Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Phụ nữ Hà Nhì vượt qua hủ tục

Phụ nữ Hà Nhì vượt qua hủ tục

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và tự nỗ lực vươn lên, phụ nữ Hà Nhì ở vùng cao Y Tý (Bát Xát) đã vượt qua hủ tục, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, trở thành các tấm gương sáng trong cộng đồng.

nhung-hu-tuc-nhu-soi-day-troizip-1-4281.jpeg

Sinh ra trong gia đình người Hà Nhì nghèo khó, tuổi thơ của bà Phà Xe P, 52 tuổi, thôn Choản Thèn, xã Y Tý là những ngày tháng vất vả theo mẹ lên nương trồng ngô, chăn trâu, vào rừng lấy củi. Ở vùng đất Y Tý, nơi có độ cao so với mực nước biển hơn 2.000m, mùa đông giá rét tái tê, nhiều năm có tuyết rơi phủ trắng bản làng. Trong gia đình người Hà Nhì, những công việc lấy củi, làm ruộng nương, nấu cơm, chăm sóc con, chăn nuôi gia súc… đều do người phụ nữ làm. Trước đây, đàn ông Hà Nhì thường chỉ làm những việc lớn như làm nhà, cày ruộng, thời gian còn lại ở nhà trông con.

nhung-hu-tuc-nhu-soi-day-troizip-2-9362.jpeg

Kỷ niệm đau buồn nhất của thời tuổi trẻ mà bà Phà Xe P phải trải qua là khi sinh đứa con đầu lòng. Vì lỡ có thai với người đàn ông khác khi chồng đi làm ăn xa nhà đã lấy vợ không trở về, vi phạm vào tục lệ của thôn, nên khi trở dạ, bà P đã phải ra khu rừng ngoài phạm vi của thôn để tự mình sinh con, ngoài mẹ đẻ đến thăm, không có ai giúp đỡ. Tự mình “vượt cạn”, rồi chăm sóc con trong rừng vắng cả tháng trời, bà P mới dám trở về làng làm bữa cơm mời người già đến để tạ lỗi. Người Hà Nhì cho rằng phụ nữ sinh con khi chưa lấy chồng hoặc không chồng mà chửa, ngoại tình sẽ đem lại cho thôn, bản điều xui xẻo, nên luôn bị xa lánh, kỳ thị.

nhung-hu-tuc-nhu-soi-day-troizip-3-8181.jpeg

Phụ nữ Hà Nhì cũng không được tham gia công việc quan trọng của dòng họ, thôn, bản, không được gia đình cho đi học chữ. Vì thế, đa số phụ nữ trung tuổi không biết chữ. Đó là chưa kể đến những nỗi khổ ảnh hưởng của tảo hôn, sinh con nhiều, bạo lực gia đình… Lên các bản làng vùng cao, cách đây khoảng 5 năm, phụ nữ Hà Nhì trung tuổi không biết nói tiếng phổ thông, ngại gặp người lạ vẫn còn phổ biến.

nhung-hu-tuc-nhu-soi-day-troizip-1-2016.jpeg
nhung-hu-tuc-nhu-soi-day-troizip-8-3986.jpeg

Đến xã vùng cao Y Tý những ngày tháng 8, chúng tôi được bà con người Hà Nhì nơi đây chia sẻ một tin rất vui là năm nay lần đầu tiên trên địa bàn xã có học sinh nữ người Hà Nhì thi đỗ vào Học viện Cảnh sát Nhân dân. Đó là em Ly Xe Sớ, nhà ở thôn Tả Gì Thàng.

Ly Xe Sớ bảo: Gia đình em hoàn cảnh rất khó khăn nên các anh, chị của em không được đi học đầy đủ. Tuổi thơ của em cũng gắn với những công việc vất vả như lấy củi, chăn trâu, đi lấy rau lợn giúp bố mẹ. Em là con út trong gia đình, nên được ưu tiên hơn các anh chị và được đến trường học chữ.

nhung-hu-tuc-nhu-soi-day-troizip-4-6142.jpeg

Tại vùng đất mờ sương Y Tý, trước Lý Xe Sớ, cũng có không ít phụ nữ Hà Nhì vượt qua hủ tục, thực hiện mơ ước tới trường, thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học, trở thành cán bộ xã, giáo viên. Trong đó, chị Ly Giá Sơ, thôn Choản Thèn là tấm gương sáng về tinh thần vượt khó của phụ nữ Hà Nhì. Khi bạn bè cùng trang lứa nhiều người bỏ học sớm để lấy chồng, dù gia đình cũng còn nghèo khó nhưng Ly Giá Sơ vẫn kiên trì học tập, quyết tâm đi học THPT, sau đó học lên trung cấp rồi Đại học Luật, hiện nay là Phó Chủ tịch HĐND xã Y Tý khoá XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2024. Chị Sơ cũng là người đầu tiên trong thôn mạnh dạn cải tạo nhà ở trở thành homestay đón khách du lịch từ năm 2019. Với mô hình này, sau khi trừ mọi chi phí, mỗi tháng gia đình chị có thu nhập thêm khoảng 10 triệu đồng. Từ mô hình của chị Sơ, đến nay thôn Choản Thèn đã có thêm 4 homestay, trong đó có 1 nhà du lịch cộng đồng do nhóm phụ nữ trong thôn quản lý.

nhung-hu-tuc-nhu-soi-day-troizip-5-8094.jpeg

Trên địa bàn xã Y Tý hiện nay, ngoài tấm gương em Ly Xe Sớ và chị Lý Giá Sơ, còn có nhiều tấm gương phụ nữ Hà Nhì khác cũng đang nỗ lực học tập, phấn đấu để khẳng định bản thân, cống hiến cho xã hội. Đến nay, toàn xã Y Tý có 13 phụ nữ Hà Nhì có trình độ cao đẳng, đại học. Xã Y Tý cũng đang có 6 sinh viên nữ người Hà Nhì đang học tập tại các trường chuyên nghiệp trên cả nước. Đặc biệt, Đảng bộ xã Y Tý có 57 đảng viên nữ, trong đó có 10 đảng viên nữ người Hà Nhì. Tiêu biểu như: cô giáo Ly Thó Trụ, cô giáo Trang Thó Sợ, Trường Mầm non Y Tý; đảng viên Sần Thó Mơ, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Y Tý; đảng viên Sào Xá Gơ, đại biểu HĐND xã Y Tý;…

nhung-hu-tuc-nhu-soi-day-troizip-1-6267.jpeg

Đến xã Y Tý hôm nay, điều khiến chúng tôi không khỏi bất ngờ là nhiều phụ nữ dân tộc Hà Nhì đã có sự đổi thay trong tư duy, nhận thức, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, làm chủ cuộc sống và tương lai của mình. Xã Y Tý ngày càng có nhiều những mô hình hay, cách làm mới do phụ nữ Hà Nhì làm chủ, góp phần xóa bỏ các hủ tục, giúp phụ nữ Hà Nhì tiến bộ hơn.

nhung-hu-tuc-nhu-soi-day-troizip-6-8917.jpeg

Chị Sần Thó Mơ, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Y Tý chia sẻ: Xã Y Tý hiện có 716 hội viên phụ nữ, trong đó hội viên là người Hà Nhì chiếm số lượng đông nhất. Để nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số nói chung, phụ nữ Hà Nhì nói riêng, thời gian qua, Hội Phụ nữ xã Y Tý đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ tham gia các phong trào hội và tham gia chỉnh trang nhà ở, vệ sinh môi trường góp phần xây dựng nông thôn mới; tăng cường tuyên truyền phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại thôn Ngải Trồ, Hồng Ngài, Phìn Hồ, Trung Chải, Phan Cán Sử với gần 900 lượt chị em tham gia; tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đến trạm y tế để sinh con, tại 12/12 chi hội với 23 buổi, thu hút gần 1.000 lượt chị em tham gia.

nhung-hu-tuc-nhu-soi-day-troizip-7-9100.jpeg

Đặc biệt, từ khi thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực được tổ chức, giúp phong trào phụ nữ càng thêm sôi nổi.

nhung-hu-tuc-nhu-soi-day-troizip-9-8847.jpeg

Hội Phụ nữ xã Y Tý đã tích cực vận động gần 200 lượt hội viên, phụ nữ và các thành viên tổ truyền thông cộng đồng tham dự các lớp tập huấn về bình đẳng giới, các chính sách liên quan đến phụ nữ và trẻ em; vận động được 42 chị em, hội viên tham gia các lớp đào tạo nghề, như nghiệp vụ chế biến món ăn tại thôn Ngải Trồ; nuôi và phòng bệnh cho gia súc; cải tạo, thâm canh, phát triển và sản xuất chè tại thôn Sim San, Hồng Ngài…

nhung-hu-tuc-nhu-soi-day-troizip-10-6348.jpeg

Chúng tôi chia tay mảnh đất biên cương Y Tý khi chiều đã muộn, biển mây trắng bồng bềnh dưới chân núi Lảo Thẩn phía xa xa. Chị Sần Thó Mơ, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Y Tý tươi cười: Phụ nữ Y Tý bây giờ tiến bộ hơn nhiều rồi. Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể xã Y Tý tiếp tục tuyên truyền, vận động phụ nữ Hà Nhì tham gia các lớp xóa mù chữ, tích cực phát triển du lịch cộng đồng, phát huy tốt các mô hình do phụ nữ làm chủ tại các thôn, bản để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khi lòng dân đã thuận

Khi lòng dân đã thuận

Những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền phường Hàm Rồng (thị xã Sa Pa) đã tích cực triển khai công tác tuyên vận tại địa phương, qua đó khơi dậy sức mạnh của Nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tô đẹp thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ

Tô đẹp thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ

Thấm nhuần lời dạy của Bác “Việc gì có lợi cho người dân, dù nhỏ cũng cố gắng làm” và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc “Thương người như thể thương thân”, Thiếu tá Phạm Quang Thảo, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Trịnh Tường (Bát Xát) đã có nhiều cách làm thiết thực nhằm chia sẻ, giúp đỡ đồng bào khu vực biên giới có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Cánh tay nối dài của mặt trận

Cánh tay nối dài của mặt trận

Bằng uy tín, trách nhiệm của mình, các trưởng ban công tác mặt trận thôn, bản, tổ dân phố luôn tận tụy, đi đầu trong vận động người dân tham gia các phong trào thi đua, khơi dậy, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Người “thắp đuốc” ở Ú Sì Sung

Người “thắp đuốc” ở Ú Sì Sung

Chiếc xe máy rú ga chạy vèo vèo vượt dốc bê tông uốn lượn vào xóm Thoong Vé. Tôi níu chặt vào thắt lưng Lý Láo Lủ như sợ mình rơi xuống vực hun hút phía sau. Lên đến đỉnh dốc, mây mù sương giăng mờ mịt, Lý Láo Lủ dừng lại khoảng trống bên gốc đào xù xì lốm đốm hoa bảo: “Đứng đây nghỉ một tí cho sương loãng rồi đi tiếp bác nhá! Đợi tí nắng bừng lên, có khi bác lại chả muốn đi!”.

Bác sỹ của bản

Bác sỹ của bản

Trong ánh nắng xuân lấp lánh phủ vàng trên những cành sa mộc, người dân thôn Nậm Tông ngồi bên nhau kể lại câu chuyện cũ với hình ảnh đẹp về tình người, về tinh thần đoàn kết, đùm bọc, thương yêu. Và khi nhắc đến bác sỹ Sin Thị Tâm, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Nậm Lúc, ai cũng thấy cảm xúc dâng tràn.

Xây khát vọng vùng biên từ lời dạy của Bác

Xây khát vọng vùng biên từ lời dạy của Bác

Từ một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, hoang tàn, đổ nát sau chiến tranh, giờ đây, Lào Cai vươn lên thành “điểm sáng” của vùng Tây Bắc. Để làm nên diện mạo vùng biên ngày càng no ấm, phồn thịnh, trong suốt chặng đường kiến thiết, dựng xây quê hương, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn nhớ lời Bác Hồ dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Cựu chiến binh nỗ lực vì cộng đồng

Cựu chiến binh nỗ lực vì cộng đồng

Nhiều năm qua, cựu chiến binh Ngô Huy Bình (74 tuổi), Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh tổ dân phố số 4, thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát) luôn nỗ lực vì cộng đồng, là điển hình về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thủ tướng Chính phủ 3 lần xướng danh biểu dương Lào Cai trong xóa nhà tạm, hỗ trợ hộ bị thiên tai

Thủ tướng Chính phủ 3 lần xướng danh biểu dương Lào Cai trong xóa nhà tạm, hỗ trợ hộ bị thiên tai

Chiều 12/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp thứ 2 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Tại cuộc họp, Thủ tướng đã 3 lần xướng danh biểu dương, khen ngợi tỉnh Lào Cai tích cực hỗ trợ hộ bị thiên tai và có nhiều cách làm hay, quyết liệt trong xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Trả lại 100 triệu đồng cho người đánh rơi

Trả lại 100 triệu đồng cho người đánh rơi

Em Ma Thị Hường trú tại thôn Bản Cuông 1, xã Xuân Hòa và em Triệu Thị Thu trú tại thôn Sài 2, xã Lương Sơn (Bảo Yên) cùng sinh năm 2006, nhặt được 100 triệu đồng đã trả lại cho người bị mất. Hành động đẹp của các em đã lan tỏa những việc làm tốt trong cộng đồng và xã hội.

[Ảnh] Miệt mài truyền dạy chữ Nôm Dao

[Ảnh] Miệt mài truyền dạy chữ Nôm Dao

Thôn Pờ Hồ, xã Thanh Bình (Mường Khương) là nơi quần cư của dân tộc Dao tuyển. Cũng như những ngành Dao khác, người Dao tuyển cũng có chữ cổ là chữ Nôm Dao. Trong nhịp sống hiện đại, việc đọc thông, viết thạo chữ cổ của dân tộc không được mấy người trẻ biết đến. Trăn trở với giá trị văn hóa cổ truyền của cha ông, những người tâm huyết đã cùng tạo nên lớp học “0 đồng” để cùng lưu truyền vốn văn hóa cổ.

Thiếu úy Bàn Văn Lư và giải thưởng “Thanh niên sống đẹp”

Thiếu úy Bàn Văn Lư và giải thưởng “Thanh niên sống đẹp”

“Giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” năm 2024 mà tôi được nhận là một phần thưởng lớn đối với cá nhân tôi, càng thôi thúc tôi rèn luyện, công tác góp phần xây dựng, lan tỏa hình ảnh đẹp về người chiến sĩ công an nhân dân", Thiếu úy Bàn Văn Lư (sinh năm 2000) hiện đang công tác tại Công an xã Tân Tiến, Công an huyện Bảo Yên chia sẻ.

fb yt zl tw