Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Sức mạnh từ “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”

Sức mạnh từ “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”

Từ phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, nhiều tuyến phố, đường trục thôn, ngõ xóm, nhà văn hóa được xây dựng khang trang; các hộ nghèo được xóa nhà dột nát... giúp hạ tầng nông thôn hoàn thiện.

2.jpg

Tuyến đường Nghị Lang thuộc tổ dân phố 3A, thị trấn Phố Ràng (Bảo Yên) trước đây chỉ là đường mòn. Để mở rộng mặt đường lên 7 m và hơn 2 m hành lang, nhiều hộ phải hiến đất và tháo dỡ công trình kiên cố mà không có hỗ trợ, bồi thường của Nhà nước. Không nhìn vào cái thiệt trước mắt, các hộ nơi đây nghĩ đến cái lợi lâu dài. Đã có hơn 30 hộ trong tổ dân phố hiến hơn 3.000 m2 đất và nhiều tài sản trên đất có tổng trị giá hàng trăm triệu đồng, tạo mặt bằng sạch bàn giao cho đơn vị thi công.

Ông Trần Bá Thức, Tổ trưởng tổ dân phố 3A cho biết: Người dân hiểu nông thôn mới chính là cuộc sống tốt hơn, người dân được biết, được bàn, được làm và quan trọng nhất là người thụ hưởng nên dù còn khó khăn cũng sẵn sàng chung sức cùng với Nhà nước thực hiện các tiêu chí, để khó khăn chỉ hôm nay nhưng dễ cho những năm tháng sau này.

4.jpg

Đi trên tuyến đường nội đồng vừa hoàn thành ôm trọn những nương ngô, thửa ruộng bậc thang của thôn, đồng chí Phà Mờ Sá, Bí thư Chi bộ thôn Sín Chải, xã Y Tý (Bát Xát) chia sẻ: Sự hỗ trợ xi măng của Nhà nước là động lực để người dân trong thôn hiến 1.000 m2 đất, đóng góp hơn 300 ngày công lao động thi công tuyến đường. Trước đây, mỗi vụ thu hoạch lúa, ngô, người dân rất vất vả trong việc vận chuyển về nhà, chủ yếu là ngựa thồ chứ xe máy cũng không đi được bởi đường trơn, dốc lại cao. Tuyến đường được hoàn thành giúp việc đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận lợi, người dân trong thôn có thêm điều kiện phát triển kinh tế.

Nhà văn hóa thôn Nậm Hẻn, xã Gia Phú (Bảo Thắng) được xây dựng với tổng diện tích 1.700 m2, gồm hội trường rộng 200 m2, sân bê tông rộng 900 m2 và các công trình phụ trợ khác với đầy đủ hệ thống chiếu sáng, tổng kinh phí hơn 700 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 100 triệu đồng, số tiền còn lại là nguồn xã hội hóa và do người dân đóng góp. Ban công tác mặt trận, trưởng thôn và những người có uy tín của thôn đã phối hợp vận động người dân đóng góp kinh phí với mức từ 2,3 đến 2,8 triệu đồng/hộ.

Ông Lê Văn Viên, Trưởng thôn Nậm Hẻn cho biết: Nguồn hỗ trợ của Nhà nước là động lực để người dân quyết tâm xây dựng nhà văn hóa thôn khang trang hơn. Sau hơn 5 tháng thi công, nhà văn hóa thôn đã hoàn thành.

3.jpg

Tuyến đường giao thông liên thôn Hùng Xuân 2, Mường 2, Hợp Giao, xã Xuân Giao được bê tông xi măng từ giai đoạn đầu của chương trình xây dựng nông thôn mới. Những năm gần đây, nhu cầu vận chuyển nông sản tăng, trong khi đường hẹp khiến xe tải không vào thôn được. Thêm vào đó, nhiều hộ có điều kiện muốn mua ô tô phục vụ sinh hoạt cũng “ngại” vì đường hẹp, không có chỗ tránh nhau. Trước thực tế đó, người dân đề xuất với chính quyền xã nguyện vọng muốn mở rộng đường. Khi Nhà nước có chủ trương hỗ trợ vật liệu, người dân các thôn đã đồng lòng hiến đất, góp công cùng mở rộng đường.

Tuyến đường liên thôn với tổng chiều dài gần 4 km đã được mở rộng bề mặt đường từ 4 m lên 6 m, tổng kinh phí hơn 3,3 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ hơn 2,5 tỷ đồng, còn lại người dân đóng góp 295 triệu đồng. Có 70 hộ tự nguyện hiến gần 4.000 m2 đất, 366 m tường rào, gần 300 cây cối các loại để làm đường.

Ông Nguyễn Công Lập, Chủ tịch UBND xã Xuân Giao cho biết: Địa phương phấn đấu “về đích” xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2024. Chính quyền xã tiếp tục đẩy mạnh vận động người dân duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, trong đó nhất quán chủ trương “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, không trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước…

Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh, đến nay toàn tỉnh có 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 62/127 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 4 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 100% xã có đường giao thông được rải nhựa hoặc đổ bê tông đến trung tâm xã; 100% thôn, bản có đường tới trung tâm thôn với khoảng 98% thôn, bản có đường đi lại thuận tiện 4 mùa.

Thay đổi tư duy, diện mạo khởi sắc.jpg

Với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, nhiều vùng nông thôn của tỉnh đã “khoác áo mới”, là đòn bẩy đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

Trong những ngày đầu tháng 4, khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống, người dân xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát bước vào vụ cấy lúa xuân. Mặc dù trận lũ lớn tháng 9 năm 2024 đã vùi lấp cả cánh đồng Nà Lặc thành thung lũng đá trắng, nhưng người dân nơi đây vẫn đang nỗ lực khôi phục một số diện tích để cấy lúa, ươm màu xanh hi vọng trên cánh đồng đá sỏi ngổn ngang.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

fb yt zl tw