Phần II: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

70 năm Chiến thắng Tây Bắc (1952 - 2022)

Chiến thắng Tây Bắc 1952 đã đi vào lịch sử kháng chiến giành độc lập dân tộc, là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự, chính trị, kinh tế, tạo ra thế và lực mới để tiến hành cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

>> Phần I: Bối cảnh, diễn biến và kết quả Chiến dịch Tây Bắc

1. Nguyên nhân thắng lợi

Chiến thắng Tây Bắc 1952 đã đi vào lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc, là một trong những chiến công oanh liệt, có ý nghĩa chiến lược, làm chuyển biến cục diện chiến tranh theo hướng có lợi cho ta, góp phần tạo thế và lực mới tiến tới giành thắng lợi cuối cùng trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954. Chiến thắng đó được xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên cơ bản sau: 

- Thắng lợi của Chiến dịch Tây Bắc trước hết là do sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, tài tình của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Tổng Quân ủy. Đó là chủ trương: Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, tìm nơi sơ hở của địch mà đánh và phương châm tác chiến là “Đánh điểm, diệt viện”. Xác định rõ mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, tranh thủ nhân dân, giải phóng một phần đất đai và xây dựng căn cứ địa Tây Bắc.

- Các cấp ủy đảng, chính quyền, quân và dân các địa phương, trực tiếp là các tỉnh trên địa bàn Tây Bắc đã phát huy tinh thần yêu nước, một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Quân ủy, đoàn kết, khắc phục khó khăn, vừa tích cực đánh giặc bảo vệ hậu phương, vừa tham gia phục vụ kháng chiến, cung cấp sức người, sức của bảo đảm cho chiến dịch thắng lợi.

- Thắng lợi xuất phát từ tài thao lược, chỉ đạo tác chiến của Tổng Quân ủy và Bộ Chỉ huy chiến dịch, sự đoàn kết, quyết tâm chiến đấu cao của các lực lượng tham gia chiến dịch mà nòng cốt là các đại đoàn chủ lực.

- Công tác huy động lực lượng phục vụ, bảo đảm hậu cần chiến dịch được tiến hành chu đáo, khẩn trương với quy mô lớn; hoạt động phối hợp tác chiến giữa các chiến trường nhất là chiến trường sau lưng địch với chiến trường Tây Bắc được tiến hành đồng bộ, góp phần tạo thành sức mạnh tổng hợp để giành chiến thắng...

Bộ đội ta tấn công tiêu diệt cứ điểm Gia Phù (Sơn La) trong Chiến dịch Tây Bắc, năm 1952. Ảnh Tư liệu. ảnh 1
Bộ đội ta tấn công tiêu diệt cứ điểm Gia Phù (Sơn La) trong Chiến dịch Tây Bắc, năm 1952. Ảnh Tư liệu.

2. Ý nghĩa lịch sử

Thứ nhất, Chiến thắng Tây Bắc 1952 đã đi vào lịch sử kháng chiến giành độc lập dân tộc, là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự, chính trị, kinh tế, tạo ra thế và lực mới để tiến hành cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
 Về quân sự, Chiến thắng Tây Bắc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch (diệt, bắt sống và làm bị thương trên 6.000 tên địch), thu nhiều vũ khí trang bị. Đập tan thế bố trí lực lượng của địch tại vùng Tây Bắc và các cuộc hành quân, chi viện của địch, đẩy địch vào thế co cụm, phòng ngự bị động trên một số khu vực (Nà Sản).
 Về chính trị, kinh tế, Chiến thắng Tây Bắc đã giải phóng được một vùng rộng lớn đất đai ở địa bàn chiến lược. Những cánh đồng rộng lớn như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Than Uyên, Quang Huy, Phù Yên lắm thóc, nhiều lâm thổ sản đã thuộc về ta, góp phần tạo thuận lợi cho việc xây dựng, củng cố chính quyền nhân dân, cơ sở Đảng, cơ sở chính trị và tiềm lực cho kháng chiến; mở rộng hậu phương kháng chiến, tạo điều kiện thuận lợi cuộc tiến công chiến lược Đông xuân 1953 - 1954, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Tạo ra thế và lực mới cho cách mạng Việt Nam đó là giành và giữ vững được quyền chủ động trên chiến trường. Ta hoàn toàn chủ động lựa chọn chiến trường, mục tiêu và cách đánh với những lực lượng, quy mô khác nhau. Việc mở rộng được các vùng giải phóng, đặc biệt là kết nối thủ đô kháng chiến Việt Bắc với Tây Bắc, với Thượng Lào, Trung Quốc và kết nối với chiến trường vùng đồng bằng ở Liên khu 3, Liên khu 4 đã góp phần tăng thêm tiềm lực và tương quan sức mạnh giữa ta và địch, từng bước làm suy yếu và đẩy Pháp vào thế ngày càng bất lợi.

Thứ hai, Chiến thắng Tây Bắc đã làm phá sản các chính sách quân sự, chính trị của thực dân Pháp tại Việt Nam, đẩy Pháp vào thế bị động về chiến lược, đồng thời giáng một đòn mạnh mẽ vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp: Đập tan âm mưu củng cố “Xứ Thái”, “Xứ Nùng tự trị” và từng bước làm thất bại chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”; đẩy thực dân Pháp vào thế bị động, lúng túng về chiến lược (phân tán, mắc kẹt trong mẫu thuẫn giữa tập trung và phân tán; giữa tiến công ra vùng tự do và phòng ngự ở vùng đã kiểm soát; giữa bảo vệ đồng bằng Bắc Bộ và bảo vệ Thượng Lào…).

Thứ ba, Chiến thắng Tây Bắc đã khẳng định sự phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam, khả năng tác chiến, hiệp đồng binh chủng với quy mô lớn ở địa hình rừng núi, xa hậu phương, làm kinh nghiệm quý để ta tổ chức các chiến dịch với quy mô lớn hơn.

Thứ tư, Chiến thắng Tây Bắc 1952 là nguồn động viên to lớn đối với quân và dân ta, qua đó góp phần củng cố niềm tin vào sự nghiệp cách mạng, đường lối kháng chiến của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh công cuộc kháng chiến, kiến quốc thắng lợi.

Thứ năm, Chiến thắng Tây Bắc một mặt góp phần giải phóng phần lớn đất đai, dân số trên địa bàn chiến lược, mặt khác tạo điều kiện cho cách mạng Lào, đặc biệt là vùng Thượng Lào phát triển, góp phần thúc đẩy cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương Việt Nam - Lào - Campuchia từng bước phát triển tiến tới thắng lợi hoàn toàn.

 Phát huy tinh thần chiến thắng Tây Bắc 1952 trong sự nghiệp và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

70 năm đã trôi qua, song những bài học kinh nghiệm quý báu của Chiến thắng Tây Bắc 1952 vẫn còn nguyên giá trị, cần tiếp tục được phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đó là:

- Không ngừng phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Tiếp tục giữ vững độc lập, tự chủ; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo, vùng trời của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Tập trung chăm lo xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Đến năm 2025, cơ bản xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

- Chú trọng củng cố, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn thế trận an ninh nhân dân vững chắc, cốt lõi là xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc; hoàn thiện và nâng cao hiệu quả cơ chế quản lý, điều hành và phát huy vai trò, sự phối hợp, hiệp đồng của các tổ chức, lực lượng trong tác chiến khu vực phòng thủ; nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa, xử lý hiệu quả các tình huống về quốc phòng, an ninh, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

- Thường xuyên chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, nòng cốt là Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Trong đó, tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội; ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng và lực lượng; tổ chức, sắp xếp biên chế Quân đội theo hướng: tinh, gọn, mạnh, linh hoạt.

Họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Chiến thắng Tây Bắc 1952 - Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm”, chiều ngày 6/10 tại Hà Nội. ảnh 2
Họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Chiến thắng Tây Bắc 1952 - Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm”, chiều ngày 6/10 tại Hà Nội.

- Tiếp tục nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm chiến đấu trong các cuộc chiến tranh vừa qua, vận dụng nghiên cứu, phát triển nghệ thuật quân sự trong tình hình mới phù hợp với tổ chức trang bị, lực lượng và cách đánh của Việt Nam. Chủ động đẩy mạnh công tác huấn luyện; phấn đấu tạo được sự đột phá trong huấn luyện, đào tạo nâng cao trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu cho bộ đội. Tập trung xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân; có tinh thần, ý chí, quyết tâm chiến đấu cao “dám đánh, biết đánh và quyết đánh thắng” nhất là trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao.

- Tiếp tục thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương đối ngoại của Đảng, Nhà nước, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước trên thế giới đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Nhân dân ta.

- Tăng cường đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch và các âm mưu xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Tập trung quán triệt, triển khai thực hiện thắng lợi các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn Tây Bắc, trọng tâm là Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 01/8/2022 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

 Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Tây Bắc là dịp để ôn lại lịch sử cách mạng, tôn vinh và tri ân những cống hiến, hy sinh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; tuyên truyền giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc; khơi dậy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đại đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, góp phần đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng, phát triển và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.

Ban Tuyên giáo Trung ương

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo an ninh, an toàn cho Kỷ niệm 65 năm Bác Hồ thăm Lào Cai và Kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa

Đảm bảo an ninh, an toàn cho Kỷ niệm 65 năm Bác Hồ thăm Lào Cai và Kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa

Nhằm quyết tâm thực hiện nhiệm vụ chính trị bảo vệ an toàn cho Lễ kỷ niệm 65 năm Bác Hồ thăm Lào Cai và Kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa, từ nhiều ngày qua, Công an tỉnh Lào Cai đã chủ động triển khai các phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối tại buổi lễ khai mạc cũng như các hoạt động diễn ra bên lề.

Thành ủy Lào Cai: Sơ kết 2 năm thực hiện Kết luận 01 - KL/TW

Thành ủy Lào Cai: Sơ kết 2 năm thực hiện Kết luận 01 - KL/TW

Sáng 22/9, Thành ủy Lào Cai tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Kết luận 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và tổng kết Đợt thi đua chuyên đề chào mừng Kỷ niệm 65 năm Bác Hồ thăm Lào Cai (23/9/1958 - 23/9/2023).

Niềm tự hào của thôn Trung Tâm

Niềm tự hào của thôn Trung Tâm

Vinh dự trở thành một trong những tập thể được vinh danh trong đợt thi đua Kỷ niệm 65 năm Bác Hồ lên thăm Lào Cai, chúng tôi hỏi anh Nguyễn Tiến Hưng, trưởng thôn Trung Tâm, xã Dương Quỳ (Văn Bàn) về bí quyết. Anh Hưng tự hào chia sẻ: “Chìa khóa ở đây là sự đồng lòng, sự đoàn kết của tất cả người dân trong thôn. Mỗi người một việc nhỏ, chung sức lại sẽ làm nên việc lớn”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Sàn giao dịch chứng khoán New York

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Sàn giao dịch chứng khoán New York

Nhân dịp tham dự Tuần lễ Cấp cao khóa 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc và hoạt động song phương tại Hoa Kỳ, sáng 21/9 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới tham quan Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và rung chuông khai mạc phiên giao dịch tại sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới này.

Chuyện về hành trình Bác Hồ vào thăm vùng mỏ Cam Đường

Chuyện về hành trình Bác Hồ vào thăm vùng mỏ Cam Đường

Năm 2023, kỷ niệm 65 năm Bác Hồ thăm Lào Cai, chúng tôi có dịp tìm lại hành trình Bác Hồ dừng chân vào thăm vùng Mỏ Apatit Cam Đường. Về lại những điểm Bác đã dừng chân xưa trên đường vào đất Mỏ, được gặp các nhân chứng lịch sử nguyên là công nhân Mỏ đã vinh dự được đón Bác, nghe lại những câu chuyện Bác dạy, thấy sự đổi thay nơi đây mà lòng rạng ngời hạnh phúc.

150 cán bộ làm công tác dân vận được bồi dưỡng nghiệp vụ

150 cán bộ làm công tác dân vận được bồi dưỡng nghiệp vụ

Sáng 21/9, Trung tâm Chính trị huyện Bảo Yên phối hợp với Ban Dân vận Huyện ủy Bảo Yên tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận dành cho cán bộ cơ sở năm 2023. Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ có 150 học viên là cán bộ làm công tác dân vận thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Tuyên dương 65 “Đảng viên trẻ tiêu biểu”, “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác”, “Công dân trẻ tiêu biểu”, “Câu lạc bộ Thanh niên tiêu biểu”

Tuyên dương 65 “Đảng viên trẻ tiêu biểu”, “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác”, “Công dân trẻ tiêu biểu”, “Câu lạc bộ Thanh niên tiêu biểu”

Sáng 21/9, Thành đoàn Lào Cai tổ chức hội nghị tuyên dương “Đảng viên trẻ tiêu biểu”, “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác”, “Công dân trẻ tiêu biểu”, “Câu lạc bộ thanh niên tiêu biểu” năm 2023.

Thành đoàn Lào Cai tổ chức tổng kết đợt thi đua đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 65 năm Bác Hồ thăm Lào Cai

Thành đoàn Lào Cai tổ chức tổng kết đợt thi đua đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 65 năm Bác Hồ thăm Lào Cai

Sáng 21/9, Thành đoàn Lào Cai tổ chức chương trình tổng kết đợt thi đua đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 65 năm Bác Hồ thăm Lào Cai (23/9/1958 - 23/9/2023); trao giải cuộc thi hùng biện "Bác Hồ với Lào Cai - Tuổi trẻ thành phố Lào Cai học và làm theo lời Bác”.

Trường Chính trị tỉnh Lào Cai đạt giải cao tại hội thi giảng viên giỏi các trường chính trị toàn quốc lần thứ VIII

Trường Chính trị tỉnh Lào Cai đạt giải cao tại hội thi giảng viên giỏi các trường chính trị toàn quốc lần thứ VIII

Ngày 20/9, tại Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức bế mạc Hội thi Giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ VIII.

Bà Vũ Thị Hồng Quý - nữ công nhân Nhà máy Điện Lào Cai từng vinh dự được gặp Bác Hồ

Bà Vũ Thị Hồng Quý - nữ công nhân Nhà máy Điện Lào Cai từng vinh dự được gặp Bác Hồ

Trong phòng truyền thống của Công ty Điện lực Lào Cai có một bức ảnh người phụ nữ đang trong tư thế sẵn sàng chiến đấu (ngắm bắn mục tiêu) bảo vệ Nhà máy Điện Lào Cai. Đó chính là bà Vũ Thị Hồng Quý, một trong những người thuộc thế hệ đầu tiên của Nhà máy Điện Lào Cai, cũng là người từng vinh dự được gặp Bác Hồ khi Người thăm Lào Cai tháng 9 năm 1958.

Mang những điều tốt đẹp cho cộng đồng

Mang những điều tốt đẹp cho cộng đồng

Hơn 1 năm công tác tại huyện Si Ma Cai trên cương vị Bí thư Huyện ủy, anh Hà Đức Minh, sinh năm 1987 đã để lại những dấu ấn trên các mặt công tác, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

 Góp phần tạo khí thế thi đua sôi nổi

Phòng Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Góp phần tạo khí thế thi đua sôi nổi

Thời gian qua, Phòng Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã đạt nhiều kết quả trong công tác chuyên môn, nhất là trong đợt thi đua chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ thăm Lào Cai, góp phần tạo động lực, khí thế thi đua sôi nổi trong toàn Đảng bộ tỉnh.

fb yt zl tw