Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Về nơi bình yên

Về nơi bình yên

Tôi ngồi trên góc uống trà của gia đình anh Seo Châu nhìn ra thung lũng trước mặt, vạt hoa cải trong vườn vàng ruộm, đồi quế xanh mướt mắt, trong gió cuối đông còn có cả cành đào chớm nụ, mang đến cảm giác bình yên đến lạ. Ở phố, hương hoa đào có lẽ chỉ có thể cảm nhận rõ nhất trong những khoảnh khắc ngắn ngủi và tinh khôi của ngày 30 hoặc mùng 1 Tết, nhưng ở đây, hàng trăm cây đào tỏa hương suốt cả mùa đông rồi sang xuân.

2.jpg

Tạm gác lại những bộn bề của một năm cũ, khi nắng vừa hửng lên sau nhiều ngày chìm trong sương lạnh, thung lũng trước nhà anh Giàng Seo Châu ở thôn Phìn Giàng A, xã Cốc Ly (huyện Bắc Hà) trở nên đông vui hơn. Những cô gái trẻ xúng xính váy áo tạo dáng chụp ảnh; những chiếc váy hoa được giặt đem phơi trên phiến đá; người già, trẻ nhỏ ngồi trò chuyện, nô đùa; vài con trâu thong dong gặm cỏ. Hình ảnh và những âm thanh tự nhiên khi hợp cùng với nhau thật yên bình.

3.jpg

Những năm gần đây, bãi cỏ rộng trước nhà anh Châu như một thung lũng nhỏ được nhiều người biết tới bởi vẻ đẹp và sự nguyên bản. Từ những ngôi nhà gỗ bao quanh đến nhịp sống của người dân đều mộc mạc. “Đặc sản” của thung lũng này là những phiến đá tự nhiên trên bãi cỏ xanh, tiếng gia cầm, gia súc, tiếng chim hót và vào mỗi cuối tuần còn có thêm tiếng trẻ chơi đùa.

Bãi cỏ này vốn là nương trồng ngô của gia đình anh Châu, thế nhưng vì sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả mà nhiều năm nay anh dùng làm nơi chăn thả gia súc, gia cầm. Anh Châu tự tay xếp từng viên đá làm hàng rào vừa ngăn gia súc chạy rông, vừa tạo thêm cảnh quan.

b4.jpg

Ngồi trên góc uống trà trong căn nhà gỗ, anh Châu nhấp ngụm trà nóng rồi chỉ tay về phía trước: Sau Tết, mình dự định sửa lại nhà, sắm thêm váy Mông và chuẩn bị cả đồ ăn để người dân từ xa tới chụp ảnh có chỗ nghỉ chân, ăn uống, đồng thời gia đình cũng có thêm thu nhập. Năm nay, người ở nhiều nơi đến chụp ảnh, quay phim với bãi cỏ, ai cũng khen nơi này đẹp không khác gì một điểm du lịch nổi tiếng.

4.jpg

Cách thung lũng nhà anh Châu không xa là 2 vườn cam vừa được anh Giàng Seo Diu thu hái quả. Ở vùng đất đa phần là núi và đá, quanh năm người dân chỉ trồng ngô và nuôi gà thì vườn cam của anh Diu là mô hình hoàn toàn mới, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Là người đầu tiên ở thôn Phìn Giàng A tốt nghiệp đại học, anh Diu (sinh năm 1995) không chỉ là niềm tự hào của gia đình mà còn là của cả bà con trong thôn. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học cây trồng, Trường Đại học Nông - Lâm Thái Nguyên, anh Diu trở về quê với nhiều trăn trở: Làm sao để người dân bớt nghèo? Trồng cây gì thay thế cây ngô?... Biết bao câu hỏi khi ấy cứ quẩn quanh trong đầu chàng kỹ sư nông nghiệp. Thế rồi, anh nghiên cứu và mạnh dạn trồng thử nghiệm 3 giống cam là cam Vinh, cam V2 và cam đường canh, trong đó anh đặt nhiều kỳ vọng vào 200 cây cam đường canh. Cây không phụ người chăm sóc, 3 năm sau bắt đầu ra quả.

5.jpg

Những năm đầu, anh Diu xác định trồng thử nghiệm xem cây có hợp đất không nên không đặt nặng vấn đề năng suất. Cây đậu nhiều quả thì anh tỉa bớt, chỉ lấy phần nhỏ để kiểm tra chất lượng và độ ngọt. “Cam V2 và cam Vinh là loại cây dễ trồng, còn cam đường canh thì kén đất, nhưng có thể phát triển, ra quả và cho quả ngọt trên đất này khiến tôi rất vui. Mỗi cây cam đường canh vừa qua tôi thu được khoảng chục cân quả. Năm tới chắc chắn năng suất sẽ cao hơn”, anh Diu cho biết.

6.jpg

Đi qua vườn cam của anh Diu lại đến vườn đào, nụ đã đầy cành hứa hẹn một mùa hoa rực rỡ không kém năm ngoái. Vườn đào này là của một doanh nghiệp hợp tác với gia đình chị Ma Thị Thíp trồng thử nghiệm. 700 cây đào phai và đào bích tuy mới trồng được hơn 1 năm nhưng đang phát triển tốt. Tết năm trước, cây đã có nụ và nở hoa đều.

7.jpg

Từ bao đời nay, đối với mảnh đất 100% là người Mông như Phìn Giàng A, cây ngô giữ vị trí rất quan trọng, ngoài làm lương thực còn dùng cho chăn nuôi hoặc chế biến rượu. Thế nhưng, nhiều năm nay, cây ngô trồng trên đất này đã kém hiệu quả nên địa phương có chủ trương khuyến khích người dân chuyển đổi sang cây trồng khác. Năm 2015, người dân Phìn Giàng A được hỗ trợ giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng quế. Cả thôn đã trồng được 21 ha, diện tích quế đó hiện cho thu hoạch tỉa. Trong năm, có hộ có thu nhập từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng nhờ bán quế.

Đến nay, cả thôn Phìn Giàng A có khoảng 40 ha quế, là thôn có diện tích trồng quế lớn nhất trong 3 thôn Phìn Giàng.

9.jpg
8.jpg

Ngắm thung lũng cùng tiếng trẻ cười vang trong những ngày cuối đông, tôi cảm nhận rõ Phìn Giàng A hôm nay ngoài sắc xám đen lạnh lẽo của đá tai mèo còn có một nhịp sống mới đang sinh sôi. Chẳng bao lâu nữa, trên mảnh đất này sẽ là những đoàn khách dập dìu ghé thăm, thung lũng phủ một màu xanh mướt của quế, những vườn đào bung nở sắc hồng cùng vườn cam vàng trĩu ngọt. Tôi tin, tất cả sẽ trả công xứng đáng cho những người đã cần cù vun đắp.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm gần đây, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Bát Xát có thêm nguồn lực đầu tư, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.

fb yt zl tw