Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Còn nhiều thách thức

Còn nhiều thách thức

2.jpg
tit 2.jpg

Để người dân thoát nghèo, huyện Bắc Hà đã triển khai nhiều giải pháp, một trong số đó là đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn chính sách, giúp các hộ có nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất.

7.jpg

Đầu năm 2023, anh Vàng Văn Xuân ở thôn Na Áng A, xã Na Hối vay 100 triệu đồng tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bắc Hà. Với số tiền này, gia đình anh đầu tư nuôi 1 con trâu và 1 con ngựa sinh sản. Vừa qua, ngựa mẹ đã sinh con đầu tiên. Anh dự định nuôi ngựa con thêm một thời gian nữa và sẽ bán vào đầu năm sau.

6.jpg

Với anh Xuân, số tiền được vay rất ý nghĩa khi tuổi đời còn trẻ, không có tài sản tích lũy, đặc biệt là vừa mới tách hộ và khởi nghiệp. Anh cho rằng, lãi suất vay thấp giúp anh vơi bớt gánh nặng, tập trung vào phát triển sản xuất. Vụ đông năm nay, anh đầu tư trồng 3 sào rau, màu. Về cơ bản, mô hình kinh tế của gia đình đã ổn định, anh Xuân mạnh dạn đăng ký ra khỏi hộ nghèo vào cuối năm nay.

Sở dĩ anh Xuân tự tin đăng ký thoát nghèo là do nhận được sự động viên của anh Vàng Văn Chấn, người cùng thôn trước đây cũng là hộ nghèo nhưng nhờ nguồn vốn chính sách đã giúp gia đình anh vươn lên. Vừa động viên thoát nghèo, anh Chấn cũng không ngần ngại giúp đỡ anh Xuân làm chuồng trại chăn nuôi, nhiệt tình hướng dẫn cách chăm sóc, phòng bệnh cho vật nuôi.

8.jpg

Bản thân anh Chấn đã vay 50 triệu đồng vốn chính sách từ năm 2020 để đầu tư nuôi trâu và ngựa. Bên cạnh đó, hằng năm, anh trồng 2 vụ rau, màu trên diện tích hơn 1.000 m2. Sau 3 năm, anh đã có thu nhập ổn định, thu lãi hàng chục triệu đồng mỗi năm. Minh chứng rõ nét nhất là khi chúng tôi đến thăm gia đình, anh Chấn đang hoàn thiện ngôi nhà xây cấp 4, thành quả sau nhiều năm nỗ lực vượt khó. “Tôi rất hài lòng với cuộc sống hiện tại và cảm ơn Ngân hàng Chính sách xã hội đã tạo điều kiện để gia đình tôi tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách”, anh Chấn bộc bạch.

Thôn Na Áng A hiện có 39 hộ vay vốn chính sách ưu đãi với tổng dư nợ hơn 3,7 tỷ đồng. Chị Vàng Thị Ưởng, Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ vay vốn thôn cho biết: Kết thúc năm nay sẽ có 13 hộ thoát nghèo!

Chị Ưởng khẳng định, chính nguồn vốn chính sách giúp người dân có nguồn lực để đầu tư phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp, hình thành vùng trồng rau an toàn và chăn nuôi đại gia súc.

5.jpg

Cũng như thôn Na Áng A, nguồn vốn chính sách đã giúp nhiều hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Hà vươn lên thoát nghèo. Những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bắc Hà đã triển khai 16 chương trình tín dụng, giúp 6.495 khách hàng vay vốn, với dư nợ 425 tỷ đồng. Trong đó, Phòng Giao dịch đã triển khai cho vay hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm... với số tiền 396 tỷ đồng, giúp 1.180 hộ nghèo và 600 hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo.

Để nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, hỗ trợ tối đa cho người nghèo vay vốn, đơn vị đã triển khai nhiều giải pháp phù hợp với thực tế. Ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách về chương trình tín dụng ưu đãi, đơn vị còn thiết lập mạng lưới giao dịch tại các xã nhằm giúp người nghèo và các trường hợp chính sách khác tiếp cận được nguồn vốn thuận lợi.

Bà Trần Thị Quế Anh, Phó Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bắc Hà

Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã thực hiện ủy thác vốn vay thông qua các tổ chức đoàn thể, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận nhanh chóng nguồn vốn chính sách. Từ các nội dung ký kết với đơn vị, các tổ chức đoàn thể triển khai đầy đủ, kịp thời chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến đối tượng thụ hưởng; hướng dẫn chi hội, tổ tiết kiệm và vay vốn, các thành viên vay vốn về thủ tục hành chính; kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ đúng kỳ hạn; đảm bảo giám sát và quản lý hoạt động tín dụng nhằm tránh thất thoát và chiếm dụng vốn. Một điều rất đáng mừng tại huyện Bắc Hà là khi nhận được vốn vay, các hộ đã sử dụng hiệu quả để đầu tư vào sản xuất, xây dựng mô hình kinh tế. Người dân trả tiền gốc và lãi đúng kỳ hạn, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,05%.

1.jpg
2.jpg

Để hoàn thành mục tiêu đưa Bắc Hà ra khỏi danh sách các huyện nghèo nhất cả nước vào năm 2025, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện sẽ tiếp tục tham mưu cho Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và phối hợp chặt chẽ với cấp ủy đảng, chính quyền và tổ chức đoàn thể các cấp trên địa bàn triển khai hiệu quả nguồn vốn chính sách đến người dân, đồng hành với người dân trong suốt quá trình vay vốn, để nguồn vốn chính sách thực sự là “đòn bẩy” giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo.

tit 1.jpg

Trong những năm qua, huyện Bắc Hà đã đạt những kết quả quan trọng về giảm nghèo, nhiều chính sách, chương trình, điển hình là các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách an sinh xã hội đã phát huy hiệu quả. Người nghèo có cơ hội cải thiện về tiếp cận tiện ích hạ tầng, giáo dục, y tế, vay vốn, khuyến nông, khuyến lâm, được hỗ trợ đất ở và đất sản xuất. Giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ giảm nghèo của huyện Bắc Hà nhanh và vượt mục tiêu đề ra (bình quân tỷ lệ giảm nghèo đạt 8,53%/năm).

3.jpg

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, kết quả giảm nghèo trên địa bàn huyện chưa đồng đều, đến hết năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025) là 70,88%, năm 2022 còn hơn 60%. Hộ nghèo tập trung vào vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm trên 90%; một số người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số chưa được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản; khoảng cách giàu - nghèo giữa thành thị và nông thôn chưa được thu hẹp, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Việc thực hiện các mục tiêu về giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn còn một số khó khăn, như kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội các xã chưa hoàn chỉnh; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ, giá trị gia tăng thấp. Bên cạnh đó, khu vực nông thôn của huyện đang có 91,04% dân số sinh sống, kinh tế nông nghiệp chiếm trên 30,1% trong cơ cấu GRDP với 81,1% lao động tham gia trong ngành. Xuất phát từ những khó khăn, hạn chế trên, để thực hiện hoàn thành mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, góp phần tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, việc hỗ trợ để Bắc Hà thoát khỏi huyện nghèo là rất cần thiết.

2.jpg
3.jpg

Chính vì vậy, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 880 ngày 22/7/2022 về việc phê duyệt một số nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025, UBND tỉnh đã ban hành Đề án số 01 ngày 11/1/2023 và Kế hoạch số 116 ngày 28/2/2023 về việc hỗ trợ huyện Bắc Hà thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn, giai đoạn 2022 - 2025. Mục tiêu mà tỉnh đề ra đến năm 2025, Bắc Hà thoát khỏi huyện nghèo, trở thành huyện phát triển khá của tỉnh Lào Cai; thị trấn Bắc Hà (mở rộng) cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại IV, gắn với mục tiêu xây dựng đô thị thông minh; tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư, từng bước hình thành kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện đồng bộ, tạo điều kiện phát triển nhanh và bền vững, tập trung đầu tư các lĩnh vực hạ tầng trọng điểm then chốt, ưu tiên các dự án quan trọng tạo sự đột phá và có sức lan tỏa lớn, đảm bảo hạ tầng giao thông nông thôn.

Bí thư Huyện ủy Bắc Hà Nguyễn Duy Hòa cho biết: Xác định tầm quan trọng của việc đưa Bắc Hà thoát khỏi huyện nghèo, Huyện ủy Bắc Hà ban hành Nghị quyết số 58 ngày 14/3/2023 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững và triển khai thực hiện Đề án số 01 ngày 11/1/2023, Kế hoạch số 116 ngày 28/2/2023 và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh. Trong đó, huyện tập trung thực hiện 4 nhóm giải pháp chính, gồm: Chỉ đạo, điều hành, tuyên truyền, giáo dục thực hiện mục tiêu giảm nghèo; cơ chế, chính sách, thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm việc làm, tăng thu nhập của người nghèo, hộ nghèo; quản lý, phát triển đột phá thể thao và du lịch, dịch vụ, thương mại.

4.jpg

Trên cơ sở 4 nhóm giải pháp, huyện Bắc Hà huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của trung ương, của tỉnh, xã hội hóa để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo hài hòa, bền vững. Khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương cho phát triển, trong đó du lịch là đột phá; nông - lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới là trọng tâm; đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn phục vụ sản xuất và dân sinh. Đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp và chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, tạo chuyển biến nhanh và bền vững về vật chất, tinh thần của người dân. Gắn phát triển kinh tế với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, tiếp tục duy trì mức giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm từ 8,5% trở lên.

Kết quả giảm nghèo BH.jpg

Sau gần 1 năm thực hiện Đề án số 01 ngày 11/01/2023 của UBND tỉnh, bước đầu huyện Bắc Hà đã đạt một số kết quả quan trọng: Tỷ lệ giảm nghèo giảm bình quân 7%/năm; giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi thủy sản đạt 69 triệu đồng; giải quyết việc làm mới cho hơn 1.300 lao động; phủ sóng điện thoại, internet đến 95% thôn, bản; thu nhập bình quân đầu người đạt 46 triệu đồng (năm 2021 là 29,28 triệu đồng/người)...

Mặc dù kết quả đạt được rất quan trọng nhưng lộ trình để Bắc Hà thoát khỏi diện huyện nghèo còn nhiều thách thức, bởi cả “núi” công việc chờ đợi trước mắt. Trước hết, thời gian thực hiện đề án không còn nhiều, chỉ hơn 2 năm, có thể một số chỉ tiêu sang giai đoạn 2026 - 2030 mới thực hiện được, như thu nhập bình quân đầu người phải đạt 65 triệu đồng/năm; nâng cấp đường ô tô đến trung tâm xã đạt tối thiểu đường cấp VI miền núi; tỷ lệ lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và tỷ lệ người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn qua đào tạo đạt trên 60%; phát triển đô thị số, thông minh...

Nguyễn Duy Hòa.jpg

Bí thư Huyện ủy Bắc Hà Nguyễn Duy Hòa cho biết: Thời gian tới, huyện Bắc Hà đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích hộ nghèo phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Tăng cường kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, phát triển thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm bền vững cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Huy động tối đa các nguồn lực đầu tư cho phát triển, nguồn lực cho giảm nghèo khu vực nông thôn; triển khai hiệu quả các hợp phần của 3 chương trình mục tiêu quốc gia…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

fbytzltw