Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Thu Quỹ phòng, chống thiên tai: Còn gặp nhiều khó khăn

Thu Quỹ phòng, chống thiên tai: Còn gặp nhiều khó khăn

Quỹ phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực tài chính quan trọng để hỗ trợ người dân ứng phó, khắc phục hậu quả khi xảy ra thiên tai. Tuy nhiên, nhiều năm qua, việc thu Quỹ PCTT luôn đạt thấp.

Năm 2022, trên địa bàn tỉnh xảy ra 27 đợt thiên tai, trong đó có 22 đợt mưa lớn và 5 đợt rét đậm, rét hại, làm chết 9 người, 1.673 nhà ở và nhiều công trình công cộng (trường học, nhà văn hóa), hệ thống thủy lợi, đường giao thông bị thiệt hại, 1.020 ha cây cối, lúa, hoa màu bị ảnh hưởng. Tổng thiệt hại về kinh tế do thiên tai gây ra hơn 125 tỷ đồng.

Tổng thu Quỹ PCTT tỉnh năm 2022 đạt 32,6 tỷ đồng, trong đó có 19,1 tỷ đồng chuyển tồn quỹ năm 2021; thu trong năm được 13,5 tỷ đồng, đạt 52% kế hoạch. Cụ thể, quỹ tỉnh thu được 5 tỷ đồng, đạt 24% kế hoạch (trong đó các cơ quan, đơn vị nhà nước cấp tỉnh thu nộp 408,8 triệu đồng, đạt 128,1% kế hoạch; các công ty, doanh nghiệp do tỉnh quản lý thu nộp 4,5 tỷ đồng, đạt 23,1% kế hoạch). Các huyện, thị xã, thành phố thu được 1,97 tỷ đồng, đạt 43,9% kế hoạch. Còn lại hơn 6,5 tỷ đồng là số thu các năm trước của UBND các huyện, thị xã, thành phố chuyển về quỹ tỉnh trong năm 2022 và thu lãi từ tiền gửi ngân hàng. Trong năm, quỹ chi 19,2 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả do thiên tai và các hoạt động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai.

Baolaocai_thientai2.jpg
Quỹ PCTT là là nguồn lực tài chính quan trọng để hỗ trợ người dân ứng phó, khắc phục hậu quả khi xảy ra thiên tai.

Thống kê của cơ quan quản lý quỹ chỉ ra rằng, việc thu nộp quỹ không đúng tiến độ, đạt tỷ lệ thấp chủ yếu xảy ra ở khối các công ty, doanh nghiệp, HTX. Trong đó, năm 2022, huyện Mường Khương thu đạt 40,2% kế hoạch; thị xã Sa Pa thu đạt 6,2% kế hoạch; còn lại dưới 2% kế hoạch; đặc biệt, thành phố Lào Cai, huyện Bát Xát, huyện Bảo Thắng không thu được quỹ.

Đối với việc thu, nộp quỹ của các cơ quan, đơn vị nhà nước, có 7 địa phương thu đạt trên 90% kế hoạch. 2 địa phương (Bảo Thắng và Bảo Yên) thu quỹ đạt tỷ lệ thấp, lần lượt là 48,1 % và 67,6% kế hoạch giao.

Nguyên nhân dẫn đến việc thu nộp Quỹ PCTT trên địa bàn tỉnh đạt thấp là do một số khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Nghị định 78 ngày 1/8/2021 của Chính phủ. Theo đó, tại điểm h, Điều 13 nghị định này quy định đối tượng được miễn đóng góp quỹ gồm: “… thành viên hộ gia đình bị thiệt hại nặng do thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ, tai nạn”. Tuy nhiên, phần lớn công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cho rằng, việc bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 là được miễn đóng góp Quỹ PCTT do đó các đơn vị này chưa thực hiện việc thu, nộp quỹ.

Ngoài ra, trên địa bàn có 129 đơn vị (doanh nghiệp, công ty) ngừng hoạt động, tạm dừng hoạt động, không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh chưa thực hiện nghĩa vụ trước thời điểm điều chỉnh kế hoạch giao thu quỹ năm 2022, nên cơ quan quỹ tỉnh tạm thời theo dõi và chưa giao số thu đối với các đối tượng thuộc trường hợp này. Thông tin, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của các công ty, doanh nghiệp thay đổi thường xuyên, do đó việc đôn đốc thu nộp quỹ gặp rất nhiều khó khăn.

Qua kiểm tra thực tế, ngoài khó khăn do dịch bệnh, thiên tai ảnh hưởng đến hoạt động, sản xuất của các doanh nghiệp khiến việc thu quỹ gặp khó thì cần xem xét lại công tác tuyên truyền ở cơ sở. Có những doanh nghiệp hoạt động rất hiệu quả nhưng chưa nắm rõ quy định về nộp Quỹ PCTT, đó là việc nộp quỹ được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, cũng có những đơn vị chây ì, không nộp quỹ. Vì vậy, các địa phương cần rà soát, đánh giá, phân loại để xác định đơn vị nào không nộp quỹ do nguyên nhân khách quan, đơn vị nào chưa nắm rõ quy định, đơn vị nào chây ì, cố tình không nộp quỹ… để có phương án xử lý bằng các quy định của pháp luật.

Ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

baolaocai_thientai6.jpg

Để nâng cao tỷ lệ thu nộp Quỹ PCTT năm 2023, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, xây dựng định mức thu nộp quỹ năm 2023. Đồng thời, quyết liệt hơn nữa trong việc thu nộp quỹ; xây dựng kế hoạch kiểm tra, cương quyết xử lý các trường hợp chây ì, không nộp Quỹ PCTT. Cùng với đó, tiếp tục nghiên cứu ban hành các chế tài, quy định đủ mạnh để xử lý đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình không chấp hành việc nộp Quỹ PCTT.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Yên đổi mới công nghệ chế biến gỗ, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng trồng

Bảo Yên đổi mới công nghệ chế biến gỗ, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng trồng

Huyện Bảo Yên hiện có hơn 40.000 ha rừng trồng (diện tích rừng trồng lớn nhất tỉnh). Trong bối cảnh thị trường ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mã và tính bền vững, thời gian qua, ngành lâm nghiệp địa phương rất quan tâm đổi mới công nghệ chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tạo sinh kế cho lao động nông thôn.

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng hơn 33.000 ha lúa, trong đó có hơn 9.600 ha lúa vụ xuân. Diện tích này chủ yếu tập trung tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, thành phố Lào Cai... Thời điểm này, những cánh đồng lúa rộng lớn đã bắt đầu ngả vàng chờ nông dân thu hoạch. Nhìn từ trên cao, những "vựa lúa" mang vẻ đẹp kỳ vĩ như kiệt tác do bàn tay chăm chỉ, khéo léo của con người chạm khắc vào thiên nhiên.

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Lùng Vai được gọi là “thủ phủ chè” của huyện Mường Khương, khi có gần 800 hộ dân trồng chè với gần 1 nghìn ha trải dài khắp 14 thôn bản. Nơi đây như được khoác tấm áo xanh mát mắt, uốn lượn theo những triền đồi. Những ngày này, trên các nương, đồi chè rộn rã tiếng nói, cười của những nông dân đang vào vụ thu hái chè.

“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

Giữa trung tâm thôn Ngải Trồ, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, rừng chè cổ thụ như báu vật thiên nhiên được gìn giữ qua bao đời. Trải dài trên diện tích 21,5 ha, hàng nghìn gốc chè cổ thụ không chỉ mang vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng mà còn là nguồn sinh kế quý giá của người dân địa phương.

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng - Thủy văn quốc gia, từ tháng 5 đến tháng 7/2025, nhiệt độ trên phạm vi toàn quốc phổ biến xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm, nắng nóng và nắng nóng gay gắt có thể diễn ra mạnh hơn trung bình nhiều năm. Dự báo nguy cơ có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và sản lượng cây trồng.

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

fb yt zl tw