Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Theo chân cán bộ thú y đi tiêm phòng vắc-xin cho đàn vật nuôi

Theo chân cán bộ thú y đi tiêm phòng vắc-xin cho đàn vật nuôi

Những ngày tháng 3, thời tiết giao mùa, nắng - mưa thất thường, chúng tôi có dịp theo chân cán bộ thú y vùng cao đến từng thôn, vào nhà dân để tiêm phòng vắc-xin cho đàn vật nuôi. Chứng kiến công việc của họ, chúng tôi cảm nhận được sự vất vả, cống hiến thầm lặng của những cán bộ thú y vùng cao.

Thời điểm này, các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức tiêm phòng vắc-xin kỳ 1 năm 2025 cho gia súc và phòng bệnh dại. Phải đặt lịch hẹn trước vài ngày, chúng tôi mới chọn được địa điểm khá thuận lợi để cùng cán bộ thú y huyện Si Ma Cai triển khai tiêm phòng vắc-xin tại thôn Bản Mế, xã Bản Mế. Thức giấc từ 5 giờ, dụng cụ, đồ nghề, vắc-xin được sắp xếp ngăn nắp trong túi, thùng bảo quản, chúng tôi rời trụ sở UBND xã đến nhà các hộ dân. Cuối xuân, thời tiết vùng cao vẫn còn lạnh, sương mù hút gần hết ánh đèn pin, nhiều nhà dân đã sáng điện và thơm mùi khói bếp nấu cơm để chuẩn bị đi làm nương.

3.jpg
Cán bộ thú y đến từng hộ dân, nơi chăn thả gia súc để tiêm vắc-xin cho đàn vật nuôi.

Ông Tráng Văn Xong, cán bộ thú y xã Bản Mế chia sẻ: Từ vài ngày trước, tôi đã cùng trưởng thôn thông báo tới từng gia đình để bà con biết kế hoạch tiêm phòng vắc-xin dại cho chó và phòng dịch bệnh trâu, bò; nhắc các hộ chủ động nhốt, xích vật nuôi tại nhà. Thời gian tiêm từ 5 giờ 30 phút, vậy nên, nhiều hộ đã chủ động dậy sớm chờ cán bộ đến tiêm phòng.

Hộ đầu tiên chúng tôi đến là nhà ông Vàng Đại Cương. Nghe cách nói chuyện gần gũi, chúng tôi cảm nhận được sự thân thiết của cán bộ thú y với người dân. Khi phóng viên còn đang chào hỏi gia chủ thì cán bộ thú y đã mở đồ nghề, pha xong thuốc, tiến lại chuồng gia súc tiêm phòng bệnh cho đàn bò 5 con. Chưa đầy 3 phút, công việc đã hoàn thành. Đến các hộ tiếp theo, chúng tôi phải thao tác nhanh nhẹn mới theo kịp để ghi lại quá trình thực hiện công việc của cán bộ thú y. Một cán bộ “lành nghề” như ông Xong thì thao tác pha thuốc, tiêm phòng diễn ra nhanh nhẹn, dứt khoát, kể cả với các vật nuôi to lớn như trâu, bò.

6.jpg
Công việc tiêm phòng vắc-xin cho vật nuôi ở vùng cao vất vả và có phần nguy hiểm, bởi vật nuôi ít tiếp xúc với người lạ nên có phần hung hãn, khó tiếp cận.

Với gần 15 năm trong nghề, việc thông thạo địa hình, nắm rõ địa bàn cũng giúp công việc của những cán bộ thú y như ông Xong được thuận hơn. Trời tối mà ông nhớ chính xác từng ngõ xóm, số lượng gia súc của từng hộ. Vậy nên, cả thôn với hàng trăm hộ dân cư trú rải rác, nhưng chỉ đến 8 giờ, công việc tiêm phòng đã hoàn thành một nửa, số còn lại tiếp tục được thực hiện vào buổi chiều và tối.

Cán bộ thú y vùng cao phải linh hoạt thời gian tiêm và phương pháp triển khai thì công tác tiêm phòng mới đạt hiệu quả cao. Tại huyện Si Ma Cai, việc tiêm phòng được thực hiện 2 ca một ngày, buổi sáng từ 5 giờ 30 phút đến 8 giờ (khi đó người dân chưa chăn thả gia súc); buổi chiều, tối từ 17 giờ đến 20 giờ (lúc này gia súc đã được đưa về nhà).

Ông Hoàng Văn Kiên, Phó Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Si Ma Cai.

Tại huyện Bát Xát, công tác tiêm phòng vắc-xin cho đàn vật nuôi cũng đang được đẩy nhanh nhờ sự mẫn cán của những cán bộ thú y xã. Với địa bàn rộng, địa hình chia cắt, công tác tiêm phòng ở địa phương này gặp nhiều khó khăn và thường mất nhiều thời gian di chuyển từ hộ này đến hộ kia, thôn này, sang thôn khác.

4.jpg
Trước khi tiêm phòng, cán bộ thú y sẽ làm thân với vật nuôi.

Theo chân anh Lý Cáo Trình, thú y viên xã Tòng Sành, chúng tôi đến nhà ông Hoàng Thông Thiểu ở thôn Séo Tòng Sành. Do nắm được kế hoạch tiêm phòng của thôn nên đàn trâu 9 con của gia đình ông Thiểu chăn thả trên nương đã được lùa về nhà từ hôm trước, 2 con chó cũng được xích cẩn thận ở chái nhà.

Đàn trâu đã quen với thả rông nên khi bị cột lại khá hung dữ, khó tiếp cận. Hơn 20 năm làm thú y viên cơ sở, anh Trình nắm rõ đặc tính của từng loài vật nuôi và luôn có cách để khống chế, tiếp cận và tiêm phòng cho chúng. Đối với trâu khi chăn thả rông theo đàn, cần vuốt ve, vừa làm thân với con trâu đầu đàn, vừa nhanh chóng cắm mũi kim và đẩy thuốc đều tay, ngón tay gãi nhẹ tại vị trí tiêm để trâu cảm nhận được sự thân thiện và không phản ứng lại. Khi trâu thấy nhói đau thì cũng là lúc tiêm xong...

Huyện Bát Xát có tổng đàn đại gia súc (trâu, bò, ngựa) hơn 21 nghìn con và hơn 9 nghìn con chó. Công tác tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi được địa phương triển khai linh hoạt. Nếu trước đây phải triển khai đồng loạt thì nay các xã căn cứ vào thời vụ sản xuất để tiêm phòng cho đàn trâu, bò trước khi vào vụ, vừa đảm bảo sức khỏe lại không ảnh hưởng đến công việc nhà nông. Do đặc thù về địa hình, giao thông khó khăn nên huyện chỉ đạo thành lập tổ tiêm phòng theo cụm và triển khai tiêm theo hình thức cuốn chiếu từng thôn, xã.

Ông Đào Văn Tâm, Phụ trách Trạm Thú y huyện Bát Xát chia sẻ: Để thực hiện công tác này, huyện đã bố trí đủ cán bộ thú y xã, chủ yếu là người địa phương, nhiệt tình, trách nhiệm, vì thế khi triển khai tiêm phòng khá thuận lợi. Tính đến ngày 26/3, toàn huyện đã đạt hơn 40% kế hoạch tiêm phòng đề ra, trong đó tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng bệnh dại chó đạt cao; phấn đấu, công tác tiêm phòng kỳ I/2025 hoàn thành trước ngày 30/4 theo kế hoạch đã đề ra.

Những năm qua, cùng với phát triển đàn gia súc, gia cầm, công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi được tỉnh triển khai quyết liệt, đồng bộ. Tỉnh đã hỗ trợ kinh phí mua vắc-xin tiêm phòng một số loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho vật nuôi, gồm: Vắc-xin lở mồm, long móng trâu, bò; vắc-xin tụ huyết trùng trâu, bò; vắc-xin dịch tả lợn và tụ huyết trùng lợn; vắc-xin dại; vắc-xin cúm gia cầm.

Việc tiêm phòng cho vật nuôi được triển khai 2 đợt chính trong năm (đợt 1 từ ngày 1/3 đến 30/4/2024 và đợt 2 từ 20/8 đến 30/10/2024), đồng thời tổ chức tiêm phòng bổ sung cho gia súc, gia cầm chưa được tiêm, mới đến tuổi tiêm; gia súc, gia cầm đã khỏi bệnh, mới nhập về và gia cầm đã hết thời gian miễn dịch bảo hộ theo quy định; tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch phát sinh.

5.jpg
Với sự tận tụy, yêu nghề, những thú y cơ sở đã hoàn thành công việc được giao, góp phần phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Theo thông tin từ Chi cục Thú y và Bảo vệ thực vật tỉnh, từ cuối năm 2024 đến nay, một số loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc như dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng đã xảy ra tại một số địa phương, gây thiệt hại cho người chăn nuôi; bệnh dại chó đã phát sinh và nguy cơ lây lan ra diện rộng. Cùng với đó, thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên đàn vật nuôi dễ phát sinh và lây lan. Vì thế, thực hiện tốt việc tiêm phòng sẽ giúp vật nuôi tăng sức đề kháng, hạn chế tối đa dịch bệnh xảy ra.

Với sự tận tụy, yêu nghề, có trách nhiệm với công việc, những cán bộ thú y cơ sở đã và đang góp phần phòng chống dịch bệnh, giúp người dân bảo vệ đàn vật nuôi, cũng là bảo vệ tài sản của họ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

Huyện Mường Khương đăng ký thời điểm từ tháng 7/2024 đến hết tháng 6/2025 sẽ hỗ trợ Nhân dân xóa 4.244 nhà tạm, nhà dột nát. Tính đến thời điểm này huyện Mường Khương đã hỗ trợ các hộ xây dựng mới và sửa chữa 2.604 ngôi nhà, đa số đã hoàn thành, hiện còn 1.604 nhà chưa khởi công.

Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

Sông Hồng - dòng chảy mang trong mình bao lớp trầm tích lịch sử, văn hóa và những câu chuyện huyền thoại, từ lâu trở thành biểu tượng gắn bó mật thiết với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội. Không chỉ nâng niu, nuôi dưỡng sự phồn thịnh cho kinh kỳ ngàn năm, sông Mẹ còn chuyên chở những giá trị tinh thần, hun đúc bản sắc và khát vọng của bao thế hệ.

Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

Sông Hồng - dải lụa mềm mại vắt qua Thủ đô Hà Nội, mang theo bao lớp trầm tích phù sa, hun đúc nên những bãi bồi trù phú, những doi đất giàu tiềm năng. Dòng chảy ấy không chỉ là nhân chứng lịch sử của bao thăng trầm, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những dự án quy hoạch đô thị, vẽ nên giấc mơ về một thành phố hai bên bờ sông, nơi cuộc sống hòa quyện giữa thiên nhiên và hiện đại.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 1: “Con đường tơ lụa” trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 1: “Con đường tơ lụa” trên sông Hồng

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Một góc vườn lan trần mộng nhìn từ trên cao.

[Ảnh] Vườn lan quý trên mây

Sa Pa là thủ phủ của lan Trần Mộng (địa lan) - loài lan quý được ưa chuộng vào dịp tết Nguyên đán. Thời điểm này, những vườn lan Trần Mộng đang trong giai đoạn dưỡng cây. Dưới tiết trời mùa xuân ấm áp, sông mây ùa về ôm ấp những vườn địa lan trên núi tạo khung cảnh đẹp như chốn bồng lai. Mùa này, hoa lan Trần Mộng bung nở căng tràn sức sống đem đến vẻ đẹp rất riêng cho mảnh đất Sa Pa.

Bài 2: Xây dựng thành phố bên sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 2: Xây dựng thành phố bên sông

Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Yên Bái và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Yên Bái được định hướng trở thành đô thị hai bên sông Hồng, là “trái tim” của vùng Tây Bắc, làm cầu nối giao thương của hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

fb yt zl tw