Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Tết bình an nơi lũ dữ đi qua

Tết bình an nơi lũ dữ đi qua

Trở lại vùng lũ Nậm Cang, xã Liên Minh (thị xã Sa Pa) vào những ngày áp tết Giáp Thìn - nơi cơn lũ ống lịch sử giữa tháng 9/2023 tràn qua - dấu tích của sự tàn phá vẫn chưa thay đổi nhiều. Những con suối vẫn thản nhiên chảy trên sự tang thương mà nó mang lại cách đó không lâu. Suối mang về nhựa sống, suối cũng lấy đi cả những sinh mệnh, của cải tích cóp từ bao đời của người dân rẻo đất này. Thế nhưng, phía sau đau thương là hy vọng. Vùng đất Nậm Cang đang dần hồi sinh từ đổ nát.

Giáp tết, người dân Nậm Cang tất bật dọn lại nhà cửa, treo cờ đỏ trước sân, sắm sửa để chuẩn bị chào năm mới. Tết năm nay không “to” như mọi năm nhưng không khí đón xuân vẫn rộn ràng trong những tiếng nói cười ríu rít của người “đi ra - đi vào”, bàn tính chuyện nay - mai.

Trong không khí ấy, chị Tẩn Mùi Phẩy vẫn theo thói quen, cầm cây chổi trên tay đảo qua đảo lại mấy vòng quanh nhà dù nhà của chị... chưa có gì để dọn. Căn nhà cấp 4 xây cách đây hơn 1 tháng, mới hoàn thiện trước tết độ 10 ngày, đến giờ còn chưa lắp hết cửa. Ấy thế mà chị Phẩy vui lắm, niềm hân hoan không giấu nổi sau đôi mắt.

5.jpg
4.jpg
Chị Phẩy cùng con gái dọn nhà chuẩn bị đón tết.

Chị Phẩy và gia đình 5 người thoát chết trong cơn lũ lịch sử như một kỳ tích. Trước đây, ngôi nhà sàn 2 tầng nằm cạnh một khe nước nhỏ, phía thượng lưu của con suối Nậm Cang mà giờ đã trở thành… bãi cát, không còn một dấu vết nào của nhà cũ. Lúc ấy, cả gia đình đang quây quần bên mâm cơm thì thấy lũ về nên nháo nhác cùng nhau chạy. Theo bản năng của người mẹ, trong bóng tối mịt mùng, trong tiếng ầm ầm của nước lẫn với đất, đá đang hung dữ kéo về, chị Phẩy mò mẫm tìm đứa con 5 tuổi, vơ vội đâu đó được cái áo, bế con đạp nước mà chạy, bám đá mà đi. Đêm đen kịt, nước ngập quá đầu gối, đặc quánh cả bùn, đá lộc cộc xô vào chân như muốn quật ngã chị. Nhìn theo ánh đèn pin le lói phía xa xa, chị Phẩy cũng lần tới được một gốc cây mọc hoang trên mỏm đất cao phía sau nhà, cả gia đình bám vào đó và may mắn thoát nạn. Trời gần sáng, nước rút, cả gia đình toàn thân ướt sũng bùn đất, lội qua đống đổ nát để sang được nơi an toàn mới biết mình còn sống.

Chị Phẩy nói: Lũ xong, chúng tôi chỉ còn hai bàn tay trắng, toàn bộ nhà cửa, tài sản trôi theo dòng nước dữ. Tôi nghĩ năm nay không có tết, nhưng được sự hỗ trợ của các cấp, cùng với số tiền vay người thân, gia đình đã dựng được nhà để ổn định cuộc sống. Dù chưa sắm được nhiều vật dụng phục vụ sinh hoạt nhưng gia đình tôi cũng thấy yên tâm đón tết.

13.jpg
Căn nhà mới của gia đình chị Phẩy.

Căn nhà mới như tiếp thêm cho các thành viên trong gia đình chị Phẩy niềm tin vào những điều tốt đẹp ở tương lai. Chị Phẩy vẫn giữ được nụ cười rạng rỡ trên môi khi năm mới cận kề; mẹ chồng chị đi chợ huyện mua về một chiếc bánh chưng cho cháu gái nhỏ; ngoài ngõ, cây đào bắt đầu bung những cánh hoa hồng tươi trong nắng ấm cuối năm báo hiệu cuộc sống mới đang về.

Cũng như gia đình chị Phẩy, toàn bộ gia tài của gia đình ông Phàn Dào Quẩy bị “san phẳng” sau một đêm, tất cả thành viên may mắn thoát nạn nhờ… không có ai ở nhà. Cuối năm 2023, gia đình ông Quẩy nhận tiền hỗ trợ, xây một căn nhà cấp 4, rồi vay mượn thêm, thuê máy xúc đào hết đất đá, mua vật liệu về xây lại ao nuôi cá. Trước tết, nhà đã xây xong, hệ thống ao nuôi đang lấy nước, đợi sau tết sẽ vào giống vụ mới.

14.jpg
8.jpg
Ông Quẩy xây dựng lại cơ ngơi từ đống đổ nát.

Trong căn nhà mới xây lại nằm chơ vơ trên chính đống đổ nát trước đó, người đàn ông đã ở độ tuổi “thất thập cổ lai hy” vẫn cặm cụi cầm chiếc cưa nhỏ để làm lại giường ngủ. Những thanh gỗ của chiếc giường cũ bị đất, đá vùi lấp được ông Quẩy tìm thấy trong “công cuộc” dọn đá xây lại ao và mang về rửa sạch, phơi khô rồi khéo léo sửa lại, hy vọng ghép thành chiếc giường mới. Ông Quẩy luôn giữ được niềm tin vào tương lai, hy vọng vào những điều mới.

Cuộc trò chuyện ngắt quãng bởi ông Quẩy có điện thoại của một người hàng xóm mời sang nhà dùng cơm “ăn lợn tết”. Ông Quẩy vui vẻ nhận lời và nói với chúng tôi: Cũng phải đi “đụng” một góc lợn thôi. Năm nay ăn tết nhỏ nhưng cũng không đáng lo lắm, bởi mọi người hỗ trợ, giúp đỡ nhau nhiều. Khoảng 1 năm rưỡi nữa gia đình sẽ có cá bán. Mọi chuyện đang dần ổn định.

Chứng kiến sức sống mới đang hồi sinh, ông Lù Văn Suy, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Minh không khỏi vui mừng. Ông Suy kể: Năm nay, Nậm Cang có được cái tết trọn vẹn là nhờ những nỗ lực, chung tay của cả cộng đồng xã hội. Với phương châm “không để người dân vùng lũ nào không có tết”, trước thềm năm mới Giáp Thìn, nhiều tổ chức, đơn vị đã phối hợp với chính quyền xã tổ chức tặng quà, thăm, động viên các gia đình bị thiệt hại, các hộ nghèo trên địa bàn.

Từ cuối năm 2023, đầu năm 2024, xã đã tiếp nhận hơn 5,7 tỷ đồng từ các nguồn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, thị xã, các tổ chức, cá nhân; hỗ trợ hiện vật với tổng trị giá hơn 170 triệu đồng. Những nguồn hỗ trợ này được xã trao tận tay bà con, tiếp thêm sức mạnh để họ vượt qua khó khăn do thiên tai để lại. Ngoài ra, xã đã huy động được gần 400 suất quà với tổng trị giá hơn 200 triệu đồng tặng người dân trong dịp tết Nguyên đán 2024.

10.jpg
7.jpg
9.jpg
Sức sống đang dần trở lại nơi vùng lũ dữ.

Trước thềm xuân mới, trên những tàn tích cũ, người dân Nậm Cang từng bước ổn định cuộc sống, để chờ đợi, để tin tưởng vào những điều diệu kỳ ở tương lai...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

“Nả” Hương ở Lũng Pô

“Nả” Hương ở Lũng Pô

Sẩm tối, anh Lù Seo Súa mới chân thấp chân cao, tất tả ngược dốc đến điểm Trường Mầm non Lũng Pô đón con gái Lù Ánh Dương về nhà. Thấy bố, cô bé mừng reo hớn hở nhưng vẫn không quên khoanh tay lễ phép chào “nả” Hương, rồi mới ùa ra, gọn trong vòng tay của bố. Có lẽ, với cô giáo Hương, đó là niềm vui và phần thưởng lớn nhất khi gắn bó cả thanh xuân của mình ở vùng đất biên cương.

fbytzltw