Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Những “dải lụa” mang đến sung túc cho vùng cao Sa Pa

Những “dải lụa” mang đến sung túc cho vùng cao Sa Pa

Những năm qua, thị xã Sa Pa luôn xác định giao thông là tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, vì thế những tuyến đường luôn được ưu tiên đầu tư, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội.

Từ ngựa thồ đến xe hơi

Sinh ra và lớn lên tại thôn Can Hồ B, xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa (trước đây là xã Bản Khoang, huyện Sa Pa), nên mỗi lần nhớ đến cảnh đồng bào dân tộc Mông bản mình cưỡi ngựa vắt vẻo trên những sườn đồi hoặc lối mòn để thồ nông sản, hàng hóa, vật liệu xây dựng… ông Chảo Láo Pà lại thấy rùng mình.

2.jpg

Ông Pà cho biết: Cách đây hơn chục năm, con đường từ nhà tôi lên Tỉnh lộ 155 hoàn toàn là đường đất, đi lại rất khó khăn. Quãng đường ước tính chỉ khoảng 500 m nhưng đi bộ mất gần nửa tiếng, nhiều hôm lên đến Tỉnh lộ 155 chân tay, quần áo tôi bùn đất lấm lem. Nông sản như thảo quả, ngô, thóc, lợn, gà, cá… người dân làm ra nhưng bán rất khó, bị thương lái ép giá với lý do đường xấu. Tuy nhiên, từ khi đường giao thông nông thôn được nâng cấp, làm mới đã làm diện mạo các thôn, bản thay đổi.

Từ khi giao thông thuận lợi, gia đình ông Chảo Láo Pà đã đầu tư thêm hàng trăm triệu đồng xây bể nuôi cá hồi, cá tầm. Không chỉ chờ thương lái vào mua, hằng ngày, trực tiếp ông Pà vận chuyển cá hồi, cá tầm bằng xe bán tải ra bán tại các nhà hàng, khách sạn tại trung tâm thị xã Sa Pa để được giá cao hơn. Hiện mỗi năm, gia đình ông Pà xuất bán khoảng 4 tấn cá hồi, 2 tấn cá tầm, trừ các loại chi phí thu lãi gần 500 triệu đồng. “Điều đáng mừng nữa là tuyến đường từ thôn Sín Chải, xã Ngũ Chỉ Sơn nối với thôn Kin Chu Phìn, xã Nậm Pung, huyện Bát Xát vừa được đổ bê tông. Nhờ thế mà người nuôi cá hồi, cá tầm ở xã Nậm Pung và khu vực lân cận cũng rút ngắn được hàng chục km vận chuyển cá sang trung tâm thị xã Sa Pa tiêu thụ, góp phần nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm” - ông Pà cho biết thêm.

3.jpg

Đường giao thông nông thôn từng là một trong những tiêu chí rất khó thực hiện của xã Mường Bo (thị xã Sa Pa). Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Nhà nước, cùng quyết tâm rất lớn của cả hệ thống chính trị và nỗ lực từ phía người dân, những tuyến đường ở xã Mường Bo dần hình thành. Đến thời điểm này, xã Mường Bo đã đạt tiêu chí giao thông. Ông Phan Văn Đại, Chủ tịch UBND xã Mường Bo cho biết: Nhờ có hạ tầng giao thông nông thôn tốt nên những năm qua, người dân địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Có đường bê tông còn góp phần thu hút khách du lịch.

Đường đến đâu ấm no đến đó

Với địa hình đồi núi dốc và nhiều khe, suối nên hằng năm, thị xã Sa Pa hứng chịu nhiều thiệt hại do mưa lũ gây ra. Nhiều tuyến đường giao thông nông thôn vừa mới thi công xong đã bị sạt lở. Đặc biệt, đã có những trận lũ dữ khiến người dân Sa Pa thiệt hại nhiều về người và của, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng bị phá hủy.

Trở lại câu chuyện cách đây 10 năm, đầu tháng 9/2013, người dân cả nước bàng hoàng khi một trận lũ dữ quét qua trung tâm xã Bản Khoang (xưa), nay là xã Ngũ Chỉ Sơn. Hậu quả của trận lũ quét gây ra rất nặng nề, hàng chục người dân tử vong, những công trình như trạm y tế, trường học, nhà dân bị hư hỏng hoàn toàn. Nhiều tuyến đường bị sạt lở, giao thông tê liệt hoàn toàn. Đứng lên sau lũ dữ, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân đã chung sức, đồng lòng xây dựng lại quê hương. Tính đến thời điểm này, xã Ngũ Chỉ Sơn dù chưa đạt tiêu chí giao thông nhưng cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu đi lại cũng như giao thương hàng hóa của người dân địa phương.

1.jpg

Ông Lý Quầy Dảo, Chủ tịch UBND xã Ngũ Chỉ Sơn cho biết: Tiêu chí giao thông luôn được chính quyền và người dân xã Ngũ Chỉ Sơn đặc biệt quan tâm. Thời gian qua, với sự hỗ trợ của Nhà nước và chung sức, đồng lòng từ phía người dân, nhiều tuyến đường ở xã Ngũ Chỉ Sơn đã hoàn thiện, giúp người dân đi lại an toàn, thuận lợi.

Đến giữa năm 2023, thị xã Sa Pa đã hoàn thành 9 tuyến đường từ trung tâm các xã Tả Van, Hoàng Liên, Ngũ Chỉ Sơn đến trung tâm các thôn, với tổng chiều dài 24 km; 4 tuyến đường khác trên địa bàn các xã Bản Hồ, Ngũ Chỉ Sơn đang triển khai theo dự án đầu tư xây dựng cơ bản và lồng ghép nguồn vốn đầu tư khác. Trong năm 2023, thị xã Sa Pa tiếp tục phê duyệt và triển khai thực hiện 39 công trình đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 93,9 km, tổng kinh phí đầu tư 112,676 tỷ đồng; giai đoạn 2022 - 2025 tiếp tục cải tạo, nâng cấp 85 công trình đường trục thôn, liên thôn từ chiều ngang 4 m lên 6 m, mặt đường bê tông xi măng.

Mạng lưới đường ngõ xóm, đường nội đồng tiếp tục được đầu tư. Riêng năm 2021 - 2022, các tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ 10 xã trên địa bàn thị xã Sa Pa khoảng 2.000 tấn xi măng để đổ bê tông hệ thống đường liên gia, ngõ xóm. Trong giai đoạn tới, UBND thị xã Sa Pa tiếp tục kêu gọi tài trợ từ nguồn xã hội hóa, phấn đấu 100% đường liên gia, ngõ xóm được cứng hóa. Cũng trong năm 2021 - 2022 đã đầu tư xây dựng 6 tuyến/12,3 km đường nội đồng. Trong năm 2023 tiếp tục rà soát đề xuất danh mục thực hiện cứng hóa 12,7 km đường nội đồng còn lại.

Dù còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc thị xã Sa Pa luôn nỗ lực, quyết tâm trong xây dựng nông thôn mới nói chung, làm đường giao thông nông thôn nói riêng. Những tuyến đường giao thông được ví như “dải lụa” nối dài, vắt ngang qua sườn đồi, lưng núi, góp phần mang lại cuộc sống no ấm, hạnh phúc cho người dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hợp Thành – miền ngoại ô tươi đẹp

Hợp Thành – miền ngoại ô tươi đẹp

Về xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) hôm nay mới thấy được những đổi thay của vùng quê ven đô. Bức tranh tươi đẹp dựa trên các giá trị truyền thống được cấp ủy, chính quyền và người dân chung tay "vẽ" lên từ quyết tâm xây dựng nông thôn mới.

[Ảnh] Vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai hồi sinh sau mưa lũ

[Ảnh] Vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai hồi sinh sau mưa lũ

Hoàn lưu bão số 3 đã gây thiệt hại đối với hầu hết diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại xã Thống Nhất - vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai. Thế nhưng, với nỗ lực của người dân, đến nay, màu xanh đã trở lại đồng đất các thôn: Hòa Lạc, Thái Bo, Giao Ngay, Giao Tiến…

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Ngày 26/11, tại thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải (huyện Bảo Thắng), Hội Nông dân tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật, đào tạo về sơ chế, chế biến các sản phẩm quế cho người dân tham gia liên kết sản xuất.

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Sáng 22/11, tại huyện Bắc Hà, Ban Quản lý Dự án REDAA Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lễ khởi động “Dự án Phục hồi đất bị suy thoái và xây dựng tính bền bỉ với khí hậu ở Lào Cai thông qua nông lâm kết hợp bền vững nhằm nâng cao sinh kế và cải thiện chuỗi giá trị” (gọi tắt là Dự án REDAA tại Việt Nam).

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.

fbytzltw