Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Bắc Hà: Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Bắc Hà: Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Người La Chí ở Bắc Hà sống tập trung chủ yếu ở xã Nậm Khánh. Đây là dân tộc còn gìn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc, trong đó Khu Cù Tê (tết tháng Bảy) có ý nghĩa rất quan trọng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của bà con. Tết Khu Cù Tê đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2015. Hiện cộng đồng người La Chí tại xã Nậm Khánh vẫn duy trì tết Khu Cù Tê. Tuy nhiên, hiện nay một số người trẻ dường như không quan tâm tới văn hóa truyền thống của dân tộc mình, số người làm nghề thầy cúng và biết cúng trong ngày tết Khu Cù Tê không nhiều và cũng đã cao tuổi; còn rất ít người biết dân ca, dân vũ truyền thống của dân tộc La Chí...

baoton2.png

Để bảo tồn và gìn giữ nét đẹp của dân tộc La Chí, vừa qua, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bắc Hà đã phối hợp với UBND xã Nậm Khánh tổ chức tái hiện ngày tết Khu Cù Tê. Ngoài tái hiện phần nghi lễ trong ngày tết, ngày hội còn diễn ra hoạt động trình diễn nhạc cụ của người La Chí, hát giao duyên; thi đấu các môn thể thao truyền thống (kéo co, đẩy gậy) và các trò chơi dân gian (đu quay, đi cà kheo); thi thêu thổ cẩm, hát dân ca...

Chị Lý Thị Hương, xã Nậm Khánh cho biết: Tháng Bảy hằng năm, các gia đình vẫn tổ chức ăn tết Khu Cù Tê, tuy nhiên năm nay, ngày tết được tổ chức tập trung giúp chúng tôi được ôn lại nghi lễ và ý nghĩa của ngày tết này.

Trước đó, UBND xã Nậm Khánh phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin huyện mở lớp tập huấn, mời nghệ nhân am hiểu sâu sắc về văn hóa người La Chí từ Hà Giang sang hướng dẫn, khôi phục lại một số phong tục, tập quán đã bị thất lạc; mời các chuyên gia của Sở Văn hóa và Thể thao truyền đạt kỹ năng bảo vệ di sản văn hóa; chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị, di sản văn hóa.

baoton3.png

Ngoài tết của người La Chí, huyện Bắc Hà cũng rất quan tâm bảo tồn và lưu giữ văn hóa nhảy lửa của người Dao đỏ. Phòng Văn hóa - Thông tin huyện đã phối hợp với UBND xã Nậm Đét tổ chức lớp truyền dạy nghi lễ này. Lớp học được Nghệ nhân Ưu tú Bàn A Ton - người lưu giữ văn hóa nhảy lửa của người Dao đỏ tại xã Nậm Đét - trực tiếp truyền dạy, với sự tham gia của 30 học viên là người Dao tại các xã Nậm Đét, Nậm Khánh, Bảo Nhai…

Đó là 2 trong nhiều hoạt động được Bắc Hà tổ chức trong thời gian qua thuộc kế hoạch của UBND huyện Bắc Hà về việc triển khai thực hiện Dự án 06 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

baoton4.png

Kế hoạch gồm 6 nội dung: Bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số (Lễ hội Xuống đồng người Tày xã Tà Chải, tết tháng Bảy của người La Chí xã Nậm Khánh); hỗ trợ nghệ nhân ưu tú người dân tộc thiểu số trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận (trong đó có 2 nghệ nhân là Nghệ nhân Ưu tú Lâm Văn Lù và các nghệ nhân trợ giảng truyền dạy nghệ thuật xòe dân tộc Tày tại xã Tà Chải; truyền dạy tri thức văn hóa dân gian dân tộc Dao đỏ và Nghi lễ nhảy lửa của người Dao của Nghệ nhân Ưu tú Bàn A Ton, xã Nậm Đét); xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân ca, dân vũ của dân tộc Phù Lá tại xã Lùng Phình; hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại các xã Tà Chải, Na Hối, Bản Phố, Nậm Mòn, Lùng Phình, Cốc Ly...

baoton5.png

Bắc Hà cũng lên kế hoạch tuyên truyền, quảng bá giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; thuê chuyên gia tư vấn xây dựng các chương trình truyền thông; quay video quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch đặc sắc của huyện Bắc Hà và đăng tải trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông. Đồng thời, kết hợp nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng vùng dân tộc thiểu số và miền núi; đầu tư bảo tồn làng, bản truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số phục vụ phát triển du lịch.

Bắc Hà đã và đang triển khai khôi phục, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của các dân tộc gắn với phát triển du lịch. Các hoạt động bảo tồn nhận được sự đồng thuận của bà con, sự hỗ trợ nhiệt tình của các nghệ nhân. Huyện Bắc Hà kỳ vọng biến di sản, văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số trên địa bàn thành tài sản, góp phần thu hút du khách.

Ông Bùi Văn Vinh, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bắc Hà cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ký ức mùa trăng

Ký ức mùa trăng

Tiến sĩ Phan Đăng Long, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho hay, đã thành truyền thống bao đời nay, hằng năm, đến ngày Rằm tháng Tám (âm lịch), người dân nhiều nước thuộc khu vực Đông Á, Đông Nam Á thường có tập quán vui đón Tết Trung thu.

Đưa tiểu cảnh vào nhà

Đưa tiểu cảnh vào nhà

Cuộc sống càng hiện đại, con người càng muốn được gần gũi với thiên nhiên. Vì thế, tiểu cảnh trong nhà đang là xu hướng trang trí của nhiều gia đình, góp phần tạo điểm nhấn cho không gian ngôi nhà và mang lại cảm giác thư thái cho mọi người.

Trung thu đang thành tết của người lớn?

Trung thu đang thành tết của người lớn?

Người được mệnh danh “thần đồng thơ” một thuở tiết lộ: “Tôi có đến 3 bài thơ về trăng đều viết vào dịp trung thu. Đó là bài “Trông trăng”; “Trăng sáng sân nhà em”; “Trăng ơi từ đâu đến”.

Nhà văn Ma Văn Kháng: Gừng càng già càng cay

Nhà văn Ma Văn Kháng: Gừng càng già càng cay

Ở tuổi 87, nhà văn Ma Văn Kháng vừa trở lại với văn đàn với tập truyện ngắn 'Chim trời bay về sau cơn mưa'. Qua tác phẩm, ông vẫn cho thấy dấu ấn văn chương của mình, đúng như kiểu 'gừng càng già càng cay' vậy.

Vị đoàn viên

Vị đoàn viên

Ở thời điểm này, người ta quan tâm nhiều về thị trường bánh trung thu của năm nay, xem có những lựa chọn nào, hương vị nào mới lạ. Một mùa trăng đoàn viên nhưng nhắc nhiều chắc cũng chỉ có chuyện ăn gì, đi chơi ở đâu… Đôi khi cái bánh tròn đầy, đủ vị nhưng giá trị đoàn viên thì cứ phai nhạt dần.

Việt Nam trong mắt nhiếp ảnh gia

Việt Nam trong mắt nhiếp ảnh gia

Cuộc thi ảnh Thiêng liêng cờ Tổ quốc lần 3 do Báo Người Lao Động tổ chức với giải nhất 30 triệu đồng, giải nhì 20 triệu đồng... Tổng kết mỗi quý, ban tổ chức sẽ công bố những bức ảnh lọt vào vòng sơ khảo.

Câu chuyện sự cố ẩm thực và bảo vệ thương hiệu du lịch văn hóa

Câu chuyện sự cố ẩm thực và bảo vệ thương hiệu du lịch văn hóa

Vừa qua, gần 150 du khách đã phải nhập viện, điều trị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Phượng, trong đó có 30 khách nước ngoài. Đến nay, toàn bộ người bị ngộ độc đã xuất viện. Chủ cơ sở sản xuất bánh mì Phượng đã có thư xin lỗi gửi đến khách hàng, đăng trên Fanpage của tiệm, Facebook cá nhân bà chủ Trương Thị Phượng...

Tự hào Vườn Di sản ASEAN

Tự hào Vườn Di sản ASEAN

Vườn Quốc gia Hoàng Liên - Vườn Di sản ASEAN trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ với diện tích hơn 28.000 ha nằm ở độ cao từ 1.000 đến 3.000 m so với mặt nước biển, thuộc địa bàn thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) và huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu). Với hệ sinh thái rừng phong phú, nơi đây được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học vào bậc nhất khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là điểm đến hấp dẫn du khách.

Nơi lắng đọng tình cảm với Bác kính yêu

Nơi lắng đọng tình cảm với Bác kính yêu

Nằm ngay trung tâm thành phố Lào Cai, Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lào Cai còn có tên gọi là Công viên Hồ Chí Minh. Đây là nơi thể hiện tình cảm thiêng liêng, lòng tôn kính, nơi lắng đọng niềm kính yêu và sự biết ơn vô hạn của đồng bào các dân tộc Lào Cai đối với Bác Hồ.

fb yt zl tw