Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Đầu tư thay thế cầu treo ở những thôn đặc biệt khó khăn huyện Văn Bàn

Đầu tư thay thế cầu treo ở những thôn đặc biệt khó khăn huyện Văn Bàn

Do địa hình bị chia cắt bởi nhiều khe suối, trên địa bàn huyện Văn Bàn có rất nhiều ngầm, cầu. Trước đây, kinh phí hạn hẹp, để đáp ứng nhu cầu đi lại bức thiết của người dân, nhiều vị trí kết nối qua suối được xây dựng cầu treo.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu đi lại, trao đổi hàng hóa ngày càng tăng, các cầu treo không còn phù hợp, trở thành lực cản với các thôn, bản xa xôi. Trước thực trạng này, huyện Văn Bàn đang rà soát các cầu treo trên địa bàn, đề xuất nguồn lực để thay thế bằng cầu bê tông.

2.jpg

Cầu treo nối Tỉnh lộ 151 với thôn Ta Khuấn, xã Sơn Thủy dài hơn 100 m nhưng có cảm giác ở bờ bên kia là cả một khoảng cách xa xôi về sự phát triển. Thôn có 136 hộ, chủ yếu là đồng bào dân tộc Xá Phó, trong đó còn tới 76 hộ nghèo, cận nghèo.

Một trong những khó khăn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của bà con là giao thông cách trở.

Trưởng thôn Ta Khuấn - Lự Xuân Lá.

Trưởng thôn Lự Xuân Lá cho biết: Một trong những khó khăn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của bà con là giao thông cách trở. Cầu treo được xây dựng từ những năm 2000, nay đã xuống cấp, chỉ đảm bảo cho xe máy và người đi bộ qua lại, vì vậy ảnh hưởng đáng kể đến việc tiêu thụ nông - lâm sản của người dân.

Anh Nông Thanh Huê có nhà ở bên này suối nhưng đất sản xuất, trang trại lại ở bên kia suối nên ngày nào cũng phải qua cầu treo ít nhất 2 lượt. Anh Huê cho biết, vừa rồi có ý định khai thác đồi cây nhưng do cách trở, phải đi vòng gần chục cây số nên người mua chỉ đồng ý trả nửa giá so với thị trường.

3.jpg

Trưởng thôn Lự Xuân Lá cho biết thêm: Nhiều hộ trong thôn dành dụm được chút tiền muốn dựng nhà kiên cố nhưng do phải đi đường vòng, cước vận chuyển cao đội giá vật liệu xây dựng nên chi phí tăng gấp đôi, thành ra chẳng đủ tiền làm nhà.

Tại xã Nậm Chày, cầu treo Pờ Xì Ngài kết nối trung tâm xã với 2 thôn đặc biệt khó khăn là Lán Bò và Pờ Xì Ngài. Cầu dài 40 m qua suối Nậm Chày này như một chướng ngại vật ngăn cách nỗ lực phát triển kinh tế, khiến chặng đường giảm nghèo của người dân nơi đây chưa tìm thấy điểm đích.

Ông Hoàng Văn Tuân, Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Chày cho biết: Những năm qua, được sự đầu tư của tỉnh, huyện, các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn đã được cải tạo, nâng cấp, đổ bê tông. Xã mong tiếp tục được cấp trên bố trí kinh phí để đầu tư cầu bê tông thay thế cầu treo.

4.jpg

Ở xã Chiềng Ken, cầu treo Tằng Pậu được xây dựng cách đây hơn 10 năm theo Đề án xây dựng cầu treo dân sinh của Bộ Giao thông vận tải cũng đã xuống cấp từ nhiều năm qua. Cầu dài 90 m, rộng 2 m. Thời điểm được khánh thành, cầu đã đáp ứng lòng mong mỏi của đồng bào dân tộc Mông thôn Tằng Pậu, bởi trước đó bà con phải qua suối bằng mảng, tiềm ẩn rủi ro vào mùa mưa, lũ.

Tuy nhiên, qua nhiều năm đưa vào khai thác, phải oằn mình trước nhu cầu đi lại ngày càng lớn của người dân Tằng Pậu và các thôn lân cận, cây cầu đã không còn phù hợp. Cùng với cầu treo Tằng Pậu, trên địa bàn xã Chiềng Ken còn 1 cầu treo khác cũng đã đưa vào sử dụng nhiều năm và đang xuống cấp là cầu Thi Phúng.

Ông Vũ Thanh Nguyên, Chủ tịch UBND xã Chiềng Ken cho biết: Cầu Thi Phúng và cầu Tằng Pậu nằm trên các trục đường giao thông nông thôn đang được huyện ưu tiên nguồn lực đầu tư nâng cấp, hình thành các tuyến đường vành đai kết nối Chiềng Ken với Sơn Thủy, Tân Thượng, Khánh Yên Hạ. Hiện các cầu này không còn phù hợp với năng lực lưu thông của các tuyến đường này, bà con nơi đây rất mong sớm có cầu bê tông thay thế.

5.jpg

Theo Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Văn Bàn, ngoài những cầu trên, tại các xã của huyện còn một số cầu treo được xây dựng từ lâu, hiện đã xuống cấp, không đảm bảo nhu cầu đi lại, trao đổi hàng hóa của người dân trong khu vực. Đặc biệt, các cầu treo hiện nay chủ yếu ở các thôn, bản đặc biệt khó khăn, địa hình phức tạp, ảnh hướng rất lớn đến việc kết nối các khu vực và nhu cầu vốn để đầu tư thay thế lớn.

Tại cuộc làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Ban Thường vụ Huyện ủy Văn Bàn mới đây, huyện Văn Bàn đã đề nghị tỉnh bố trí kinh phí đầu tư thay thế 8 cầu treo bằng cầu bê tông cốt thép tại các thôn, xã có điều kiện đặc biệt khó khăn, các công trình cấp bách, gồm: Cầu treo Pờ Xì Ngài (xã Nậm Chày); cầu Thi Phúng, cầu Tằng Pậu (xã Chiềng Ken); cầu Vàng Màu, cầu Khe Vai (xã Nậm Tha); cầu Làn 1 (xã Khánh Yên Trung); cầu Ta Khuấn (xã Sơn Thủy); cầu Khe Buôn (xã Võ Lao). Thường trực Tỉnh ủy cũng đã có văn bản thông báo kết luận, đồng ý chủ trương và giao UBND huyện Văn Bàn phối hợp với các sở, ngành liên quan lồng ghép nguồn lực, sớm triển khai đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số truyền cảm hứng khởi nghiệp

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số truyền cảm hứng khởi nghiệp

Vượt qua định kiến về giới, không cam chịu số phận, chăm chỉ học hỏi và không ngừng vươn lên, không ít nữ thanh niên dân tộc thiểu số của Lào Cai đã khởi nghiệp thành công. Quá trình họ vượt lên chính mình trở thành câu chuyện truyền cảm hứng cho những người trẻ đang loay hoay khởi nghiệp.

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Với mục tiêu phấn đấu ít nhất 80% số hộ thuộc đối tượng thụ hưởng tham gia dự án thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá, giàu, trong năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ thực hiện 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm 65 dự án liên kết (11 dự án cấp tỉnh, 54 dự án cấp huyện), 111 dự án cộng đồng cấp huyện.

Mập mờ nông sản đội lốt hàng Việt

Mập mờ nông sản đội lốt hàng Việt

Thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm nông sản xuất xứ không rõ ràng nhưng lại được quảng bá là sản phẩm Việt Nam. Thực trạng này khiến cho người tiêu dùng hoang mang, bên cạnh đó là uy tín nông sản Việt bị ảnh hưởng.

Liên kết phát triển bền vững du lịch Chiến khu Việt Bắc

Liên kết phát triển bền vững du lịch Chiến khu Việt Bắc

Ngày 27/4, tại hội trường tỉnh Bắc Kạn, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Hội đồng dân tộc của Quốc hội và Viện Kinh tế-văn hóa (Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam) tổ chức hội thảo về “Liên kết phát triển du lịch Bắc Kạn và các tỉnh Chiến khu Việt Bắc”.

Túc trực 24/24 giờ bảo vệ rừng trong dịp nghỉ lễ

Túc trực 24/24 giờ bảo vệ rừng trong dịp nghỉ lễ

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 cũng là cao điểm nắng nóng trên địa bàn tỉnh, lực lượng kiểm lâm cùng các chủ rừng nâng cao tinh thần cảnh giác, đảm bảo quân số trực tại các trạm, chốt bảo vệ rừng và tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng.

fb yt zl tw