Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Cả đời gắn bó với “miền đất trong sương”

Cả đời gắn bó với “miền đất trong sương”

Cụ Nguyễn Thị Vui - người cao tuổi nhất ở thị xã Sa Pa - đã dành cả đời gắn bó với “miền đất trong sương”. Nay đã tóc bạc da mồi, những ngày đầu cùng gia đình lên Sa Pa lập nghiệp hiện về trong hồi tưởng của cụ giờ chỉ còn là những ký ức nhớ nhớ, quên quên.

Cụ Vui sống cùng con, cháu trong ngôi nhà nằm sâu trong phố Tuệ Tĩnh, phường Sa Pa. Năm nay cụ đã 107 tuổi. Gần 1 năm trở lại đây, sức khỏe của cụ yếu hơn, mỗi bước cụ đi đều cần có người dìu, tai nghe cũng không còn rõ như trước. Thế nhưng, có ai hỏi thăm hoặc có khách tới nhà, cụ đều nhờ con, cháu dìu ngồi dậy, ra ghế ngồi trò chuyện hoặc khi mệt, cụ ngồi chăm chú lắng nghe mọi người nói.

2.jpg

Khi chúng tôi đến phố Tuệ Tĩnh hỏi thăm, bà con hàng xóm đều gọi cụ Vui với tên quen thuộc là bà cụ Tôn (gọi theo tên của chồng cụ là cụ Đỗ Văn Tôn). Gia đình cụ đón những người khách lạ vui vẻ, nhiệt tình. Thấy có người hỏi thăm, cụ Vui đưa tay ra hiệu cho bà Đỗ Thị Thành - con gái cụ - dìu ra ghế ngồi trò chuyện. Cụ Vui đẹp lão và rất mến khách. Bà Thành tâm sự: "Những khi tỉnh táo, khỏe mạnh, mẹ tôi thường kể cho con, cháu nghe về những ngày đầu lên núi khai hoang, lập nghiệp. Giờ đây, dù không còn minh mẫn như trước nhưng khi có người hỏi thăm, mẹ tôi vẫn rất thích ra ngồi nghe chuyện".

3.jpg

Ký ức về những ngày đầu cụ Vui cùng gia đình lên Sa Pa lập nghiệp dần được chia sẻ qua lời của bà Thành. Năm 1945, cụ Vui cùng chồng và con từ thị xã Sơn Tây (Hà Nội) lên Sa Pa khai hoang. Nơi họ đặt chân là vùng đất toàn đồi và núi, xung quanh là rừng cây rậm rạp nhưng khí hậu mát mẻ, trong lành. Gia đình bắt đầu làm nhà, mưu sinh bằng nghề nông.

Cuộc sống nơi miền đất lạ cứ thế trôi qua, cả gia đình cùng chứng kiến biết bao sự đổi thay của Sa Pa. Từ một vùng đất hoang vu, ít người biết tới trở thành khu du lịch sầm uất, nhiều công trình kiến trúc nguy nga được xây dựng. Thế nhưng, tháng ngày tuổi trẻ sục sôi nhiệt huyết diệt giặc dốt, tham gia phong trào xóa mù chữ, bổ túc văn hóa là những thời gian mà cụ Vui nhớ nhất. Những khi tỉnh táo, cụ vẫn kể cho con cháu nghe về những năm Sa Pa triển khai phong trào bình dân học vụ. Cụ là một trong số những xã viên tích cực của hợp tác xã đốt đuốc tới từng nhà dân, vận động người dân đi học chữ. Những ngày đó, tại kho của hợp tác xã cứ đêm đêm lại sáng đèn học chữ.

4.jpg

Qua lời kể của con, cháu và bà con lối xóm, cụ Vui là người sắc sảo, nhiệt tình. Cụ sinh được 8 người con, gồm 7 trai và 1 gái, trong đó 1 người con trai của cụ đã hy sinh khi tham gia chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc, còn lại hầu hết các con, cháu, chắt của cụ lập nghiệp tại Sa Pa. Bà Thành chia sẻ thêm: "Điều bố mẹ tôi hãnh diện nhất là tất cả con, cháu đều được giáo dục lối sống lành mạnh, chăm chỉ làm ăn, tạo dựng sự nghiệp, không ai mắc tệ nạn xã hội; các cháu đều chăm ngoan, học tập tốt và kính hiếu với ông bà, cha mẹ".

5.jpg

Vì con, cháu ở gần nên hằng ngày bà cụ Vui có thói quen đi bộ sang từng nhà thăm các con, cháu. Các con, cháu cũng thường xuyên quây quần, tụ họp để cụ luôn cảm nhận được tình cảm ấm áp của gia đình. Từ cuối năm 2022, sức khỏe của cụ yếu dần sau một lần bị ngã, thính giác cũng bị ảnh hưởng.

“Mẹ tôi vẫn thường chia sẻ rằng, mình sống mạnh khỏe đến xưa nay hiếm một phần là nhờ may mắn, được sống giữa một mảnh đất có khí hậu trong lành, một phần bởi bản thân luôn biết cách tìm niềm vui và sự an nhàn trong cuộc sống. Với cụ, niềm vui lớn nhất là được chứng kiến sự trưởng thành của con cháu trong gia đình”, bà Thành chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hỗ trợ hơn 1,7 tỷ đồng giúp người dân Bảo Thắng, Bắc Hà khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi)

Hỗ trợ hơn 1,7 tỷ đồng giúp người dân Bảo Thắng, Bắc Hà khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi)

Triển khai Dự án “Hỗ trợ cấp phát tiền mặt đa mục đích cho người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (bão Yagi) và hoàn lưu sau bão” do Quỹ Coca-Cola viện trợ không hoàn lại, 503 hộ dân trên địa bàn huyện Bảo Thắng và Bắc Hà đã được hỗ trợ tiền mặt để khắc phục hậu quả, tái thiết cuộc sống.

[Infographic] Một số chế độ đối với học sinh bán trú, nội trú

[Infographic] Một số chế độ đối với học sinh bán trú, nội trú

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định số 43/2025/QĐ-UBND ngày 29/4/2025 quy định cụ thể về khoảng cách, địa bàn làm căn cứ xác định học sinh, học viên không thể đi đến trường và trở về trong ngày; danh mục trang cấp đồ dùng cá nhân, học phẩm cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, cơ sở giáo dục phổ thông được cấp có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh.

Ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW

Ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW

Ngày 7/5, Diễn đàn Phát triển xung lực mới cho quốc gia và Lễ ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW diễn ra tại Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng, góp phần phát triển nguồn nhân lực đảm bảo thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW, do Tập đoàn FPT phối hợp các bộ, ban, ngành, đơn vị tổ chức.

fb yt zl tw