Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Xuân về bản Cam

Xuân về bản Cam

Những ngày đầu năm mới ở khu tái định cư Cảng hàng không Sa Pa, không khí se lạnh, ánh nắng vàng óng phủ lên những mái nhà mới xây mang dáng dấp biệt thự, tạo nên khung cảnh đầy sức sống.

Thật khó tin rằng, chỉ một năm trước, nơi đây vẫn là vùng đất trống. Khi ấy, huyện Bảo Yên đã triển khai Chiến dịch 60 ngày đêm để vận động và hỗ trợ người dân bản Cam 2 di dời nhà ở, tài sản đến khu tái định cư, phục vụ dự án Cảng hàng không Sa Pa. Hình ảnh dân quân và người dân tất bật dựng nhà, những chuyến xe chở đồ đạc, khung nhà sau khi được tháo dỡ, vẫn in đậm trong ký ức mỗi người dân nơi đây.

2.jpg

Khu tái định cư lúc ấy chẳng khác nào đại công trường khi các hộ dân đồng loạt khởi công xây dựng nhà. Dù ban đầu có nhiều khó khăn trong việc thích nghi với nếp sống mới nhưng bà con đã nỗ lực vượt qua. Cấp ủy đảng và chính quyền địa phương cũng luôn sát cánh, thường xuyên gặp gỡ, lắng nghe để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc nảy sinh.

Gia đình chị Đặng Thị Dung, dân tộc Dao ở bản Cam 4 đang hối hả hoàn thiện căn nhà mới để kịp chuyển vào đón tết Nguyên đán Ất Tỵ. Chị Dung cùng các hộ dân khác đã chuyển ra khu tái định cư từ năm ngoái nhưng năm nay mới được tuổi làm nhà. Chị chia sẻ rằng, số tiền đền bù giải phóng mặt bằng được gia đình chia ra, một phần để xây dựng căn nhà đủ ở, phần còn lại dành làm vốn kinh doanh, dự phòng khi ốm đau và lo cho việc học hành của con cái.

3.jpg

Cách nhà chị Dung không xa, tại khu xưởng mộc của anh Vũ Văn Tuyên (người dân bản Cam 4) công nhân đang tất bật hoàn thiện những bộ bàn ghế, giường tủ theo đơn đặt hàng của bà con để kịp giao trước tết. Trước đây, khi còn ở bản cũ, anh Tuyên đã có một xưởng mộc nhỏ chuyên đóng đồ gia dụng phục vụ người dân trong xã. Khi chuyển đến khu tái định cư, dù quỹ đất không còn rộng như trước, anh vẫn cố gắng dựng lại một xưởng gỗ nhỏ ngay bên cạnh nhà. Nhờ vậy, anh không chỉ tiếp tục gắn bó với nghề mà còn duy trì được nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

Sau một năm di chuyển ra khu tái định cư để nhường đất xây dựng dự án Cảng hàng không Sa Pa, người dân các bản Cam 1, Cam 2, Cam 4, đã dần ổn định cuộc sống trong môi trường mới. Vốn quen với cuộc sống nông thôn và ruộng nương, họ từng bước thích nghi với nhịp sống nơi phố xá. Những nếp sinh hoạt truyền thống được điều chỉnh để phù hợp với không gian sống mới nhưng bà con vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa đặc trưng của mình.

4.jpg

Khu tái định cư giờ đây khang trang hơn với những căn nhà xây kiên cố, mang thiết kế kiến trúc hiện đại mọc lên san sát. Bên cạnh đó, với số tiền đền bù nhận được, nhiều gia đình đã dành dụm để đầu tư cho con cái học nghề, tìm kiếm cơ hội phát triển lâu dài và gửi tiết kiệm để phòng khi khó khăn. Cuộc sống tuy có nhiều thay đổi nhưng tinh thần đoàn kết và ý chí vươn lên vẫn là điểm tựa quan trọng giúp bà con thích nghi và xây dựng cuộc sống mới ngày càng tốt đẹp hơn.

4.jpg

Ông Vương Thanh Mỳ, Trưởng bản Cam 4 cho biết, hiện toàn bộ 74 hộ dân trong bản đã chuyển đến nơi ở mới, phần lớn các hộ đã xây dựng nhà cửa và dần ổn định cuộc sống. Bà con trong bản đang từng ngày mong chờ dự án Cảng hàng không Sa Pa được khởi công, bởi khi đó, quê hương Cam Cọn sẽ thực sự bước vào giai đoạn đổi thay mạnh mẽ, vươn mình cùng sự phát triển của đất nước.

Đến thăm khu tái định cư những ngày này, chúng tôi có dịp trò chuyện với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Hoàng Minh Phương, người đã gắn bó lâu năm với mảnh đất Cam Cọn.

5.jpg

Ông Phương chia sẻ rằng, trước đây, khu vực này chỉ là những cánh đồng lau sậy mênh mông, ít người qua lại. Tuy nhiên, ông không thể ngờ rằng sự đổi thay lại lớn đến vậy. Mảnh đất hoang vu nay đã “mọc” lên những ngôi nhà san sát nhau, tạo nên những con phố tấp nập, sôi động như trung tâm huyện lỵ.

Sự thay đổi này không chỉ mang lại diện mạo mới cho khu vực, mà còn góp phần nâng cao đời sống của người dân nơi đây. Cơ sở hạ tầng được cải thiện, các dịch vụ tiện ích ngày càng phát triển, đem lại cuộc sống mới đầy đủ hơn cho những người từng sống trong cảnh thiếu thốn. Dự án Cảng hàng không Sa Pa không chỉ thay đổi diện mạo của khu tái định cư, mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế mạnh mẽ cho toàn vùng, giúp người dân Cam Cọn và khu vực lân cận nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống.

6.jpg

Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm sau hai lần mời thầu mà không có nhà đầu tư tham gia. Tỉnh cũng xây dựng phương án xử lý trong trường hợp tương tự xảy ra khi lựa chọn nhà đầu tư, đồng thời tiếp tục khảo sát, thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư tiềm năng. Đã có đôi chút tâm tư của người dân khi Cảng hàng không Sa Pa hiện khởi công chậm hơn so với kế hoạch ban đầu do chưa lựa chọn được nhà đầu tư.

Tuy nhiên, người dân có thể hoàn toàn yên tâm vào những nỗ lực của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, bởi theo thông tin mới nhất, hiện đã có một nhà đầu tư chiến lược thực sự tâm huyết với dự án, đồng hành với tỉnh trong việc làm việc với các bộ, ngành trung ương và hoàn thiện thủ tục cần thiết để sớm đưa dự án vào khởi công. Đây là tin vui với nhiều thế hệ người dân Lào Cai và trực tiếp là những người dân Cam Cọn đã rời mảnh đất mình sinh sống bao đời nay để nhường đất phục vụ xây dựng một trong những dự án hạ tầng quan trọng nhất của Lào Cai từ trước đến nay.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Về nơi khởi đầu phong trào “dịch rào hiến đất”

Về nơi khởi đầu phong trào “dịch rào hiến đất”

Đưa chúng tôi đi tham quan những tuyến đường giao thông vừa mới được mở rộng thoáng đãng, sạch đẹp, đồng chí Nguyễn Thị Trâm, Bí thư Đảng ủy xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn tự hào chia sẻ: Ở vùng đất này, mỗi thửa ruộng, dòng suối, ngọn đồi và từng nếp nhà sàn của người Tày vẫn còn ghi dấu ấn về một thời cách mạng hào hùng. Tinh thần cách mạng ấy giờ đây tiếp tục thôi thúc những thế hệ người dân nơi đây quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp.

[Infographic] Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật

[Infographic] Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật

Tại Nghị định số 9/2025/NĐ-CP ngày 10/1/2025 của Chính phủ ban hành có quy định về Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật. Theo đó, các cơ sở sản xuất bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật sẽ được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, sản xuất muối hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu để khôi phục sản xuất nông nghiệp...

Cho mùa xuân thêm xanh

Cho mùa xuân thêm xanh

Sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán, đã trở thành truyền thống, các địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh nô nức trồng cây, trồng rừng để nhân lên những mầm xanh. Mỗi cây xanh được trồng gửi gắm ước mong, đón đợi những điều tốt lành cho một năm mới với niềm tin mới.

Đẩy nhanh các dự án nguồn, lưới điện

Đẩy nhanh các dự án nguồn, lưới điện

Theo Nghị quyết 01/NQ-CP vừa ban hành, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, điều hành, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt ít nhất 8% và phấn đấu hai con số trong điều kiện thuận lợi hơn.

Kinh tế cửa khẩu khẳng định vị thế Lào Cai

Kinh tế cửa khẩu khẳng định vị thế Lào Cai

Những ngày đầu năm 2025, Nhân dân Lào Cai vui mừng khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý với Dự án đầu tư xây tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng để trình Quốc hội phê duyệt tại kỳ họp Quốc hội trong tháng 2/2025. Đây sẽ là trục kết nối quan trọng giữa những cảng biển lớn ở miền Bắc với Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, là “cú hích” để Lào Cai sớm trở thành Trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc và châu Âu.

Khởi tạo những mùa vàng bội thu

Khởi tạo những mùa vàng bội thu

Sau nhiều năm chọn tạo và phát triển, giống lúa LC212 mang bản quyền của Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Lào Cai được nông dân nhiều địa phương phía Bắc lựa chọn đưa vào sản xuất, làm nên những vụ mùa bội thu. Càng vinh dự hơn khi giống lúa LC212 được chứng nhận “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024”.

Lào Cai có 269 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Lào Cai có 269 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Việc triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) có sự vào cuộc tích cực của cấp ủy đảng, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, nên Chương trình OCOP của tỉnh Lào Cai đạt nhiều kết quả.

fb yt zl tw