Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News

Cho con tình yêu với đàn piano

f6131ab7deea70b429fb.jpg

Piano được ví là “vua” của các loại nhạc cụ. Thanh âm trầm bổng, du dương của piano vang lên trong không gian khiến mỗi người đều cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái, tìm được sự đồng điệu trong tâm hồn, vơi đi âu lo, mệt mỏi hoặc căng thẳng để thêm lạc quan, yêu đời. Mỗi gia đình cho con em mình học chơi đàn piano với mục đích khác nhau để bồi dưỡng năng khiếu hoặc tạo cho con có không gian giải trí, thư giãn… sau giờ học.

Trung tâm Piano Art Lào Cai của thầy Dương Văn Tý, giảng viên Khoa Văn hóa nghệ thuật, Trường Cao đẳng Lào Cai thành lập năm 2020. Thầy Tý tâm sự: Tôi mở các lớp vỡ long, cơ bản áp dụng cho các bạn mới bắt đầu học, lớp nâng cao cho các bạn có tố chất, đam mê, kết quả tập luyện tốt. Ngoài ra, tôi mở thêm các lớp tài năng cho học sinh có năng khiếu nổi trội. Piano là nhạc cụ định âm, dễ tiếp cận trong các loại nhạc cụ, nhưng để có thể chơi giỏi cần trải qua quá trình khổ luyện và theo đuổi lâu dài.

3.png

Đối với trẻ em, học piano mang lại nhiều lợi ích, giúp trẻ phát triển kỹ năng, từng bước nâng cao thẩm mĩ âm nhạc, sự kết hợp và vận động khéo léo của đôi tay khi thể hiện các tác phẩm âm nhạc giúp trẻ thêm tự tin, từng bước thể hiện năng khiếu của bản thân. Bên cạnh đó, học đàn giúp các em rèn luyện sự tập trung, kiên nhẫn, tỉ mỉ, chính xác…âm thanh của đàn piano có thể làm giảm căng thẳng tâm lý và giúp các em thông minh, sáng tạo hơn.

2.png

Mỗi trẻ đều có thể ẩn chứa những khả năng đặc biệt. Bởi vậy, tạo điều kiện cho con có môi trường học tập, được trải nghiệm trong thế giới nghệ thuật ở bất cứ môn học nào (đàn, vẽ, nhảy, múa…) cũng là tạo cơ hội cho trẻ thể hiện, để bậc làm cha mẹ sớm phát hiện tài năng, vun đắp cho ước mơ, khả năng của con mình.

4a929e0e25538b0dd242.jpg

Tại Trung tâm Piano Art Lào Cai, có những em chỉ hơn 4 tuổi, đôi tay nhỏ bé lướt trên phím đàn. Thầy Tý chọn cho các em những bản nhạc có giai điệu quen thuộc, vui nhộn cùng tiết tấu gần gũi, dễ tiếp cận. Cũng có nhiều em là học sinh tiểu học, trung học cơ sở, THPT đã có thể chơi được những bài nhạc đòi hỏi kỹ thuật khá phức tạp ở nhiều thể loại khác nhau như: Tác phẩm cổ điển, phức điệu,tác phẩm hiện đại (Blue, Jazz)…

6.png

Học trò đã trưởng thành từ Trung tâm Piano Art Lào Cai là em Nguyễn Đại Lâm, năm 2021 em đã thi đỗ vào Hệ Trung cấp Piano – Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, nhiều học sinh tự tin trên sân khấu và đạt được những giải thưởng trong các hoạt động văn nghệ cấp trường như: Lý Hà Anh, Nguyễn Phương Linh, Nguyễn Tấn Hưng…Hiện tại, Trung tâm cũng đang chắp cánh ước mơ cho nhiều học sinh trong lớp nâng cao mong muốn vào các trường đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp.

7.png

Không đặt nặng yếu tố kinh doanh, thương mại, với tấm lòng yêu trẻ và mong muốn “truyền lửa”, tạo cơ hội cho nhiều người được tiếp cận với đàn piano trên địa bàn thành phố Lào Cai, thầy Tý luôn có những hỗ trợ thiết thực đối với trẻ khi đến học. Những học sinh chăm chỉ, có năng khiếu được thầy cho mượn đàn piano trong 6 tháng để có điều kiện tập luyện nhiều hơn. Gia đình cũng có thể theo dõi tiến bộ của trẻ và cân nhắc quyết định đầu tư mua đàn cho con theo môn năng khiếu này dài lâu. Tâm huyết của thầy Tý đổi lại là những bản nhạc tròn trịa của học trò, là niềm vui, sự đam mê với piano trong các em ngày càng lớn lên.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Người say nghiệp văn chương

Người say nghiệp văn chương

Đoàn Hữu Nam cho biết: Năm 1975, anh nghỉ học giữa chừng chỉ vì gia đình nghèo khó, bố mẹ luôn đau yếu, chẳng có tiền học tiếp… Năm đó, có một công ty cầu đường ở Yên Bái về tận Hà Nam tuyển công nhân, anh dự tuyển, hy vọng được đi làm để bớt gánh nặng cho gia đình. Gần 18 tuổi mà người nhỏ thó, còm nhom, Đoàn Hữu Nam “còm” nhất trong số 160 người được tuyển dụng.

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” do báo Hà Nội mới tổ chức đã thu hút hàng trăm tác phẩm báo chí chất lượng. Trong đó, nhiều bài viết đầy ắp tình cảm mến yêu, thương nhớ của các tác giả về Thăng Long - Hà Nội, một số bài viết thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng xây dựng Thủ đô giàu, đẹp.

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Nhờ đa dạng đề tài, đổi mới cách thể hiện, cùng nhiệt huyết của người làm nghề, phim tài liệu Việt Nam ngày càng gia tăng sức hút. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tạo sự chuyển mình mạnh mẽ cho thể loại này, cần hơn nữa những chiến lược đầu tư dài hơi và các cơ chế chính sách khuyến khích để tạo thêm động lực cho các nhà làm phim, đặc biệt các nhà làm phim trẻ độc lập.

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Thị trường truyện tranh Việt trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên dường như các tác phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vẫn đang lấn át thị trường trong nước. Vì sao nhu cầu của độc giả cao nhưng chúng ta vẫn thiếu những bộ truyện tranh “made by Vietnam”?

fbytzltw