Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Ứng dụng khoa học - công nghệ cảnh báo sớm thiên tai

Ứng dụng khoa học - công nghệ cảnh báo sớm thiên tai

Theo ông Đinh Quang Hạnh, Phó Giám đốc Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Lào Cai, những năm qua, tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ đã góp phần không nhỏ trong việc cảnh báo sớm các loại hình thiên tai nguy hiểm, nâng cao chất lượng dự báo.

Tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai xảy ra ngày càng có xu hướng cực đoan, bất thường cả về cường độ, tần suất và không theo quy luật. Bởi vậy, việc ứng dụng khoa học, công nghệ là một trong những hướng đi đang được Lào Cai quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.

1.jpg

Những năm qua, Lào Cai đã từng bước trang bị các thiết bị công nghệ cao, ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, góp phần quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành, ứng phó cũng như khắc phục hậu quả thiên tai. Cùng với hơn 80 trạm đo mưa của Tổng cục Khí tượng - Thủy văn đầu tư, tỉnh Lào Cai đã huy động các nguồn lực, đầu tư hơn 50 trạm đo mưa tự động, các trạm quan trắc, cảnh báo sớm một số loại hình thiên tai nguy hiểm. Các trạm đo mưa được ứng dụng công nghệ cao đã tự động báo số liệu mưa, thời gian mưa và cập nhật số liệu lên trang web của ngành. Từ khi hoạt động đến nay, các trạm đo mưa tự động đã cung cấp số liệu kịp thời, phản ánh chính xác diễn biến, cường độ mưa của từng khu vực trên địa bàn tỉnh.

Ngoài các trạm đo mưa tự động, nhiều phương pháp cảnh báo lũ sớm được nghiên cứu, trong đó phương pháp sử dụng tư liệu viễn thám kết hợp công nghệ hệ thống thông tin địa lý GIS đã mang lại hiệu quả trong dự báo nguy cơ lũ ống, lũ quét. Số liệu được các cơ quan chuyên ngành, các địa phương khai thác để chủ động hơn trong việc sơ tán dân và triển khai các phương án ứng phó ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, an toàn hồ, đập...

3.jpg

Trên địa bàn tỉnh hiện có 4 trạm khí tượng - thủy văn thuộc Đài Khí tượng - Thủy văn Lào Cai (tại thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa, huyện Bắc Hà và huyện Bảo Yên) và 3 trạm khí tượng tổng hợp do tỉnh Lào Cai đầu tư (tại Bát Xát, Văn Bàn, Bắc Hà). Các trạm này đã thực hiện chức năng quan trắc, cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo những biến động về thời tiết, khí hậu trên địa bàn tỉnh.

Nhờ sử dụng các công cụ, phần mềm tự động chuyên ngành, hệ thống ra-đa, ảnh vệ tinh, viễn thám, khai thác số liệu từ các khu vực lân cận, đo mây ước lượng được lượng mưa… ngành khí tượng có thể dự báo thời tiết với độ chính xác cao, dự báo được thời gian dài hơn với các mốc thời gian như 1 ngày - 3 ngày - 5 ngày - 10 ngày.

Ngoài ra, với công nghệ mới, các loại hình thiên tai bất ngờ, thời hạn ngắn như dông, lốc, sét, mưa đá cũng có thể dự báo trước, dù đây là những loại hình thiên tai có ảnh hưởng trong phạm vi nhất định, mang tính cục bộ, nhất thời do tác động từ yếu tố địa hình bị chia cắt mạnh như Lào Cai.

2.jpg

Ông Đinh Quang Hạnh, Phó Giám đốc Đài Khí tượng - Thủy văn Lào Cai cho biết: Trước đây, việc dự báo dựa trên phân tích các số liệu thu thập được từ khu vực lân cận, sau đó vẽ thủ công trên bản đồ, còn hiện nay, những người làm công tác khí tượng có thể khai thác số liệu từ các phần mềm chuyên ngành. Công nghệ mới giúp chúng tôi có bức tranh tổng quan, nắm được hướng di chuyển rõ ràng hơn, thời đoạn chi tiết hơn, cộng thêm những hiểu biết về đặc thù địa hình của địa phương cũng như kinh nghiệm thực tế mà công tác dự báo ngày càng được nâng cao chất lượng.

Trước đây, việc dự báo phục vụ phạm vi hẹp, chủ yếu để người dân chủ động trong sản xuất nông nghiệp, thì ngày nay, việc cảnh báo sớm hơn, chi tiết hơn đã mở rộng phạm vi, hỗ trợ cảnh báo phục vụ cho các hoạt động như giáo dục, du lịch…

Ông Đinh Quang Hạnh, Phó Giám đốc Đài Khí tượng - Thủy văn Lào Cai

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo vệ người dân trên môi trường số - thách thức của toàn xã hội

Bảo vệ người dân trên môi trường số - thách thức của toàn xã hội

Cùng với tốc độ tăng trưởng kết nối Internet, người dân hội nhập vào môi trường số thì những nguy cơ mất an toàn an ninh mạng, bị tấn công, lừa đảo cũng nhiều hơn. Điều này đang đặt ra những thách thức đối với không chỉ các cơ quan quản lý, các bộ ngành mà còn với chính cả mỗi người dân.

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Ngày 22/11, tại thành phố Lào Cai, Cục Thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên hệ thống thông tin cơ sở.

Phát triển công nghệ vì cộng đồng

Phát triển công nghệ vì cộng đồng

Công nghệ hiện nay đang đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Vậy phải làm sao để phát triển công nghệ nhằm mục tiêu không chỉ thúc đẩy kinh tế, mà còn phải tạo ra những giá trị bền vững cho cộng đồng.

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

fbytzltw