Chủ tịch nước: Cần chú trọng phòng, chống tham nhũng trong nội bộ ngành Tòa án

Bên cạnh công cuộc xây dựng Tòa án và nền tư pháp công khai, minh bạch, Chủ tịch nước yêu cầu ngành Tòa án cần chú trọng công tác phòng, chống tham nhũng trong nội bộ ngành.

Chiều nay, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương làm việc với Ban Cán sự đảng Tòa án Nhân dân tối cao. Cùng dự có ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương và Tòa án nhân dân tối cao.

Nhiệm kỳ vừa qua các Tòa án đã thụ lý hơn 2,4 triệu vụ việc, số vụ việc đã giải quyết đạt tỉ lệ 97,6%. Chất lượng xét xử tiếp tục được bảo đảm và có nhiều tiến bộ. Tỉ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan hằng năm đều dưới 1,5%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết của Quốc hội. Các tòa án đã đưa ra xét xử 7.463 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp với 14.540 bị cáo.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc.

Ngành đã chủ trì xây dựng 9 dự án luật, 9 dự án pháp lệnh và 3 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội hướng dẫn thi hành Luật, pháp lệnh; phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Quốc hội ban hành nhiều dự án luật. Việc áp dụng án lệ trong nhiệm kỳ qua đã có bước phát triển mới, mặc dù đang ở giai đoạn đầu nhưng đã có những án lệ được Chánh án Tòa án tối cao nhiều nước đánh giá đạt trình độ quốc tế, mở ra thời kỳ mới về phát triển án lệ, tăng cường áp dụng án lệ trong xét xử như xu thế chung của thế giới. Việc bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp được chú trọng; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đã công bố được hơn 733.000 bản án, quyết định của Tòa án trên cổng thông tin điện tử.

Thực hiện chỉ đạo và phân công của Ban Chỉ đạo Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, Tòa án nhân dân tối cao đang khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Đề án “Cải cách tư pháp tại Tòa án nhân dân đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Trong định hướng cải cách tư pháp ngành Tòa án đặt ra mục tiêu xây dựng nền tư pháp công khai, minh bạch phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; hoàn thiện tổ chức bộ máy và hoạt động của tòa án theo thẩm quyền xét xử, có sự tách bạch hợp lý với các đơn vị hành chính; xây dựng cơ chế đảm bảo tòa án độc lập thực thi quyền xét xử theo pháp luật; đổi mới và hoàn thiện thủ tục tố tụng, xây dựng chế độ tố tụng lấy xét xử làm trung tâm; xây dựng đội ngũ cán bộ tòa án chính quy, chuyên nghiệp, tinh nhuệ, tận tụy và tận tâm; xây dựng tòa án điện tử…

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao ngành tòa án đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ xét xử, thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ công lý, quyền con người, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hệ thống Tòa án nhân dân đã chủ động tập trung nguồn lực, nâng cao chất lượng xét xử; hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt và vượt các chi tiêu Quốc hội giao.

Trong đó, chất lượng công tác xét xử tiếp tục được nâng lên; tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan đều đạt chỉ tiêu mà Quổc hội đề ra hàng năm. Đặc biệt ngành đã có nhiều giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng bản án, quyết định của Tòa án; đổi mới mô hình phòng xét xử, tổ chức phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Qua đó góp phần củng cổ niềm tin của người dân vào một nền tư pháp công bằng, nghiêm minh, bảo đảm thượng tôn pháp luật; góp phần kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của các giao dịch dân sự, kinh tế; bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân. Cùng với đó ngành tổ chức xét xử thành công các vụ án tham nhũng lớn, tham gia tích cực, có hiệu qủa vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao.

Chủ tịch nước cho rằng, đẩy mạnh cải cách tư pháp là xu thế tất yếu nhằm tiến tới xây dựng nhà nước pháp quyền; đồng thời cải cách tư pháp là động lực quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tư pháp và công tác phòng chống tham nhũng. Chủ tịch nước cho biết, trong giai đoạn tới, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân rất quan trọng và nặng nề, đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp trong hệ thống Tòa án, tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của Tòa án nhân dân. Trên tinh thần đó Chủ tịch nước đề nghị ngành tòa án cần tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, không để xảy ra việc xét xử oan, sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội;tích cực, chủ động đấu tranh phòng, chống tham nhũng:

“Tòa án có trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tể chức, cá nhân. Để nâng cao chất lượng xét xử hoạt động Tòa án phải bảo đảm nguyên tắc thượng tôn pháp luật, tăng cường tính công khai, minh bạch, vô tư, độc lập trong việc ra phán quyết. Cần tăng cường hơn nữa việc bảo đảm tranh tụng trong xét xử và bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự; tăng cường hoà giải, đối thoại trong các vụ việc dân sự, hành chính đe hoá giải các mâu thuẫn, tạo sự đồng thuận trong xã hội” - Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Chủ tịch nước đề nghị ngành tòa án cần chủ động, tích cực thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ, đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp và các vụ án dư luận xã hội quan tâm theo phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không chịu sự tác động không đúng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào”. Đặc biệt, cần chú trọng công tác phòng, chống tham nhũng trong nội bộ ngành Tòa án. Đồng thời cần xây dựng Tòa án và nền tư pháp công khai, minh bạch, chịu sự giám sát của nhân dân, vì nhân dân phục vụ, phục vụ người dân tốt nhất, góp phần củng cố và giữ vững niềm tin của nhân dân đối với Tòa án.

“Hoạt động tư pháp phải đặt người dân vào vị trí trung tâm. Các Tòa án phải kiên trì thực hiện phưong châm “gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân” thông qua việc tăng cường giữ mối quan hệ mật thiết với nhân dân; lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân; tôn trọng nhân dân. Thẩm phán không những tinh thông nghiệp vụ, giỏi kỹ năng xét xử mà cần phải am tường về thực tiễn xã hội, thấu hiểu tâm tư, tình cảm, những khó khăn của người dân ở nhiều góc độ để có phương pháp giải quyết phù hợp. Từ đó, đưa ra được phán quyết công tâm, có sức thuyết phục.” - Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Chủ tịch nước cho rằng công cuộc đổi mới, phát triển đất nước đang đặt ra cho nền tư pháp nước ta những vấn đề mới, yêu cầu mới phải giải quỵết. Tòa án nhân dân cũng như các cơ quan tư pháp phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách nhằm thích ứng tốt hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết trong tình hình mới, để xây dựng nền tư pháp nước ta tiên tiến, hiện đại, bắt kịp với các nền tư pháp tiến bộ trên thể giới.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc.

Vì vậy để thực hiện cải cách tư pháp thành công, Chủ tịch nước đề nghị ngành Tòa án cần chủ động nghiên cứu và sẵn sàng ứng phó với những vấn đề đặt ra đối với Toà án trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng và kinh tế số phát triển mạnh mẽ. Vì vậy cần chuẩn bị tốt cho việc xét xử, giải quyết tốt các tội phạm phi truyền thống, tranh chấp phi truyền thống và vi phạm phi truyền thống. Đồng thời chủ động hỗ trợ các cơ quan, tổ chức hữu quan trong giải quyết hiệu quả các vụ án, vụ việc tranh chấp quốc tế, tranh chấp xuyên quốc gia tại Trọng tài quốc tế, các thiết chế xét xử quốc tế, qua đó nâng cao vị thế của Toà án Việt Nam trên trường quốc tế.

Cũng trong chiều nay, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dự và trao huy hiệu 40 năm, 30 năm tuổi đảng cho lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo tàng lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử

Bảo tàng lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử

Bảo tàng lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ được khánh thành năm 2014, nhân dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Khu vực tham quan của bảo tàng bao gồm tầng trệt và tầng nổi; tầng nổi là Nhà trưng bày, đang trưng bày gần 1.000 hiện vật và hình ảnh cùng với những cảnh quan, cảnh tượng lịch sử, nhằm tái hiện phần nào về Chiến thắng Điện Biên năm xưa. Dưới đây là một số hình ảnh ấn tượng được phóng viên của Báo Lào Cai ghi lại trong quá trình tác nghiệp tại Điện Biên.

3 cựu chiến binh tỉnh Lào Cai dự buổi gặp mặt giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước với cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong

3 cựu chiến binh tỉnh Lào Cai dự buổi gặp mặt giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước với cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong

Sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu Chiến binh Việt Nam phối hợp với Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội tổ chức buổi gặp mặt giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Lào Cai có 3 cựu chiến binh tham dự buổi gặp mặt này.

Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

Một trong những biểu hiện suy thoái cả về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã được Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra là: “Không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân”; “thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân”.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Nghệ thuật sử dụng pháo binh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ - Bài học kinh nghiệm về tổ chức xây dựng lực lượng và huấn luyện chiến đấu hiện nay

Nghệ thuật sử dụng pháo binh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ - Bài học kinh nghiệm về tổ chức xây dựng lực lượng và huấn luyện chiến đấu hiện nay

Đứng trước âm mưu chiếm đóng và xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm, một pháo đài kiên cố mạnh nhất ở Đông Dương của thực dân Pháp, ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị họp và quyết định tập trung lực lượng mở chiến dịch tiến công tiêu diệt Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, nhằm giải phóng Tây Bắc, tạo chuyển biến cục diện chiến tranh và giúp bạn giải phóng Thượng Lào.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung thăm, tặng quà những người tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tại huyện Văn Bàn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung thăm, tặng quà những người tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tại huyện Văn Bàn

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến xã Liêm Phú (huyện Văn Bàn) thăm, tặng quà dân công hỏa tuyến từng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Hội thảo xúc tiến đầu tư và du lịch tại Nhật Bản với chủ đề "Lào Cai - điểm đến thành công"

Hội thảo xúc tiến đầu tư và du lịch tại Nhật Bản với chủ đề "Lào Cai - điểm đến thành công"

Sáng 23/4, tại Tokyo (Nhật Bản), UBND tỉnh Lào Cai, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tại Nhật Bản, Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Trung tâm ASEAN - Nhật Bản (AJC) đồng tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư và du lịch với chủ đề "Lào Cai - điểm đến thành công".

Thăm Mường Phăng, nơi đặt Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Thăm Mường Phăng, nơi đặt Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Những ngày này, cả nước đang tưng bừng hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024), một dấu son vàng của cách mạng Việt Nam. Nhân dịp này, phóng viên Báo Lào Cai đã đến thăm Mường Phăng, nơi đặt Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.

Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật

Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, chiều 22/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2023. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.

Những công trình ấm tình đoàn kết

Những công trình ấm tình đoàn kết

Với tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, góp phần chia sẻ khó khăn, giúp người dân có cuộc sống tốt hơn, hàng trăm công trình, phần việc đã được mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thực hiện, chào mừng các xã, phường, thị trấn tổ chức đại hội mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

fb yt zl tw