Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
4 xã đăng ký “về đích” nông thôn mới: Có cần thêm thời gian?

4 xã đăng ký “về đích” nông thôn mới: Có cần thêm thời gian?

Theo Kế hoạch 104 ngày 15/2/2024 của Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia, 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có thêm 4 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới. Qua rà soát của các xã, cơ bản đều đạt 19 tiêu chí, tuy nhiên vẫn phải “châm trước”.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

4 xã được lựa chọn đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới trong 6 tháng đầu năm 2024 có lợi thế là số tiêu chí đạt cao (tính đến hết năm 2023), trong đó Mường Hoa (thị xã Sa Pa) đạt 19/19 tiêu chí (cần duy trì các tiêu chí), Vĩnh Yên (Bảo Yên) đạt 17/19 tiêu chí (2 tiêu chí chưa đạt là cơ sở vật chất văn hóa; hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật), Chiềng Ken (Văn Bàn) đạt 15/19 tiêu chí (4 tiêu chí chưa đạt là giao thông; trường học; cơ sở vật chất văn hóa; môi trường và an toàn thực phẩm), Cam Cọn (Bảo Yên) đạt 13/19 tiêu chí (6 tiêu chí chưa đạt là trường học; cơ sở vật chất văn hóa; thông tin và truyền thông; y tế; môi trường và an toàn thực phẩm; hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật).

z5590535480824_4c1e086f1d1c51613b1247dfa84e5a59.jpg

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những thuận lợi, thách thức trong tổ chức thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở 4 xã, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia đã yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể được phân công giúp đỡ cùng vào cuộc với quyết tâm cao nhất, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí, nội dung thành phần, kịp thời hỗ trợ các xã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đối với các huyện và xã, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, huy động nguồn lực đầu tư để thực hiện các tiêu chí chưa đạt cũng như củng cố tính bền vững của các tiêu chí đã đạt.

Bằng các giải pháp cụ thể, cả 4 xã đã có những cách làm phù hợp với thực tế tại địa phương, trong đó nêu cao quyết tâm, sự nỗ lực của cơ sở, với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, nhờ đó, các tiêu chí đã cơ bản đạt theo tiến độ đề ra. Trong 4 xã được lựa chọn đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới nói trên thì Cam Cọn là xã có số tiêu chí nông thôn mới chưa đạt nhiều nhất.

z5590535499783_09fa48cf8244714b03904128a88990d0.jpg

Theo ông Hồ Viết Hùng, Chủ tịch UBND xã Cam Cọn (Bảo Yên), qua rà soát, xã đã đạt 19 tiêu chí, nhưng có một số tiêu chí ở mức tối thiểu. Qua tìm hiểu thực tế, đối với một số tiêu chí chưa đạt như y tế, trường học, thông tin và truyền thông, môi trường và an toàn thực phẩm… xã và huyện mới triển khai đầu tư nên có thể có những hạng mục chưa kịp hoàn thành trong tháng 6. Cho nên, vẫn có thể công nhận đã đạt các tiêu chí đó, bởi thực tế “đã triển khai đầu tư thì sẽ phải hoàn thành” dù thời gian có thể dài hơn.

Với xã Vĩnh Yên, hiện 2 tiêu chí còn lại (cơ sở vật chất văn hóa; hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật) cũng được coi là đạt. Tuy nhiên, đối với tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, đang triển khai xây dựng nhà đa năng của xã, nhà văn hóa bản Nậm Mược nhưng trong tháng 7 mới hoàn thành, nhà văn hóa bản Tổng Kim đang điều chỉnh thiết kế.

z5590535380625_885f08d9d6b635f22d525d6ec9ab462b.jpg

Đối với Chiềng Ken (Văn Bàn), để đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới trong 6 tháng đầu năm 2024, xã phải đạt 4 tiêu chí, gồm giao thông; trường học; cơ sở vật chất văn hóa; môi trường và an toàn thực phẩm.

Ông Vũ Khanh Nguyên, Chủ tịch UBND xã Chiềng Ken cho biết: Đến hết tháng 5, trong 4 tiêu chí phải đạt, xã đã đạt 2 tiêu chí (cơ sở vật chất văn hóa; môi trường và an toàn thực phẩm), 2 tiêu chí còn lại (giao thông, trường học) sẽ đạt vào cuối tháng 6. Tuy nhiên, đối với tiêu chí giao thông, để đạt tiêu chí này phải đầu tư nâng cấp tuyến đường Khánh Yên Hạ đi Tằng Pậu. Hiện Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng và Giao thông (INTRACOM) đang triển khai đầu tư và thi công.

Theo đại diện INTRACOM, đây là công trình phúc lợi do doanh nghiệp đầu tư cho địa phương, dự kiến hoàn thành trong năm 2024. Tuy nhiên, theo lộ trình xây dựng nông thôn mới của xã, doanh nghiệp sẽ phấn đấu hoàn thành công trình trong tháng 8.

z5590535441245_676a38e7da81c8a93749715839ed6461.jpg

Rõ ràng về lý thuyết, tất cả hạng mục, phần việc để đáp ứng theo các tiêu chí đều được các xã triển khai và có thể công nhận đã đạt, nhưng nếu để đảm bảo làm đến đâu chắc đến đó thì rất cần thêm thời gian để các tiêu chí “cứng” hơn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mùa quả ngọt dưới núi Đại Bàng

Mùa quả ngọt dưới núi Đại Bàng

Dãy núi đá trắng và đỉnh núi nhọn thuộc thôn Mù Tráng Phìn, xã Cán Cấu (huyện Si Ma Cai) nhìn như đôi cánh đại bàng khổng lồ đang dang rộng. Ngày trước, khi mùa xuân đến có những đôi đại bàng rủ nhau về làm tổ nên đồng bào Mông nơi đây gọi là núi Đại Bàng.

Chiềng Ken dồn sức “về đích” nông thôn mới

Chiềng Ken dồn sức “về đích” nông thôn mới

Đi trên tuyến đường bê tông rộng mở chạy quanh thôn, xóm của xã Chiềng Ken (Văn Bàn), chúng tôi cảm nhận được không khí khẩn trương của người dân đang chung sức “tự nguyện dịch rào, đồng lòng hiến đất”, hoàn thành nốt những kilômét đường liên thôn cuối cùng, sẵn sàng “về đích” nông thôn mới.

Thúc đẩy sản xuất theo hướng hữu cơ vùng trung du và miền núi

Thúc đẩy sản xuất theo hướng hữu cơ vùng trung du và miền núi

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một trong những xu hướng nhằm phát triển nền nông nghiệp hiện đại. Hiện nay, sản xuất theo hướng này đã và đang được nhiều địa phương thực hiện. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không chỉ có mặt ở vùng đồng bằng còn xuất hiện ở những địa bàn miền núi, nơi đồng bào dân tộc sinh sống. Việc sản xuất theo hướng này giúp nâng cao chất lượng, bảo đảm sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, gia tăng giá trị sản xuất.

Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc từ phát triển kinh tế rừng

Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc từ phát triển kinh tế rừng

Bảo Thắng là huyện miền núi biên giới của tỉnh Lào Cai có 20 dân tộc cùng sinh sống. Nhờ sự hỗ trợ từ các chương trình của Chính phủ và chủ trương trồng những cây có giá trị kinh tế cao, vận dụng linh hoạt chính sách giao đất, giao rừng đã tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ vậy, từ một huyện khó khăn, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bảo Thắng đã được cải thiện về kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần tích cực giảm nghèo

Tín dụng chính sách xã hội góp phần tích cực giảm nghèo

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, nhận thức của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ cơ sở và người dân được thụ hưởng chính sách vay vốn ưu đãi ở Lào Cai đã có sự chuyển biến rõ rệt, góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo tại địa phương.

Bảo Thắng nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp

Bảo Thắng nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp

Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp của huyện Bảo Thắng 5 tháng đầu năm 2024 đạt 57,6 triệu đồng, tăng 4,6 triệu đồng so với cùng kỳ. Để đạt được kết quả này, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Bản Hồ nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Bản Hồ nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Bản Hồ là xã vùng 3 của thị xã Sa Pa, có 7 thôn với 611 hộ, chủ yếu là dân tộc Dao (chiếm 42,5%) và dân tộc Tày (chiếm 35%). Thời gian qua, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ban Chỉ đạo xã Bản Hồ đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trong năm 2023, xã đạt thêm 3 tiêu chí là quy hoạch, giao thông và y tế.

Giảm phát thải trong canh tác nông nghiệp, thước đo giá trị nông sản

Giảm phát thải trong canh tác nông nghiệp, thước đo giá trị nông sản

Việt Nam đang đối mặt với việc thu hẹp sản xuất liên quan đến chất lượng đất đang bị suy thoái nghiêm trọng. Đây là ý kiến đưa ra tại hội thảo Hiện trạng và định hướng quản lý sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức mới đây tại TP.HCM.

fb yt zl tw