Như ánh sao đêm lặng lẽ, bền bỉ, miệt mài thắp sáng, suốt 15 năm qua, đảng viên, Trung tá Viêm Trọng Toàn, cán bộ Đồn Biên phòng Trịnh Tường - "thầy Toàn mù" (thầy Toàn dạy xóa mù chữ) và các cộng sự đã giúp hàng trăm đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới Lào Cai biết đọc, biết viết, biết tính toán, góp phần nâng cao trình độ dân trí của dân bản.
“Thầy" Toàn là tên gọi thân thương, quen thuộc mà nhiều người dân các xã biên giới của huyện Bát Xát thường nói về Trung tá Viêm Trọng Toàn, cán bộ Đồn Biên phòng Trịnh Tường. Hơn 32 năm gắn bó, làm nhiệm vụ trên tuyến biên giới Lào Cai, thầy giáo “quân hàm xanh” có 15 năm tham gia xóa mù chữ, trực tiếp giảng dạy 14 lớp với trên 300 học viên. Đa phần, họ là đồng bào các dân tộc Dao, Mông, Hà Nhì, độ tuổi từ 15 - 45 tuổi.
18 giờ 30 phút, sau khi hoàn thành các công việc chuyên môn trong ngày, Trung tá Viêm Trọng Toàn dùng vội bữa cơm tối tại đơn vị trước các đồng đội, anh trở về phòng để chuẩn bị cho lớp học xóa mù do mình phụ trách. Anh cẩn thận xem lại bài giảng, sắp xếp giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học trước giờ lên lớp. Chiếc xe Win là "người bạn đồng hành" với "thầy" Toàn trên các cung đường biên giới để đến lớp dạy xóa mù chữ. Đường đến lớp gồ ghề, lởm chởm đá, sỏi, dốc cao, khúc khuỷu chẳng làm khó được anh bởi cũng như bao cung đường biên giới khác, đã gắn bó, thân thuộc với mỗi người lính biên phòng.
Lớp học xóa mù chữ lần này được đặt tại bản Tùng Chỉn 3, xã Trịnh Tường, Bát Xát. Bản nhỏ, nằm chênh vênh trên núi cao, cách trung tâm xã hơn chục km, nơi phần đông đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Lớp học có 25 học viên, ít tuổi nhất là Tẩn Láo Sử, sinh năm 2001, nhiều tuổi nhất là Tẩn Phù Thiện, sinh năm 1974. Vượt lên mặc cảm, tự ti, những học sinh mái đầu đã bạc, có con cháu đủ đầy vẫn đều đặn đến lớp, ê a những con chữ đầu tiên. Cả ngày lao động ngoài ruộng đồng, trở về nhà khi nắng đã tắt, các mẹ, các chị lại tất bật lo việc gia đình, ăn vội bát cơm, rồi rủ nhau xách đèn, tới lớp để học "cái chữ". Những ngày đầu đứng lớp, "thầy" Toàn đã dành nhiều thời gian để học hỏi kinh nghiệm từ các giáo viên địa phương, tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm ngắn ngày. Vì lớp học đặc biệt với các học viên độ tuổi khác nhau nên thầy giáo đã phải chọn phương pháp dạy phù hợp. Lớp học không chỉ dạy đọc, dạy viết, mà tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để từng bước xoá đói, giảm nghèo, lồng ghép các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới bà con.
Đôi tay của bà con đã quen với việc cầm cuốc, cầm dao nay cầm bút tập viết sao khó quá khiến không ít người nản lòng, có ý định bỏ học giữa chừng. "Thầy" Toàn lại kiên trì uốn nắn từng nét chữ cho các học viên, động viên họ cởi bỏ được mặc cảm, sự tự ti. Những người lớn ban đầu còn bỡ ngỡ, bối rối với bút, với vở, được sự tận tình của người thầy giáo "quân hàm xanh", thấm thoắt họ đã đọc được chữ, viết được câu hoàn chỉnh. Thấy học viên đọc chữ thông, làm toán được là bao vất vả, khó nhọc với thầy giáo tan biến, thay vào đó là niềm vui, hạnh phúc vô bờ, khiến anh có thêm động lực, quyết tâm hơn để tiếp tục đứng lớp giảng dạy. Bằng sự tận tụy, nhiệt huyết của anh, lớp học vùng biên ấy tối nào cũng rộn ràng tiếng nói cười. Nhiều “trái ngọt” từ những lớp học xóa mù chữ, như Lý A Chả, Tẩn A Sinh, Tẩn Tả Mẩy... ở xã Trịnh Tường, A Mú Sung (Bát Xát) đã vươn lên trở thành trưởng thôn, dân quân, cán bộ phụ nữ thôn, cùng anh tiếp tục vận động đồng bào đến lớp, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới ấm no, tươi đẹp.
Hành trình xóa mù chữ của "thầy" Toàn và các cộng sự nhiều năm nay vẫn luôn âm thầm, lặng lẽ như vậy, thắp sáng các lớp học đặc biệt hằng đêm trên biên giới. Thêm một học viên biết chữ, biết cách làm ăn, xây dựng cuộc sống mới là thêm một niềm vui, hạnh phúc để người lính biên phòng, thầy giáo Viêm Trọng Toàn nỗ lực cống hiến cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, nhất định toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải ra sức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo, Lào Cai có 2 cá nhân xuất sắc đoạt giải tại Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm học 2024 - 2025.
Bộ Công an vừa tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hoa thép” và Lễ Tuyên dương, trao Giải thưởng “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, biểu dương “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2024.
Trong danh sách tập thể, cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen nhân dịp tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của bộ chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2025 có Đảng bộ cơ quan Thị ủy Sa Pa. Những thành tích nêu tóm tắt trong danh sách thôi thúc chúng tôi tìm hiểu về đảng bộ này.
Chiều 20/5, Huyện ủy Bảo Yên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị.
Với tinh thần “gần dân, sát dân, trọng dân”, Đảng ủy thị trấn Tằng Loỏng (huyện Bảo Thắng) xác định việc học và làm theo Bác từ những việc làm cụ thể, thiết thực, gắn với chức trách, nhiệm vụ của từng cán bộ, đảng viên, đặc biệt là vai trò nêu gương của người đứng đầu.
Tối 19/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đợt II, giai đoạn 2021 - 2025. Giải thưởng được tổ chức đúng dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) với chủ đề “Tiếp bước theo Người”.
Chiều 19/5, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đánh giá kết quả thực hiện Quy định số 09-QĐ/ĐUCA ngày 19/5/2023 của Đảng ủy Công an Trung ương về chế độ học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Tình yêu dành cho Bác Hồ không chỉ là sự kính trọng một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà còn là động lực để mỗi cá nhân, tập thể sống tốt đẹp hơn, cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lào Cai sau gần 120 năm thành lập và phát triển (1907 - 2025), qua bao đau thương và những biến động của thời cuộc, hòa chung vào dòng chảy lịch sử của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết, anh dũng quật cường trong bảo vệ non sông; cần cù sáng tạo, vượt qua khó khăn, thử thách trong xây dựng và phát triển để có một Lào Cai tỏa sáng trong khu vực Trung du, miền núi phía Bắc.
Trong những năm qua, việc “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh. Qua đó, xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trên tất cả lĩnh vực, được các cấp, các ngành khen thưởng.
Giữa muôn vàn bông hoa tươi thắm trong vườn hoa nghìn việc tốt, có những đội viên không chỉ học giỏi, chăm ngoan mà còn nhiệt huyết trong từng hoạt động phong trào. Em Đinh Ngọc Minh Châu, lớp 9E, Trường THCS Lê Quý Đôn là một bông hoa trong vườn hoa đó.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành việc làm thường xuyên, sâu rộng của các cơ quan, đơn vị, trường học, địa phương và Nhân dân trong tỉnh. Qua mỗi hành động, việc làm cụ thể, nhiều tấm gương điển hình tiên tiến đã và đang lan tỏa những giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng một xã hội nhân văn, nghĩa tình và phát triển bền vững.
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Ngày 3/3/1959, tại lễ thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng), Bác Hồ đã đến dự, động viên và giao nhiệm vụ cho lực lượng công an, bộ đội thông qua bài thơ, đó là: “Đoàn kết, cảnh giác/Liêm chính, kiệm cần/Hoàn thành nhiệm vụ/Khắc phục khó khăn/Dũng cảm trước địch/Vì nước quên thân/Trung thành với Đảng/Tận tụy với dân”.
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), thanh thiếu nhi thị xã Sa Pa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ngay tại công trình Đài sen Thư Bác.
Kim Tân là phường trung tâm, trọng điểm của thành phố Lào Cai, có tốc độ đô thị hóa nhanh. Đảng bộ phường Kim Tân là đơn vị có số lượng đảng viên nhiều nhất thuộc Đảng bộ thành phố Lào Cai, với 1.564 đảng viên ở các chi bộ trực thuộc và 1.969 đảng viên sinh hoạt theo Quy định 213 năm 2020 của Bộ Chính trị. Đảng bộ phường xác định việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là quá trình thường xuyên, liên tục, lâu dài, có tính lan tỏa, chú trọng việc làm theo Bác.
Hòa trong không khí của những ngày tháng Năm lịch sử, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta ra sức thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, sáng 19/5, đúng dịp kỷ niệm 135 ngày sinh của Bác, Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Di tích lịch sử quốc gia - Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Lào Cai.
Cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương trong tỉnh đã có nhiều cách làm mới, sáng tạo trong ghi danh, ghi nhận, biểu dương những tấm gương học Bác, tạo thêm động lực để cán bộ, đảng viên và Nhân dân tiếp tục thi đua làm theo lời Bác dạy, góp công sức, trí tuệ xây dựng quê hương.
Với truyền thống năng động, sáng tạo và tình cảm kính trọng, biết ơn vô hạn với Bác Hồ kính yêu, trong những năm qua, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Lào Cai không ngừng nỗ lực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là từ thời điểm Trung ương ban hành Chỉ thị 05 ngày 15/5/2016. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là ngọn đuốc sáng soi đường, tiếp thêm sức mạnh cho quân và dân Lào Cai vững bước trên hành trình kiến tạo xây dựng quê hương giàu đẹp.