảng viên. Đến nay, Chi bộ thôn Làng Mới có 17 đảng viên, 100% là người dân tộc thiểu số.

Tại Chi bộ thôn Ky Quan San, công tác phát triển đảng viên cũng được chú trọng. Theo ông Thào A Chỉnh, Bí thư Chi bộ thôn Ky Quan San, trong 3 năm qua, chi bộ kết nạp được 4 đảng viên và đều là người dân tộc thiểu số. Riêng năm 2022, chi bộ kết nạp 2 đảng viên, nâng tổng số đảng viên của chi bộ lên 12. Nhờ có đông đảng viên nên sức mạnh của chi bộ càng được tăng cường, việc triển khai thực hiện các nghị quyết của chi bộ và các nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới, giúp người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững được thực hiện hiệu quả.

4.jpg

Trò chuyện với chúng tôi về công tác phát triển đảng viên trên địa bàn xã, ông Vương Mạnh Phú, Bí thư Đảng ủy xã Sàng Ma Sáo cho biết: Không chỉ ở Chi bộ thôn Làng Mới và Chi bộ thôn Ky Quan San, việc phát triển đảng viên đều được các chi bộ trên địa bàn xã đặt lên hàng đầu. Năm 2022, xã Sàng Ma Sáo kết nạp được 19 đảng viên, vượt 4 đảng viên so với mục tiêu. Điều đáng nói, trong số đó có 14 đảng viên là người dân tộc thiểu số, 14 đảng viên nữ.

Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, năm nào kết quả kết nạp đảng viên của xã cũng đạt và vượt mục tiêu. Hiện nay, Đảng bộ xã Sàng Ma Sáo có 14 chi bộ với 162 đảng viên, trong đó có 142 đảng viên là người dân tộc thiểu số, 103 đảng viên nông thôn.

Ông Vương Mạnh Phú, Bí thư Đảng ủy xã Sàng Ma Sáo.

Tháo gỡ khó khăn trong tạo nguồn đảng viên

Năm 2022, xã Sàng Ma Sáo kết nạp đảng viên vượt 27% so với mục tiêu, dẫn đầu các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bát Xát. Điều đáng quan tâm là hiện nay xã Sàng Ma Sáo là xã khó khăn nhất huyện Bát Xát, 100% đồng bào dân tộc Mông, trong đó có 55% đồng bào có đạo.

Ông Sùng A Tráng, Bí thư Chi bộ thôn Làng Mới cho biết thêm: Khó khăn trong việc phát triển đảng viên của thôn là nhiều thanh niên đi làm xa, không muốn phấn đấu vào Đảng. Việc phát triển đảng trong vùng đồng bào có đạo cũng gặp khó khăn. Giải pháp của chi bộ là giao cho các đảng viên rà soát, giới thiệu những quần chúng tích cực trong các hoạt động, phong trào, trong gia đình có người thân là đảng viên để giới thiệu đi học lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng. Ví dụ, trường hợp đồng chí Lý Thị Mao có bố và chồng là đảng viên nên việc tuyên truyền, vận động thuận lợi.

3.jpg

Còn theo đại diện Chi bộ thôn Ky Quan San, trong 5 đảng viên được kết nạp từ năm 2020 đến nay có 3 đảng viên là lao động nông thôn. Giải pháp của chi bộ là tích cực tuyên truyền, tạo điều kiện cho những quần chúng ưu tú được học tập, rèn luyện trong môi trường tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, được người dân tin tưởng, trở thành chỗ dựa vững chắc của bà con trong thôn. Ngoài ra, khi trở thành đảng viên sẽ ngày càng hoàn thiện bản thân, là tấm gương mẫu mực trong giáo dục thế hệ sau tích cực học tập, có tương lai tươi sáng.

Ông Vương Mạnh Phú, Bí thư Đảng ủy xã Sàng Ma Sáo cho biết: Để tháo gỡ khó khăn trong phát triển đảng viên, đặc biệt là đảng viên người dân tộc thiểu số, trước hết mỗi chi bộ bám sát nghị quyết đại hội để xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên. Mỗi cán bộ, đảng viên phải có trách nhiệm trong việc phát hiện, giới thiệu những quần chúng ưu tú cho chi bộ. Cùng với đó, Đảng ủy xã chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, các trường học… tích cực giới thiệu thành viên ưu tú của tổ chức, đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, trình độ học vấn, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước để bồi dưỡng, kết nạp Đảng.

Mặc dù xã Sàng Ma Sáo đã đạt nhiều kết quả trong công tác phát triển đảng viên nhưng vẫn còn một số chi bộ 2 năm chưa kết nạp được đảng viên như Nhìu Cù San, Khu Chu Phìn. Thời gian tới, Đảng ủy xã chỉ đạo các chi bộ tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo nguồn phát triển đảng viên, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu, kế hoạch.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên

Chiều 17/4, tại trụ sở Tỉnh ủy, dưới sự chủ trì của đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên về kết quả triển khai Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện khóa XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.

Si Ma Cai chú trọng xây dựng đội ngũ báo cáo viên

Si Ma Cai chú trọng xây dựng đội ngũ báo cáo viên

Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là những hạt nhân trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời là cầu nối giữa cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân. Huyện Si Ma Cai luôn quan tâm xây dựng đội ngũ này đủ về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng.

Bác bỏ luận điệu phủ nhận lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Bác bỏ luận điệu phủ nhận lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, các thế lực phản động, thù địch và cơ hội chính trị đưa ra nhiều luận thuyết, quan điểm khác nhau tiến công Chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp. Vì vậy, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ, giữ vững bản chất khoa học, cách mạng lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác - Lênin trong tình hình hiện nay có ý nghĩa cấp thiết.

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Khẳng định "sức mạnh mềm" trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Khẳng định "sức mạnh mềm" trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh là chủ trương lớn, xuyên suốt được Lào Cai đặc biệt quan tâm triển khai thời gian qua. Nhờ linh hoạt phát huy vai trò “sức mạnh mềm” tuyên truyền, vận động từ cơ sở, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn tỉnh trở thành phong trào thi đua được sự đồng thuận của mọi tầng lớp Nhân dân.

fb yt zl tw