Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Xây dựng Sa Pa trở thành khu du lịch quốc gia vươn tầm quốc tế

Xây dựng Sa Pa trở thành khu du lịch quốc gia vươn tầm quốc tế

2.jpg

Trải qua 120 năm hình thành và phát triển, mảnh đất có 5 mùa (mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông và mùa “con trai hát gọi con gái”) trong năm xinh đẹp, mộng mơ, “thành phố trong sương” nay đã trở thành khu du lịch quốc gia. Du lịch Sa Pa đã có những bước phát triển vượt bậc, từ một thị trấn nhỏ vùng cao đã được khẳng định, định vị trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới.

3.jpg

Để có được một Sa Pa phát triển như hôm nay, trên cơ sở xác định những tiềm năng và lợi thế so sánh, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc Lào Cai nói chung, Sa Pa nói riêng trong nhiều nhiệm kỳ qua đã luôn xác định Sa Pa không chỉ là trọng điểm du lịch của tỉnh mà còn là khu du lịch quốc gia ngang tầm quốc tế; luôn chú trọng giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, lấy cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hóa làm động lực; tính thích ứng và sự năng động làm đột phá để vươn lên, hướng đến phát triển xanh bền vững.

UBND tỉnh Lào Cai và Công ty Daeji P&I ký biên bản ghi nhớ về nghiên cứu đầu tư dự án nghỉ dưỡng 6 sao từ Hàn Quốc.jpg
UBND tỉnh Lào Cai và Công ty Daeji P&I ký biên bản ghi nhớ về nghiên cứu đầu tư dự án nghỉ dưỡng 6 sao từ Hàn Quốc.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định phát triển du lịch là 1 trong 2 lĩnh vực đột phá, phấn đấu đến năm 2030, du lịch Lào Cai là ngành kinh tế mũi nhọn, đột phá, tạo tiền đề đến năm 2050 trở thành ngành kinh tế chủ đạo, quan trọng, là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, Khu Du lịch quốc gia Sa Pa được định hướng phát triển toàn diện, đồng bộ, trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng quốc gia tầm cỡ quốc tế, với hạ tầng, dịch vụ đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, phong phú, chất lượng cao, có thương hiệu, hấp dẫn thu hút du khách trong nước và quốc tế.

z4716335348455_37e881a4009ea94db6884d09d2f97347.jpg

Những mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra đang được hiện thực hóa. Điều này thể hiện rất rõ trong những năm gần đây, du lịch Sa Pa có những bước phát triển vượt bậc cả về chất và lượng. Năm 2019, Sa Pa đón gần 3,3 triệu lượt khách, doanh thu từ du lịch và dịch vụ đạt 9.300 tỷ đồng. Năm 2020 và 2021, ngành du lịch - dịch vụ của thị xã Sa Pa chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nên lượng khách du lịch giảm mạnh, chỉ đón từ 1,2 - 1,5 triệu lượt khách.

Năm 2022, Sa Pa đón trên 2,5 triệu lượt khách, doanh thu từ du lịch và dịch vụ đạt hơn 7.000 tỷ đồng. Dự kiến hết năm 2023, Sa Pa đón trên 3,5 triệu lượt khách, doanh thu từ du lịch và dịch vụ đạt hơn 12.000 tỷ đồng.

5.jpg

Sự phát triển của Sa Pa có sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, Quốc hội trong việc hoạch định những chiến lược, tầm nhìn đối với mảnh đất được mệnh danh là dãy An-pơ của châu Á. Cụ thể, năm 2017, thị xã Sa Pa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là khu du lịch quốc gia mang tầm cỡ quốc tế, tạo tiền đề cho việc quảng bá hình ảnh, xúc tiến đầu tư, thu hút khách du lịch đến với Sa Pa. Năm 2018, Bộ Xây dựng công nhận khu vực thị trấn Sa Pa mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV. Ngày 1/1/2020, thị xã Sa Pa được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây là sự kiện mang tính lịch sử dành cho sự phát triển của Sa Pa và là cơ hội mở ra để xây dựng đô thị Sa Pa xứng tầm là khu du lịch quốc gia vươn tới đẳng cấp quốc tế.

z4716116740331_216cdbd08aa644d3f068188bfeb14d63.jpg
Ruộng bậc thang Sa Pa.

Ngày 20/3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch quốc gia Sa Pa - thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến năm 2040. Theo đó, phạm vi lập quy hoạch xây dựng gồm: Trung tâm Khu Du lịch quốc gia Sa Pa có diện tích khoảng 6.090 ha, trong đó bao gồm diện tích đô thị du lịch Sa Pa lõi hiện hữu (5.525 ha) và khu vực nghiên cứu mở rộng không gian (565 ha); 4 phân khu kết nối với trung tâm của Khu Du lịch quốc gia Sa Pa gồm: Ngũ Chỉ Sơn (285 ha); Tả Phìn (185 ha); Tả Van (306 ha) và Thanh Bình (330 ha).

4.jpg

Theo tính chất và chức năng, Sa Pa được quy hoạch trở thành khu du lịch quốc gia tầm cỡ quốc tế, có hạ tầng và dịch vụ đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, đô thị và nông thôn bền vững. Đô thị trung tâm Khu Du lịch quốc gia Sa Pa là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và dịch vụ du lịch, đồng thời là địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh, là khu vực trọng điểm về quốc phòng - an ninh. Quy hoạch phát triển Sa Pa không đơn thuần là một bản quy hoạch mở rộng theo “chiều ngang” mà hướng tới phát triển theo “chiều sâu”, trở thành một trong những động lực phát triển du lịch của cả nước.

7.jpg

Để phát triển Sa Pa trở thành khu du lịch quốc gia hiện đại, vươn tầm quốc tế, thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ Quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch quốc gia Sa Pa - thị xã Sa Pa đến năm 2040 theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó, ưu tiên và tập trung đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch để kết nối với Khu Du lịch quốc gia Sa Pa, trong đó đã đưa vào khai thác tuyến đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa; đồng thời nâng cấp, hoàn thiện và đưa vào khai thác hệ thống giao thông kết nối giữa các địa phương với Sa Pa và kết nối các phân khu du lịch. Đặc biệt, tỉnh Lào Cai đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để khởi công xây dựng Cảng Hàng không Sa Pa.

10.jpg

Tỉnh Lào Cai ưu tiên kêu gọi các tập đoàn, doanh nghiệp có tiềm năng, kinh nghiệm về đô thị, du lịch đến đầu tư các dự án tại Sa Pa. Đồng thời, tập trung phát triển các sản phẩm đặc trưng, riêng có của Sa Pa, trong đó phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, gắn với du lịch xanh; xây dựng thêm sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp - làng nghề, du lịch thể thao, du lịch thực tế ảo - du lịch thông minh… nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.

Tỉnh Lào Cai cũng ưu tiên nguồn lực để quảng bá hình ảnh du lịch Sa Pa - Lào Cai trên các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam và các tạp chí du lịch uy tín của thế giới, như Heritage, Lonely Planet, Travel&Leisure… cũng như trên các mạng xã hội.

Hành trình 120 năm du lịch Sa Pa đã làm nên những điều kỳ diệu và sẽ không dừng lại, với mong muốn viên ngọc quý Sa Pa sẽ tiếp tục được tỏa sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới. Với sự đồng thuận cao của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, cùng với sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Sa Pa sẽ không chỉ là khu du lịch, nghỉ dưỡng quốc gia, mang tầm quốc tế mà còn là trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh Lào Cai, cầu nối giao lưu văn hóa vùng Tây Bắc với khu vực và quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Cải cách tổ chức bộ máy, nỗi niềm của cán bộ, công chức

Cải cách tổ chức bộ máy, nỗi niềm của cán bộ, công chức

Chủ trương về sáp nhập cấp xã, bỏ cấp huyện và hợp nhất một số tỉnh không đủ tiêu chí của Trung ương đang được dư luận quan tâm, là chủ đề "nóng" bàn luận rôm rả từ vài tháng nay. Người dân đồng tình ủng hộ vì giảm gánh nặng hành chính, dành nguồn lực cho đầu tư, giúp đất nước phát triển.

Tâm tình người lính đảo

Tâm tình người lính đảo

Trường Sa - hai tiếng thiêng liêng ấy luôn khắc sâu trong trái tim người lính biển. Đó không chỉ là vùng biển đảo xa xôi giữa đại dương bao la mà còn là ngôi nhà thứ hai, nơi những người lính hải quân ngày đêm canh giữ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Ở nơi đầu sóng ngọn gió, họ đã sống, chiến đấu và yêu thương nhau như những người anh em ruột thịt. Và khi phải rời xa nơi này, trong lòng họ trào dâng bao nỗi niềm sâu kín.

fb yt zl tw