Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Nông dân tập trung thu hoạch lúa vụ xuân

Nông dân tập trung thu hoạch lúa vụ xuân

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân các địa phương vùng thấp trong tỉnh đang khẩn trương thu hoạch lúa vụ xuân, xử lý rơm, rạ, giải phóng đất, gieo mạ để bước vào sản xuất lúa vụ hè - thu.

Thời điểm này, tại cánh đồng lúa Séng cù thuộc xã Mường Vi (huyện Bát Xát), nông dân đang bước vào vụ thu hoạch lúa xuân. Những bông lúa chín vàng, trĩu hạt báo hiệu một vụ lúa bội thu. Thời tiết mát mẻ là điều kiện thuận lợi để nông dân nơi đây đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa.

2.jpg

Khắp cánh đồng, những chiếc máy gặt đập liên hợp, máy kéo vận chuyển thóc liên tục chạy hết thửa ruộng này sang thửa ruộng khác. Xen lẫn tiếng máy là tiếng trò chuyện rôm rả về một vụ lúa thắng lợi. Năm nay, nông dân xã Mường Vi phấn khởi vì năng suất lúa tăng 20% - 30%, giá bán thóc tươi ổn định ở mức 12 - 12,5 nghìn đồng/kg. Nhờ sản xuất giống lúa Séng cù đặc sản, nông dân xã Mường Vi có thu nhập khá.

3.jpg

Để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, xử lý rơm, rạ, làm đất và sớm bắt tay vào vụ sản xuất mới, nông dân xã Mường Vi đã tích cực áp dụng khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa vào khâu thu hoạch, làm đất. Việc cơ giới hóa không chỉ giúp giải phóng sức lao động mà còn giúp người dân tiết kiệm chi phí và nâng cao giá trị sản xuất.

4.jpg

Anh Hoàng Văn Mìn ở thôn Làng Mới, xã Mường Vi cho biết: Mảnh ruộng của gia đình tôi nếu gặt thủ công cần thuê 5 công lao động (220 nghìn đồng/công) và thuê máy tuốt lúa, nhưng thuê máy gặt liên hợp chỉ mất 15 phút với chi phí 350 nghìn đồng. Chưa kể, chúng tôi có thể nhận thóc và bán thóc cho thương lái tại ruộng; phần rơm sau khi tuốt lúa được máy rải đều ra ruộng, có thể đốt để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây lúa trong vụ kế tiếp.

5.jpg

Tại cánh đồng thuộc xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên), nông dân đang huy động tối đa nhân lực, khẩn trương thu hoạch lúa vụ xuân. Mặc dù địa hình ở khu vực cánh đồng xã Nghĩa Đô khá bằng phẳng nhưng do nền đất yếu, nhiều thửa ruộng diện tích nhỏ nên đa số nông dân vẫn thu hoạch lúa theo phương pháp truyền thống. Hiện chưa có nhiều gia đình áp dụng máy móc, phương tiện cơ giới vào khâu thu hoạch.

6.jpg

Năm nay, gia đình anh Cổ Văn Hành ở bản Mường Kem (xã Nghĩa Đô) cấy hơn 7 sào (hơn 2.500 m2), sử dụng giống lúa H3. Thời tiết ở Nghĩa Đô không mấy thuận lợi, sâu, bệnh nhiều nhưng nhờ áp dụng các biện pháp phòng, trừ kịp thời, diện tích lúa của gia đình anh Hành vẫn đảm bảo năng suất, chất lượng. Anh Hành cho biết: Do ruộng của gia đình thuộc khu vực trũng, thửa nhỏ nên không thuê được máy gặt mà phải gặt thủ công. Gặt xong, gia đình thuê máy tuốt lúa tại ruộng, chỉ mang thóc về nhà. Phần rơm, rạ được phơi khô và đốt làm tro bón lót cho vụ hè - thu.

7.jpg

Không chỉ nông dân xã Mường Vi và xã Nghĩa Đô mà nông dân các địa phương vùng thấp cũng đang bước vào vụ thu hoạch lúa xuân trà chính vụ. Ở một số địa phương gieo cấy lúa xuân trà sớm như xã Võ Lao (huyện Văn Bàn), xã Bản Qua (huyện Bát Xát)… nông dân đã thu hoạch xong vụ lúa xuân và bắt tay vào làm đất, gieo mạ vụ lúa hè - thu. Trong khi đó, lúa xuân trà muộn bắt đầu ở giai đoạn trỗ bông, chắc xanh.

Nông dân (1).jpg

Để đảm bảo khung thời vụ sản xuất, cơ quan chức năng khuyến cáo nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, tăng cường ứng dụng khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa, chủ động thu hoạch lúa xuân; tận dụng các điều kiện để tập trung phơi, sấy, chống thất thoát sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng lúa gạo. Cùng với đó là điều tiết nước, giữ nước tại ruộng; chuẩn bị tốt máy móc, các loại vật tư nông nghiệp, giống, phân bón để triển khai sản xuất vụ hè - thu đúng khung thời vụ.

Trình bày: Hoàng Thu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát triển kinh tế ở Pạc Tà và vai trò của phụ nữ

Phát triển kinh tế ở Pạc Tà và vai trò của phụ nữ

Chị Phan Thị Sỉn, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Pạc Tà, xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng) nhận định: “Dự án 8 đã biến mỗi hội viên phụ nữ thành một tuyên truyền viên vận động chính người thân của mình thay đổi, bắt đầu từ việc trong nhà, sau là việc trên đồng, trên nương, việc làng, việc nước. Giờ đây, chị em chúng tôi nhắc nhau là không có việc gì chỉ dành cho phụ nữ và đàn ông không chỉ làm việc nặng mà việc nhẹ cũng phải xúm vào với chị em”.

Lào Cai thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Lào Cai thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Lào Cai có 551.690 ha đất nông - lâm nghiệp, chiếm 86,69% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh (đất sản xuất nông nghiệp 132.716 ha, đất lâm nghiệp 414.930 ha, đất nuôi thủy sản 3.623 ha, đất nông nghiệp khác 421 ha); diện tích đất chưa sử dụng là 47.194 ha (chiếm 7,41%), đây là tiềm năng để phát triển, mở rộng sản xuất nông nghiệp.

Để Bắc Hà ra khỏi huyện nghèo

Để Bắc Hà ra khỏi huyện nghèo

Giai đoạn 2022 - 2025, Bắc Hà là 1 trong 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh được Chính phủ lựa chọn hỗ trợ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Từ hỗ trợ của Chính phủ, quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Lào Cai và huyện Bắc Hà, liên tiếp trong 2 năm (2022 - 2023), tỷ lệ giảm nghèo của huyện luôn nằm trong nhóm giảm cao nhất của tỉnh. Đây là tiền đề quan trọng để Bắc Hà thực hiện mục tiêu thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn trong thời gian tới.

Khi cử nhân kinh tế nuôi gà...

Khi cử nhân kinh tế nuôi gà...

Đã qua rồi thời tư duy phấn đấu học đại học chỉ để đi công tác, làm công chức, viên chức cơ quan nhà nước. Nền kinh tế thị trường đang mở ra cơ hội phát triển, làm giàu cho nhiều người, nhất là những người được đào tạo, có nền tảng tri thức cao, người luôn sẵn sàng tự “đứng trên đôi chân” để khởi nghiệp. Ngày càng có nhiều hơn những tấm gương như thế ở nhiều nơi. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới hai mô hình chăn nuôi thành công tại huyện Bảo Thắng.

Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng bền vững

Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng bền vững

Những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm không chỉ tăng trưởng về số lượng mà còn có bước tiến về phương thức nuôi: Từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ chuyển sang chăn nuôi tập trung, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao.

Bảo Thắng tự tin với mục tiêu huyện nông thôn mới nâng cao

Bảo Thắng tự tin với mục tiêu huyện nông thôn mới nâng cao

Để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao thì tiêu chí hàng đầu là có ít nhất 50% số xã đạt nông thôn mới nâng cao. Đến nay, huyện Bảo Thắng có 3/11 xã là Sơn Hà, Sơn Hải và Xuân Quang đang duy trì tốt các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao; 3 xã khác là Phú Nhuận, Xuân Giao và Phong Niên cũng đã đạt từ 17 đến 19 tiêu chí.

Giống lúa LC212 của Lào Cai được chứng nhận "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024"

Giống lúa LC212 của Lào Cai được chứng nhận "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024"

Ngày 12/10, tại Hà Nội, Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức lễ tôn vinh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024” nhằm vinh danh những sản phẩm đã có đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong đó, tỉnh Lào Cai có 1 sản phẩm đạt "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024".

Gieo ấm no nơi đầu nguồn biên giới

Gieo ấm no nơi đầu nguồn biên giới

Tính đến ngày 10/10/2024, Đảng bộ huyện Bát Xát tròn 75 năm thành lập. Trải qua hơn 7 thập kỷ, vượt qua vô vàn gian khó, đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bát Xát đã chung sức xây dựng quê hương ngày một phát triển. Đặc biệt, bức tranh nông nghiệp của huyện vùng cao, biên giới Bát Xát ngày càng khởi sắc, nhiều thôn, bản hiện hữu cuộc sống mới ngày càng ấm no.

Biến đất cằn thành vùng cây trái

Biến đất cằn thành vùng cây trái

Trước kia, nhiều vùng đất ở Khánh Yên Trung (Văn Bàn) để hoang hóa, chỉ có cây cọ, cây mua và cỏ lau. Thế nhưng, với sự cần cù, những người nông dân nơi đây “tưới mồ hôi” để đất cằn đơm trái.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Nhằm giúp nông dân khôi phục sản xuất sau mưa lũ, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng đã phối hợp với Hiệp hội thương mại Giống cây trồng Việt Nam và các đơn vị thành viên tiếp nhận và cấp phát hơn 500 kg giống ngô nếp, hạt rau các loại hỗ trợ bà con.

fbytzltw