Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Phong tục tết của người Phù Lá

Phong tục tết của người Phù Lá

Khi hoa mận nở trắng cao nguyên Bắc Hà báo hiệu một mùa xuân mới đang về, người Phù Lá tạm gác lại mọi công việc phía sau để cùng nhau đón tết đoàn viên, mừng năm mới.

Người Phù Lá ăn tết theo nông lịch riêng của mình, thường vào tháng Chạp để tổng kết quá trình lao động vất vả trong năm. Tết về đông đủ con cháu, người thân trong gia đình được sum vầy, nghỉ ngơi ăn tết vui vẻ.

nguoi-phu-la-giu-duoc-nhieu-net-van-hoa-truyen-thong.jpg
Người Phù Lá giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống.

Tết tháng Chạp là một trong những cái tết lớn nhất trong năm của người Phù Lá. Vì thế, nhà nhà đều mổ lợn đón mừng năm mới, vừa dùng làm lễ vật dâng cúng tổ tiên, biếu cho bố mẹ và tổ chức ăn uống vui vẻ, đoàn kết giữa các gia đình, dòng họ, bạn bè trong cộng đồng dân tộc Phù Lá.

z6220428981872-a5ed0763b06fbe7fd341d8278b1ab126.jpg
Phụ nữ Phù Lá chuẩn bị may áo mới để mặc tết.

Trước tết, phụ nữ Phù Lá đều chuẩn bị những bộ trang phục mới và đẹp nhất bằng chất liệu vải bông, họ may cho mình và người thân trong gia đình. Chủ các gia đình là nam giới dọn bàn thờ vào ngày 30 tết, mời thầy viết chữ nho trang trí trên bàn thờ để cúng đầu năm mới mong tổ tiên phù hộ cho mọi người luôn may mắn. Các nam thanh niên chuẩn bị cà kheo, cột đu, gậy đẩy… để đến tết tham gia các trò chơi dân gian, thể hiện tài năng của mỗi người.

Nghi thức, nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Phù Lá ngày tết có nhiều nét độc đáo, như mổ lợn, giã bánh giầy, làm bánh chưng để dâng lễ vật mời tổ tiên, cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu năm mới nhiều sức khỏe, vật nuôi cây trồng đều phát triển…

z6220428978502-b2796706cd4c9c674d0335692792626c.jpg
Đồng bào Phù Lá ở vùng cao Bắc Hà vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống trong ngày lễ tết.

Ngày tết, người Phù Lá còn làm bánh trôi để ăn. Người Phù Lá ăn tết mời họ hàng, người thân vào sáng ngày mồng 2 tết, gia đình mổ gà nhiều hay ít tùy theo số lượng khách mời, ăn xong ở nhà này lại sang nhà khác chúc tết, cùng nhau ăn uống vui vẻ. Ngày mồng 3 tết, con cháu lấy chồng ở xa về nhà để chúc tết ông bà, bố mẹ, họ thường đem theo gà, bánh chưng… để biếu lễ. Sáng sớm mồng 4 tết, các gia đình đều dậy sớm thu gom bánh giầy, bánh chưng ở trên bàn thờ với ý nghĩa mời các cụ xuống ăn để kết thúc tết.

z6220428991150-4b461b076618ab31cc5dd5375086c08b.jpg
Bà con Phù Lá làm các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh giầy, bánh trôi nếp... để ăn tết.

Trong dịp năm mới, tại bản của người Phù Lá diễn ra các trò chơi dân gian: đu quay, đi cà kheo, đánh yến... Mọi người đều vui thích, hào hứng cùng nhau tham gia. Sau ngày tết, nhiều thanh niên nam nữ Phù Lá đã tìm hiểu được người thương để cuối năm nên duyên chồng vợ.

Theo truyền thống của người Phù Lá, trong các ngày tết, gia đình con cháu có tục thăm và chúc tết người già, bố mẹ, các con cháu thường mang gà và bánh kẹo, tiền mừng tuổi cho người thân cầu chúc sức khỏe cho người già, chúc các cháu nhỏ hay ăn chóng lớn. Bên cạnh đó là sinh hoạt văn nghệ, hát dân ca giao duyên đối đáp...

Tết đến, xuân về trên vùng đất “cao nguyên trắng” tràn ngập niềm vui và khí thế mới ở khắp các bản người Phù Lá như bừng sáng hơn, tươi mới hơn. Người Phù Lá cầu mong một năm mới tràn ngập niềm vui, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt, cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, thôn bản bình an và đặc biệt là đoàn kết cùng chung tay bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt Trường ca 'Bay phía mùa' của Trần Việt Hoàng

Ra mắt Trường ca 'Bay phía mùa' của Trần Việt Hoàng

Không lâu sau khi tập thơ "Ngày chưa sương vội" ra mắt, tác giả Trần Việt Hoàng (sinh năm 2002), học viên Trường Sĩ quan chính trị đã giới thiệu tới bạn đọc trường ca "Bay phía mùa" - một tác phẩm với nhiều bất ngờ, cảm xúc về sự hy sinh của những người lính trẻ trong thời bình.

Sa Pa “trình làng” biểu tượng con giáp năm Ất Tỵ

Sa Pa “trình làng” biểu tượng con giáp năm Ất Tỵ

Biểu tượng con giáp của năm 2025 - Xuân Ất Tỵ, linh vật rắn trong không gian văn hóa “Sa Pa - tinh hoa hội tụ” vừa được thị xã Sa Pa "trình làng" du khách thập phương và người dân địa phương đúng ngày Tết ông Công ông Táo - 23 tháng Chạp năm nay.

Mời độc giả đón đọc Báo Lào Cai Xuân Ất Tỵ năm 2025

Mời độc giả đón đọc Báo Lào Cai Xuân Ất Tỵ năm 2025

Đón Xuân Ất Tỵ 2025, Báo Lào Cai xuất bản ấn phẩm đặc biệt với chủ đề “Vững tin bước vào kỷ nguyên mới”, gồm 60 trang, tập trung những tác phẩm có nội dung phong phú, hấp dẫn, được trình bày đẹp, phản ánh toàn diện thành tựu của tỉnh trong năm qua.

Người Tày Bản Liền giữ nghề truyền thống

Người Tày Bản Liền giữ nghề truyền thống

Không chỉ gìn giữ nghề truyền thống của cha ông mình, đồng bào Tày ở Bản Liền (Bắc Hà) vẫn đau đáu câu chuyện bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong đời sống hằng ngày. Đặc biệt, những năm gần đây, từ việc bà con người Tày giữ nghề truyền thống đã thu hút du khách đến với Bản Liền, thúc đẩy kinh tế du lịch địa phương phát triển…

Làm mới chèo lịch sử với AI

Làm mới chèo lịch sử với AI

Phạm Vĩnh Khương là một đạo diễn đam mê công nghệ mới, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo AI. Trong MV mới nhất của mình “Chèo mở lái ra”, anh đã sử dụng AI để mang đến một cái nhìn hoàn toàn mới về chèo, góp phần đưa những giá trị của lịch sử, của nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với công chúng.

Chặn biến tướng trong phong tục, văn hóa tết

Chặn biến tướng trong phong tục, văn hóa tết

Tết Nguyên đán không chỉ là ngày lễ quan trọng trong năm mới, đây còn là dịp để người dân tôn vinh những giá trị truyền thống, gắn kết gia đình và xã hội. Tuy nhiên, trong đời sống hiện đại, một số phong tục, văn hóa tết có nguy cơ bị biến tướng, mai một.

Giá trị của hồn cốt di sản

Giá trị của hồn cốt di sản

Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản.

fb yt zl tw