Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News

Cuộc kháng chiến chống Pháp qua câu chuyện của người lính già

Cựu chiến binh Trần Văn Tuyên năm nay đã 93 tuổi nhưng những câu chuyện về cuộc đời mình, về dân làng nơi ông sinh sống cuối những năm 1940, đầu những năm 1950, ông vẫn nhớ rõ.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
IMG_4799.jpeg


Nhớ một thời oanh liệt

Cựu chiến binh Trần Văn Tuyên sinh năm 1930, ở thôn Bắc Ngầm, xã Xuân Quang (huyện Bảo Thắng). Năm nay đã 93 tuổi nhưng ông vẫn nhanh nhẹn, tinh tường. Những câu chuyện về cuộc đời mình, về dân làng nơi ông sinh sống cuối những năm 1940, đầu những năm 1950, ông vẫn nhớ rõ.

Ông Tuyên quê ở thôn Cầu Thượng, xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Kiến An (nay là thành phố Hải Phòng). Ngày ấy, quê ông nghèo xơ xác. Những ngôi nhà tranh vách đất dột nát, xiêu vẹo. Dân làng quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà lúc nào cũng trong cảnh nghèo. Nhiều khi mất mùa, hạn hán, dân đói khổ mà vẫn phải lo chạy vạy để đóng các loại tô, thuế. Lại thêm cả nạn mộ binh, thanh niên, trai tráng cứ đến độ mười tám, đôi mươi là thực dân Pháp bắt đi lính.

“Thời Pháp thuộc, cuộc sống người dân lầm than, khổ cực không biết bao nhiêu mà kể. Làng tôi ở miền xuôi, thi thoảng chúng lại đến phá, đến đốt, giết người rất dã man. Nhiều gia đình có người đi theo Việt Minh làm cách mạng, chúng hù dọa, bắt đi tìm gọi người thân về đầu quân cho chúng…”, cựu chiến binh chống Pháp Trần Văn Tuyên hồi tưởng.

2a.jpg

Tháng 1/1949, vừa tròn 19 tuổi, chàng thanh niên Trần Văn Tuyên xung phong đi bộ đội, được đưa đi huấn luyện, sau đó tham gia chiến đấu ở đơn vị C1 -D84 - E238 (Đại đội 1, Tiểu đoàn 84, Trung đoàn 238, Quân khu 3), địa bàn hoạt động ở Kiến An và Bắc Giang. Với sức khỏe loại A, lại nhanh nhẹn, quả cảm, chiến sĩ Trần Văn Tuyên được giao nhiệm vụ làm trinh sát, sau đó chuyển sang làm lính bộ binh trực tiếp chiến đấu.

Đơn vị của ông Tuyên hoạt động trong vùng địch, phải hoàn toàn bí mật. Với kế sách “ngày của địch, đêm của mình”, ban ngày, ông cùng đồng đội trà trộn sang Thái Bình giả làm nghề buôn bán để che mắt địch, ban đêm lại vượt sông về Kiến An đi sâu vào vùng địch vận động người dân theo cách mạng, xây dựng cơ sở trong vùng địch, trừng trị những kẻ bán nước, hại dân.

Sau này, khi thời cơ cách mạng đến, đơn vị của ông Tuyên thực hiện nhiều trận đánh, nhằm tiêu hao sinh lực địch. Có những trận tập kích vào tàu chiến, vào kho vũ khí quân trang của địch hoặc tấn công thẳng vào đồn bốt địch; có trận đơn vị ông đặt bộc phá làm kho vũ khí quân dụng của địch nổ 5 ngày, 5 đêm mới dừng.

a.jpg

Ông Tuyên xúc động nhớ lại: Bộ đội ngày ấy quần nâu, áo vá, quân trang, quân dụng và vũ khí thô sơ, nhưng ý chí quyết chiến, quyết thắng thì ai cũng rực cháy. Những trận chiến ác liệt biết sẽ có nhiều mất mát, hy sinh, nhưng ai cũng sẵn sàng ra trận, sẵn sàng hy sinh…

Giữ gìn truyền thống cách mạng của gia đình

Mỗi khi nhắc đến những ngày tháng được chiến đấu cho tự do của dân tộc, đôi mắt ông Trần Văn Tuyên luôn rạng ngời niềm tự hào.

4a.jpg

Gia đình ông Tuyên có 4 anh em trai đều tham gia hoạt động cách mạng, 1 người tham gia dạy học trong phong trào bình dân học vụ tại quê nhà, còn 3 người trực tiếp cầm súng chiến đấu. Ông Tuyên tham gia cách mạng năm 1949, em út tham gia năm 1950, còn anh cả năm 1951. Với bọn tề ngụy, gia đình ông là một “ổ Việt Minh” cần trừ họa. Chúng thường xuyên đến thuyết phục bố mẹ ông Tuyên gọi con cái trở về hoặc chỉ nơi con mình hoạt động, hứa hẹn cho nhiều của cải. Mãi không dụ dỗ được, chúng dọa sẽ giết chết mọi người trong gia đình nếu con cái không ra hàng… Tuy nhiên, ủng hộ các con theo con đường cách mạng, bố mẹ ông Tuyên quyết không khai, ngược lại còn động viên các con tiếp tục vững tay súng. Đầu năm 1951, ngôi nhà của bố mẹ ông bị tề, ngụy đốt cháy với lý do: Diệt Việt Minh.

Năm 1953, trong một trận chiến ác liệt với giặc, anh trai cả của ông Tuyên đã anh dũng hy sinh. ông Tuyên cũng bị thương nặng ở chân trái khi đánh địch. Ông Tuyên bảo, lúc đó vào đầu tháng 9/1952, đơn vị ông được lệnh chủ động tấn công đồn địch thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang. Trong lúc hai bên đánh giáp lá cà ở khu vực cánh đồng, ông bị đạn bắn xuyên qua bắp chân lên đầu gối ở chân bên trái. Sau trận đánh đó, ông được đưa đi điều trị. Bình phục, ông tiếp tục trở về đơn vị cầm súng chiến đấu. Thời điểm này, các đơn vị bộ đội địa phương như đơn vị của ông Tuyên liên tục tổ chức nhiều trận đánh lớn cho đến Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954…

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương. Với những người dân đã trải qua kiếp nô lệ lầm than, với những người lính đã từng “nằm gai, nếm mật” thì đây là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao. Nhiều lúc tôi cứ ngỡ đang trong mơ...

Cựu chiến binh Trần Văn Tuyên

Sau ngày giải phóng, tháng 12/1954, ông Tuyên ra quân, trở về địa phương, tham gia công tác ở thôn, xã. Năm 1964, theo tiếng gọi của Đảng, ông lại xung phong lên Tây Bắc diệt giặc đói, giặc dốt, xây dựng quê hương mới tại xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng. Trên quê hương mới, ông tiếp tục là “lá cờ đầu” trên mặt trận sản xuất, công tác…

5a.jpg

Với những công lao trong cuộc chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, ông Tuyên được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý, như Huy chương Chiến thắng hạng Hai, Huân chương Kháng chiến hạng Ba; Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai...

Sau này, tiếp nối truyền thống gia đình, trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, 2 con trai của ông Tuyên cũng đi bộ đội, tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và lập được nhiều thành tích, góp thêm vào bảng vàng thành tích của gia đình…

Câu chuyện về một thời chiến đấu vì tự do, độc lập của Tổ quốc của cựu chiến binh Trần Văn Tuyên và những người thân trong gia đình ông là một trong hàng triệu câu chuyện của các cựu chiến binh. Đó là những minh chứng sinh động về thế hệ anh hùng của một đất nước đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” 69 năm trước.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đồng bào Lào Cai hướng về Điện Biên Phủ với niềm tự hào, tự tôn dân tộc

Đồng bào Lào Cai hướng về Điện Biên Phủ với niềm tự hào, tự tôn dân tộc

Sáng 7/5, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai qua sóng truyền hình trực tiếp, cùng với đồng bào cả nước đã hướng về thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi diễn ra Lễ mít tinh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ với niềm tự hào mãnh liệt. Đó là niềm tự hào về ý chí, tinh thần quyết tâm, dũng cảm khiến dân tộc, đất nước Việt Nam dù nhỏ bé nhưng đã đoàn kết đánh thắng thực dân, đế quốc, tạo ra cơn địa chấn toàn cầu.

Quân và dân Lào Cai góp sức làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Lào Cai góp sức làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những ngày này 70 năm trước, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, quân và dân Lào Cai đã hoàn thành xuất sắc 2 nhiệm vụ là tiễu phỉ, bảo vệ hậu phương vững mạnh cho cuộc trường kỳ kháng chiến, giữ vững cầu nối tiếp viện trên tuyến biên giới Việt - Trung và tham gia vận chuyển vũ khí, quân lương cho Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

Bài cuối: Tượng đài chiến thắng của dân tộc kiên cường

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát: Bài cuối: Tượng đài chiến thắng của dân tộc kiên cường

Cứ điểm Điện Biên Phủ lọt thỏm trong cánh đồng Mường Thanh với bốn bề là núi non vây quanh như tường thành, chỉ nhìn vào đó thôi đã thấy bộ máy chiến tranh của thực dân của Pháp dưới sự hậu thuẫn của Mỹ chuyên nghiệp, khôn ngoan đến mức nào. Nhưng sự chủ quan về một pháo đài “bất khả xâm phạm” trong Kế hoạch Nava đã nhận lấy thất bại thảm hại trước tinh thần quật cường, ý chí mãnh liệt của dân tộc Việt Nam trước sự thôi thúc về nhu cầu giải phóng giành độc lập, tự do.

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, vượt qua những thách thức, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, vượt qua những thách thức, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có bài diễn văn quan trọng tại buổi lễ. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Hậu phương Liên khu Việt Bắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

Hậu phương Liên khu Việt Bắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến sự đóng góp to lớn của các hậu phương, như Liên khu 4, Liên khu 5 và đặc biệt là Liên khu Việt Bắc.

Bài 10: Tam Đường - điểm kết nối lịch sử

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 10: Tam Đường - điểm kết nối lịch sử

Ngoài tuyến từ huyện Văn Bàn, vượt qua đèo Khau Co sang đất Than Uyên và tuyến vận tải đường sông, đường sắt về Yên Bái rồi tới Sơn La - Điện Biên, quân và dân Lào Cai hành quân đi theo hướng thị xã Sa Pa tới huyện Tam Đường - Phong Thổ (Lai Châu) – thị xã Mường Lay và tới Điện Biên.

Bài 9: Đi tìm trạm tiếp vận cho chiến dịch Điện Biên Phủ

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 9: Đi tìm trạm tiếp vận cho chiến dịch Điện Biên Phủ

Qua câu chuyện của những nhân chứng là dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong từng tham gia vận chuyển lương thực, đạn dược cho Chiến dịch Điện Biên Phủ theo hướng Sa Pa - Phong Thổ - Lai Châu và những tài liệu thu thập được, chúng tôi cố gắng lần tìm lại tuyến đường huyền thoại cách đây 70 năm để hiểu hơn sự nỗ lực phi thường của các thế hệ trước.

Bài 8: Mường Phăng ngày ấy - bây giờ

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 8: Mường Phăng ngày ấy - bây giờ

Đúng 17h ngày 13/3/1954, quân đội ta nổ phát súng đầu tiên tấn công vào cứ điểm Him Lam và tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, mở đầu cho 56 ngày đêm chiến đấu anh dũng và oanh liệt, làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, để lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ - cát -xtơ - ri vào ngày 7/5/1954.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Trải qua 56 ngày đêm “khoét núi ngủ hầm, cơm dầm mưa vắt, máu trộn bùn non” (từ ngày 13/3 đến 7/5/1954), quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sự chỉ huy tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm của Pháp vốn được coi là “pháo đài bất khả xâm phạm”, làm nên một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Rời khu rừng Đại tướng, qua cầu Tạ Khoa tới bờ hữu sông Đà, chúng tôi tiếp tục theo Quốc lộ 37 (đường 13 xưa kia), vượt chặng đường đèo dốc quanh co từ huyện Bắc Yên đến huyện Mai Sơn. Cung đường này gắn liền với hai di tích lịch sử văn hóa quốc gia là đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi - nơi đây ghi dấu những chiến công oanh liệt, những đau thương, mất mát và thực sự là bản anh hùng ca về tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống thực dân Pháp của bộ đội ta trong những năm 1950 - 1954.

fb yt zl tw