Từ lâu, thôn Phẻo, xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng vẫn duy trì và phát triển đội văn nghệ quần chúng gồm hơn 20 thành viên, chủ yếu là phụ nữ và tất cả đều là đồng bào Tày. Những lúc nông nhàn, ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ hay buổi tối, chị em lại tề tựu về nhà văn hóa thôn tập và trao truyền cho nhau những giai điệu Then, tiếng đàn tính giàu cảm xúc...
Dưới ngón huyền của những phụ nữ Tày duyên dáng, dịu dàng, mỗi tiếng tơ trên cây đàn tính ngân vang là thanh âm sâu lắng của tâm hồn trong trẻo, của khát vọng về tình yêu thương và hạnh phúc.
Cây đàn tính ở thôn Phẻo không đơn thuần chỉ là quả bầu khô, của thanh gỗ và dây tơ mà còn chứa đựng giá trị bản sắc văn hóa truyền thống đậm đà của đồng Tày tại một vùng quê hương thanh bình, trù phú. Tiếng đàn còn là nhịp cầu để mọi người yêu thương, chia sẻ, đoàn kết, cùng thi đua, chung sức, chung lòng xây dựng cuộc sống mới ngày càng tươi đẹp hơn.
Trên địa bàn huyện Bát Xát, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em luôn được chú trọng. Trung tâm Y tế huyện đã và đang triển khai nhiều biện pháp cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ như: tổ chức các buổi thực hành dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và bà mẹ có con dưới 5 tuổi; bổ sung vitamin A cho trẻ; cấp phát các sản phẩm vi chất dinh dưỡng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong chăm sóc trẻ…
Bát Xát là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đợt mưa lũ vừa qua với nhiều thiệt hại về người, công trình hạ tầng, nhà ở, tài sản của Nhân dân. Sau mưa lũ, nhiều diện tích lúa bị sạt lở vùi lấp, ngập úng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng.
Sau những ngày dãi nắng, dầm mưa, lội bùn tìm kiếm nạn nhân mất tích trong trận lũ quét, sạt lở đất, hôm nay, các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 98, Sư đoàn 316, Quân Khu 2 đã rời Làng Nủ để bắt đầu thực hiện những nhiệm vụ mới. Tiếng khóc xé lòng của đồng bào Tày dưới chân núi Con Voi đã đưa họ đến đây để thực hiện mệnh lệnh từ trái tim và hôm nay bà con lại bật khóc trong niềm cảm mến và trân trọng với những người lính trẻ.
Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em là yếu tố quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới. Thời gian qua, chương trình khám bệnh lưu động của các bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh đã góp phần giúp phụ nữ và trẻ em người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Hà tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng và nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe.
Điểm trường Mầm non Mù Tráng Phìn, xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai là điểm trường duy nhất trên địa bàn đang mượn nhà của người dân tổ chức dạy và học để đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh.
Nhà sàn người Tày Bảo Yên là sản phẩm kiến trúc độc đáo, thể hiện sự hòa hợp của con người, thiên nhiên và văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, trận mưa lũ lịch sử vừa qua đã làm nhiều ngôi nhà sàn của người dân xã Nghĩa Đô bị ngả nghiêng, có thể sập đổ bất cứ lúc nào.
Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.
Sáng 21/9, các lực lượng cùng với người dân xã Phúc Khánh và xã Lương Sơn đã khẩn trương vận chuyển, lắp đặt đồ dùng sinh hoạt, tiến hành vệ sinh sạch sẽ từng căn nhà để chuẩn bị đón người dân Làng Nủ đến tạm cư.
Triển khai Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em”, Tổ truyền thông cộng đồng thôn Ma Ngán, xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương được thành lập nhằm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giúp phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số nơi đây có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Những trận mưa lớn do hoàn lưu cơn bão số 3 đã làm cho đoạn đường từ xã Ngải Thầu cũ đến Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS A Lù bị sạt lở nhiều đoạn, giao thông bị ách tắc. Trong những ngày gần đây, các thầy, cô giáo phải đi bộ 5 km vượt qua các đoạn đường sạt lở và đường mòn mang hàng cứu trợ về cho học sinh.
Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên. Phấn đấu đến ngày 21/9 sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư.
Hôm nay đã bước sang ngày thứ 10 xảy ra sạt lở đất tại xóm Bản Cái (thôn Nậm Tông), hiện trường khu vực tìm kiếm nắng gắt từ sớm, hơi nước bốc lên mạnh, các lực lượng chức năng tổ chức làm hai hướng hy vọng sớm tìm thấy nạn nhân xấu số.
Từ ngày 16/9, học sinh lớp 1C, lớp 2C tại Điểm trường Làng Nủ đã chuyển đến ở bán trú và học tập tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên) để đảm bảo an toàn. Nhiều em trở lại lớp với gương mặt vẫn còn hoảng sợ vì trận lũ kinh hoàng đã vĩnh viễn cướp đi sinh mạng của người thân, bạn bè.
Sau trận mưa lũ lịch sử, cùng với việc nhanh chóng tìm kiếm, cứu nạn những người mất tích, từng bước khắc phục thiên tai, vùng lũ xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) nỗ lực đưa học sinh các thôn đến trường. Đặc biệt, các em học sinh thôn Kho Vàng - nơi chịu nhiều ảnh hưởng cũng đã được đến trường học tập.
Ngay sau khi chó nghiệp vụ được đưa đến hiện trường tham gia tìm kiếm người mất tích do sạt lở đất tại xóm Bản Cái, thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc (huyện Bắc Hà) tiến độ tìm kiếm đã được đẩy nhanh, trong chiều hôm nay (17/9) đã tìm thêm được 1 thi thể người mất tích.
Từ ngày 15/9, tuyến đường Mường Hum - Y Tý - Ngải Thầu (Bát Xát) cũ đã được thông đường, nhiều đoàn xe chở hàng cứu trợ từ khắp các tỉnh trong cả nước đã đến với vùng lũ A Lù. Đồng bào các dân tộc xã A Lù sau 1 tuần bị cô lập xúc động khi được nhận những nhu yếu phẩm, hàng hóa đong đầy tình yêu thương của các đoàn thiện nguyện vượt đường xa đến với bà con.
Chiều 12/9, trên quốc lộ 279, tại Km 78+650, đoạn qua thôn bản Bông 3, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên xuất hiện điểm sạt lở lớn với chiều dài hơn 100 m, cao 15 m vùi lấp hoàn toàn lòng đường, ách tắc giao thông.
Những ngày qua, mưa lớn của hoàn lưu bão số 3 đã gây sụt sạt trên nhiều tuyến đường của huyện Bắc Hà. Điều này không chỉ gây cản trở công tác cứu hộ, cứu nạn còn khiến việc tiếp tế lương thực, thực phẩm gặp nhiều khó khăn. Để chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương, tuổi trẻ Bắc Hà đã thành lập đoàn cứu trợ với gần 100 thành viên, thực hiện nhiệm vụ vận chuyển lương thực, thực phẩm đến với người dân ở các thôn bị cô lập.
Sau trận mưa lũ lịch sử, dọc Quốc lộ 279 (đoạn thị trấn Phố Ràng - Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên) có nhiều điểm sạt lở, đất đá và cây cối tràn kín mặt đường. Hiện mới thông tuyến từ thị trấn Phố Ràng đến cầu Bến Chuân và từ cầu Làng Đao (Xuân Hòa) đến Nghĩa Đô.
14 giờ, giữa cái nắng hơn 30 độ C trên cánh đồng Tông Pháy, xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, các chiến sĩ công an, đoàn viên, thanh niên và người dân vẫn miệt mài, khẩn trương "cứu" lúa đang bị vùi lấp dưới bùn bởi mưa, lũ.