Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Người đất Cảng “dệt” ước mơ nơi biên cương Tây Bắc

Người đất Cảng “dệt” ước mơ nơi biên cương Tây Bắc

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

“Tây Bắc ư, có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu…”.

Đã có thời những lời thơ của cố nhà thơ Chế Lan Viên tựa như hồi trống thúc giục bao thế hệ lên đường xây dựng vùng kinh tế mới nơi Tây Bắc xa xôi. Bằng tình yêu đất nước, khát vọng cống hiến và dựng xây miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hàng nghìn cán bộ, đảng viên, người dân đất Cảng Hải Phòng (trước là Kiến An) đã hừng hực Tây Bắc tiến.

Tình yêu làm đất lạ “hóa” quê hương.png

Lào Cai cũng như các tỉnh Tây Bắc của Tổ quốc có vị trí chiến lược trọng yếu cả về chính trị, địa lý, kinh tế và mọi mặt đời sống xã hội. Lào Cai được coi là “phên dậu” che chở phía Tây Bắc của Tổ quốc.

Từ khi ra đời, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến việc phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, xây dựng cơ sở cách mạng và củng cố địa bàn miền núi, biên giới. Đặc biệt, sau Hội nghị Trung ương 5 (khóa III) về phát triển nông nghiệp, củng cố hợp tác xã vào tháng 9/1960, tháng 2/1963, Bộ Chính trị có Nghị quyết riêng nhằm phát triển kinh tế - xã hội miền Bắc. Bộ Chính trị chỉ rõ: “Xây dựng dần dần miền núi thành những vùng nông nghiệp mới có tính toàn diện, biến miền núi từ một nền kinh tế vốn tự cấp, tự túc dần dần trở thành một nền kinh tế có nhiều sản phẩm hàng hóa; không ngừng cải thiện đời sống Nhân dân các dân tộc, phục vụ cho sự nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và củng cố quốc phòng”.

z4814492283230_c71c17f2200622fd36976ae4764c2e59.jpg
(Ảnh tư liệu).

Thực hiện chủ trương lớn của Đảng, đầu năm 1960, đoàn cán bộ của Tỉnh ủy Kiến An đã đến Lào Cai khảo sát, nghiên cứu một số địa bàn. Tháng 12/1961, Lào Cai và Kiến An tổ chức Lễ kết nghĩa và ra Nghị quyết chung: “… Khâu quan trọng trong sự lãnh đạo của 2 tỉnh ủy là làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc. Lãnh đạo sát sao việc chuẩn bị địa bàn, tổ chức chu đáo việc đưa và đón đồng bào khai hoang, tạo mọi điều kiện cho đồng bào khai hoang nhanh chóng ổn định đời sống, bắt tay vào sản xuất, cùng cơ sở thực hiện tốt mọi nhiệm vụ Đảng bộ địa phương đã đề ra…”. Tỉnh Kiến An là tỉnh đầu tiên ở đồng bằng Bắc Bộ đưa đồng bào lên khai hoang ở Lào Cai và đề ra kế hoạch, trong 5 năm sẽ vận động và bố trí 8 - 9 vạn đồng bào lên xây dựng kinh tế - xã hội ở Lào Cai.

Ông Trần Đình Diện, người con quê hương Hải Phòng, hiện ở xã Bảo Nhai (Bắc Hà) hồi tưởng: Ngày ấy, từ Hải Phòng đến Lào Cai chỉ có 2 con đường, một là đi tàu hỏa theo tuyến đường sắt Hải Phòng - Lào Cai, hai là đi đường bộ theo Quốc lộ 70. Tuy nhiên, dù đi theo con đường nào thì cũng rất gian nan. Thêm vào đó, đang thời kỳ cao điểm chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ nên để tránh sự do thám của địch, phần lớn các đoàn phải thực hiện kế sách ngày đi, đêm nghỉ, có những lúc phải xuống hầm trú ẩn để tránh bom đạn.

1.png

Với lý tưởng cách mạng, vượt qua mọi khó khăn, tháng 3/1961, hơn 500 cán bộ, đảng viên, lao động người Kiến An đầu tiên đã lên xã Sơn Hà (huyện Bảo Thắng). Chỉ sau hơn 2 năm, Nhân dân Hải Phòng đã thành lập 25 hợp tác xã độc lập và 22 hợp tác xã xen kẽ với Nhân dân các dân tộc Lào Cai. Những năm sau đó, nhiều đoàn khai hoang của Hải Phòng liên tục lên với Lào Cai mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự và cử hàng trăm cán bộ khoa học - kỹ thuật, bác sỹ, kỹ sư, giáo viên lên Lào Cai công tác…

Quê hương mới của những người con xa xứ rất rộng lớn nhưng toàn “rừng thiêng, nước độc”. Vượt lên trên tất cả, họ luôn vững tin và động viên nhau khắc ghi lời dạy của Bác không được từ khổ, từ nan, học tinh thần phấn đấu suốt đời vì quốc gia, dân tộc của Bác. Dù đường đi có vất vả, cuộc sống nơi quê mới có khó khăn, gian nan đến cỡ nào cũng không được phép bỏ cuộc, chỉ tiến chứ không lùi.

2.png

Bảo Thắng là nơi đầu tiên của Lào Cai đón đoàn khai hoang Hải Phòng lên xây dựng vùng kinh tế mới và cũng là huyện được đón Nhân dân lên đông nhất theo chương trình này. 14/14 xã, thị trấn của huyện có người gốc từ các tỉnh dưới xuôi lên sinh sống, trong đó phần đông là người Hải Phòng. Giống như lớp cha ông đi trước, họ chọn Bảo Thắng làm quê hương mới, cả đời cống hiến, dựng xây.

Các miền quê ở Bảo Thắng đang trở thành những miền quê tươi đẹp, “miền quê đáng sống”. Những kết quả đó là sự giao thoa, cộng hưởng về trình độ, kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội giữa người miền xuôi và người dân bản địa, trong đó có đóng góp lớn của đồng bào Hải Phòng. Chúng tôi kỳ vọng, phát huy truyền thống của quê hương, Bảo Thắng tiếp tục bứt phá, không chỉ là huyện nông thôn mới của tỉnh, mà phải là huyện nông thôn mới điển hình của khu vực và cả nước.

Ông Nguyễn Quang Úy, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bảo Thắng chia sẻ.

Theo thống kê của Hội Đồng hương Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai, từ năm 1960 đến năm 1974, người Hải Phòng lên Lào Cai tập trung chủ yếu ở Tằng Loỏng, Phố Lu, Phú Nhuận, Sơn Hà, Phong Niên, Xuân Quang, Trì Quang (huyện Bảo Thắng); xã Cốc San, xã Quang Kim (huyện Bát Xát) và xã Bảo Nhai (Bắc Hà). Hiện có khoảng 5 vạn người quê gốc Hải Phòng đang sinh sống và làm việc tại Lào Cai, phần đa là những thế hệ thứ 2, thứ 3 của lớp thế hệ đi khai hoang ngày ấy.

Vẫn với phẩm chất nhạy bén thị trường, xã hội, sự chịu thương, chịu khó, thế hệ hôm nay đang viết tiếp ước mơ của ông cha “rút ngắn khoảng cách giữa miền ngược và miền xuôi”. Bao tấm gương cán bộ, đảng viên gương mẫu, xuất sắc trên địa bàn tỉnh; bao mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi của tỉnh những năm qua đều gọi tên những thế hệ “hậu sinh” ấy, như Mộc Nguyên, Phú Sơn, Tỉnh Tuế, Ngọc Hoa, Việt Tình, Hải Quân…

Để những người con xa xứ ấy có chốn tìm về, cùng động viên, giúp đỡ nhau trong công tác cũng như trong học tập và cuộc sống, ngày 21/3/2007, Hội đồng hương Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai được thành lập và tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ Nhất, bầu ra Ban Liên lạc nhiệm kỳ 2007 - 2012. Trải qua 3 nhiệm kỳ, hội có gần 4.000 thành viên, sinh hoạt tại hơn 40 tổ chức hội cơ sở của các huyện Bát Xát, Bảo Thắng, Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa và thành phố Lào Cai.

“62 năm trôi qua, kể từ ngày “đoàn quân khai hoang” đầu tiên đến với Lào Cai, đã có 3 - 4 thế hệ người Hải Phòng được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất đầu sông, đầu núi của Tổ quốc. Ở vùng đất mới, đồng bào Hải Phòng luôn đoàn kết cùng người dân bản địa xây dựng những miền quê ấm no, viết nên những hoài bão lớn trên mảnh đất biên giới phía Bắc của Tổ quốc”, ông Trần Trọng Dương, Chủ tịch Hội đồng hương Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai chia sẻ như vậy và khẳng định: Hội đồng hương Hải Phòng tỉnh Lào Cai chính là sợi dây nối dài, gắn kết những người con đất Cảng chia sẻ yêu thương, nỗ lực thi đua, góp trí, góp lực cùng cộng đồng các dân tộc Lào Cai dựng xây mảnh đất biên cương, làm rạng danh thêm truyền thống của quê hương Hải Phòng.

Từ sợi dây gắn kết là hội đồng hương, những người con Hải Phòng luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống, phát triển kinh tế. Trong “mái nhà chung” là hội đồng hương, các hoạt động tuyên truyền được đẩy mạnh, trong đó chú trọng hỗ trợ các gia đình phát triển kinh tế, tuyên dương, động viên hội viên có nhiều thành công trong lao động, phát triển kinh tế, làm giàu cho tỉnh, cho gia đình, từ đó khích lệ những hội viên khác phấn đấu vươn lên.

4.png

Hơn 60 năm, quan hệ giữa Lào Cai và Hải Phòng trở thành quan hệ “anh - em”, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Bởi vậy mà không chỉ những người con xa xứ lập nghiệp ở Lào Cai có hai quê, mà ngay cả những người gắn bó trọn đời với quê gốc Hải Phòng cũng luôn dõi theo, hướng đến mảnh đất biên cương, nơi có những người anh em, những người đồng chí ngược núi, ngược sông làm giàu cho quê hương theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai thí điểm mô hình “Thi online tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử”

Lào Cai thí điểm mô hình “Thi online tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử”

Ngày 17/5, tại Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan đã tổ chức buổi chạy thử thí điểm mô hình “Thi online tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử”.

Đề xuất tăng lương tối thiểu từ 1/7/2024 và điều chỉnh phân vùng một số địa bàn

Đề xuất tăng lương tối thiểu từ 1/7/2024 và điều chỉnh phân vùng một số địa bàn

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chính thức đề xuất tăng 6% mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động so với mức hiện hành. Thời điểm áp dụng mức lương tối thiểu mới từ ngày 1/7/2024. Đồng thời, cũng cập nhật, điều chỉnh phân vùng địa bàn áp dụng lương tối thiểu cho phù hợp thực tế.

Hiệu quả công tác phòng, chống đuối nước

Hiệu quả công tác phòng, chống đuối nước

Huyện Bảo Yên có 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy. Các xã trên địa bàn có nhiều hệ thống suối, ao, hồ, điều này đặt ra nhiều khó khăn cho địa phương trong công tác đảm bảo an toàn sông nước.

Bảo Yên: Mưa lũ ảnh hưởng đến nhiều địa phương

Bảo Yên: Mưa lũ ảnh hưởng đến nhiều địa phương

Từ đêm 15/5 đến sáng 16/5, trên địa bàn huyện Bảo Yên xảy ra mưa vừa, mưa to. Đặc biệt tại địa bàn các xã Kim Sơn, Cam Cọn, Bảo Hà, Xuân Thượng, Yên Sơn… xuất hiện mưa to kèm theo dông lốc gây nhiều thiệt hại đến tài sản, hoa màu và đời sống của Nhân dân. Nhiều tuyến đường giao thông bị ngập úng cục bộ, gây ách tắc giao thông.

fb yt zl tw