Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Thanh niên biên giới phát triển kinh tế

Thanh niên biên giới phát triển kinh tế

2-9974.jpg

Anh Lừu Phừ sinh năm 1988 (dân tộc Mông), là đoàn viên tiêu biểu trong phát triển kinh tế ở thôn biên giới Na Lốc 2, xã Bản Lầu (huyện Mường Khương). Năm 2015, anh trồng hơn 300 cây mắc ca, nhập giống từ Đắk Lắk. Được sự cố vấn, giúp đỡ của chuyên gia nông nghiệp nổi tiếng - Nguyễn Lân Hùng Anh, toàn bộ cây mắc ca của gia đình anh sinh trưởng tốt và cho mùa quả đầu tiên vào năm 2019.

3-7888.jpg

Năm đầu thu hoạch mắc ca, anh Phừ chỉ thu được vài tạ quả, nhưng từ năm thứ 2 trở đi đã thu hơn 2 tấn quả. Với giá bán dao động khoảng 70.000 - 90.000 đồng/kg, mỗi năm gia đình anh lãi hơn 60 triệu đồng. Hiện anh đã mở rộng quy mô lên 600 cây. Bên cạnh đó, từ năm 2018, anh vay vốn đầu tư mở cửa hàng tạp hóa và cửa hàng cung ứng phân bón nông nghiệp. Công việc kinh doanh thuận lợi giúp anh có lãi hơn 100 triệu đồng/năm.

8-1508.jpg

Mặc dù tuổi còn trẻ nhưng anh Phừ đã là một trong những đầu tàu phát triển kinh tế ở thôn Na Lốc 2. Mô hình của gia đình anh đã tạo việc làm thời vụ cho khoảng 20 - 30 lao động địa phương. Anh còn nghiên cứu và tự nhân giống cây mắc ca thành công. Anh cũng tuyên truyền, vận động người dân trồng cây mắc ca. Hiện thôn có 30 hộ trồng mắc ca với quy mô hơn 10 ha.

thanh-nien-bien-gioi-phat-trien-kinh-te-8371.jpg

Ngoài anh Phừ, trên địa bàn khu vực biên giới huyện Mường Khương xuất hiện ngày càng nhiều thanh niên dân tộc thiểu số phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả. Điển hình như anh Thào Seo Lìn, sinh năm 1992, ở thôn Máo Chóa Sủ, xã Tả Ngài Chồ với mô hình trồng lê VH6 kết hợp kinh doanh dịch vụ và du lịch cộng đồng.

6-2914.jpg

Chị Ma Thị Chú, sinh năm 1991, ở thị trấn Mường Khương là Giám đốc và Phó Giám đốc của 3 hợp tác xã nông sản nông nghiệp chuyên chưng cất các loại rượu từ hoa quả, men lá và sản xuất tương ớt Mường Khương.

Theo thống kê của Huyện đoàn Mường Khương, trên địa bàn các xã biên giới hiện có 27 mô hình thanh niên phát triển kinh tế cho thu nhập cao và ổn định.

7-1865.jpg
Nhiều đoàn viên, thanh niên khu vực biên giới huyện Mường Khương tích cực trồng chè hàng hóa.

Thanh niên dân tộc thiểu số khu vực biên giới huyện Mường Khương đã và đang tích cực khởi nghiệp với nhiều ý tưởng sáng tạo. Nhiều thanh niên đã khai thác tốt lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và lao động để xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp có thu nhập cao.

Chị Long Thị Thu Hà, Bí thư Huyện đoàn Mường Khương

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

fbytzltw