Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Đi tìm dấu vết thời gian

Đi tìm dấu vết thời gian

Gần 30 năm nay, ông Phan Chí Cường, cán bộ Phòng Nghiên cứu - Sưu tầm và Trưng bày (Bảo tàng tỉnh Lào Cai) cùng nhiều cộng sự lăn lộn với đất, đá để tìm về quá khứ, thu thập tư liệu giúp thế hệ hôm nay, mai sau được hiểu thêm về lịch sử đất nước, lịch sử dân tộc.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong căn phòng trưng bày hàng nghìn cổ vật có niên đại từ vài chục năm đến hàng nghìn năm như đồng hồ cổ, xe máy, xe đạp cổ, liềm, hái, niêu đất, bát, đĩa, vại, cối, tiền xu, ông Cường kể cho tôi nghe về từng hiện vật, mỗi hiện vật chứa đựng giá trị văn hóa, lịch sử riêng.

3.jpg

Cơ duyên thôi thúc ông Cường đến với nghề khảo cổ học bắt đầu từ những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông. Ngày ấy, ông đã yêu thích môn Lịch sử, tìm đọc nhiều sách nghiên cứu và tìm hiểu về đồ cổ. Ông quyết định theo học chuyên ngành Bảo tàng, Đại học Văn hóa Hà Nội để có cơ hội tiếp xúc với các giáo sư nổi tiếng về khảo cổ, lĩnh hội nhiều kiến thức về lĩnh vực mà mình yêu thích.

Những tiết học về khảo cổ, về những bí ẩn trong lòng đất có sức hút kỳ lạ với tôi. Dù bạn bè, gia đình đều nói theo nghề khảo cổ là dại, là chọn cái nghèo để sống nhưng tôi không hề nản chí.

Ông Phan Chí Cường, cán bộ Phòng Nghiên cứu - Sưu tầm và Trưng bày (Bảo tàng tỉnh Lào Cai).

Quyết định gắn cuộc đời với nghiệp khảo cổ, ông Cường vẫn chưa hình dung được những vất vả, khó khăn mà nghề này mang đến. Ông nhớ lại: Có những chuyến đi khai quật ở vùng cao, được ăn, ở cùng bà con, được đắm chìm trong văn hóa bản địa, càng đi, càng nghiên cứu sâu về lịch sử, tôi càng thấy yêu quê hương, yêu nghề nhiều hơn. Tôi nhớ nhất là lần đi khai quật di tích cự thạch ở Tả Van, Sa Pa năm 2003. Mùa mưa, lương thực khan hiếm, cả đoàn phải giăng bạt ngủ giữa rừng vầu, vừa lạnh vừa đói. May mắn cả đoàn được người dân bản địa nấu cơm “tiếp tế”. Dù sử sách và một số tài liệu đã từng nhắc đến di tích cự thạch nhưng chỉ khi chứng kiến các hiện vật được “khơi” lên từ lòng đất, chúng tôi mới thấy tầm vóc một nền móng quần thể kiến trúc cổ giữa đại ngàn hoang vu. Những “bí mật” tìm thấy là hệ thống những phiến đá bằng phẳng khổng lồ có niên đại hàng nghìn năm, mang màu sắc tâm linh của cả một vùng đất.

2.jpg

Ông Cường còn kể về những chuyến “đào bới” và tìm kiếm được gần cả tấn hiện vật bằng đá, điểm tập kết lại xa, phải vận chuyển thủ công bằng cách gánh những bao đá nặng trĩu trên lưng. Hoặc kỷ niệm những lần lặn lội tới nhà dân để thuyết phục cho bà con tin tưởng giao cho mình những kỷ vật vốn rất quý. Vất vả là vậy nhưng mỗi khi cổ vật hiện ra trong lớp đất, đá hoặc mỗi lần tiếp nhận cổ vật người dân hiến tặng, cả đoàn lại vui như “vớ được vàng”.

Hỏi về những kỹ năng cần thiết của người làm công tác khảo cổ, ông Cường trả lời: Ngoài đam mê, sức khỏe, sự kiên trì thì nhà khảo cổ học cần có sự am hiểu, thông tuệ sâu sắc về đồ cổ, mỹ thuật của từng thời kỳ, từng trường phái, khám phá ra những thông điệp thời gian được ấn ký trên những món đồ của người xưa. Hiện nay, đã có nhiều máy móc, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ đo đạc, định vị nhưng việc đào bới vẫn phải sử dụng những công cụ thô sơ và làm thật nhẹ nhàng.

Đi tìm (2).jpg

Để công tác khảo cổ đạt hiệu quả, ông Cường cùng các cộng sự đã kết nối với già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng. Họ vừa là người phát hiện, thuyết phục người dân hiến tặng cổ vật, vừa là nhân chứng lịch sử, văn hóa hỗ trợ công tác xác minh, nghiên cứu.

Sưu tầm hiện vật đã khó, việc gìn giữ càng khó hơn, từ phân loại chất liệu, chủ đề, ghi số kiểm kê, sắp xếp lên giá, viết lý lịch, vệ sinh định kỳ… cho hiện vật đều phải được thực hiện nhuần nhuyễn, nhẹ nhàng, trách nhiệm, giữ cho hiện vật nguyên vẹn nhất có thể.

Đi tìm (3).jpg

Lào Cai là cái nôi của cổ vật với sự giao thoa văn hóa Đông Sơn, Hán, Điền và văn hóa đặc sắc của 25 dân tộc. Những nhà khảo cổ như ông Cường được ví như những “chú ong” cần mẫn, kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai, để hơn 16.000 hiện vật được sưu tầm trong những năm qua sẽ từ quá khứ bước vào đời thực. Đó sẽ là những minh chứng về giá trị lịch sử, văn hóa, là kho tư liệu quý báu về vùng miền mà những người làm công tác bảo tồn, bảo tàng luôn nỗ lực, dành sự trân trọng, nâng niu để công chúng hiểu được lịch sử quá trình phát triển của Lào Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong tháng 5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Theo dấu chân Người” hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 -19/5/2024).

Đại trùng tu Đền Thượng

Đại trùng tu Đền Thượng

Theo ông Ngô Ngọc Hà, Trưởng Ban Quản lý di tích thành phố Lào Cai, Đền Thượng đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo và lần đại trùng tu này được thực hiện sau đúng 100 năm đền được di chuyển lên vị trí hiện nay.

49 năm non sông liền một dải

49 năm non sông liền một dải

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Tối 29/4, tại sân chợ văn hóa xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), trao giải một số hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện và bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” lần thứ 2, năm 2024.

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

fb yt zl tw