Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Mùa quả ngọt dưới núi Đại Bàng

Mùa quả ngọt dưới núi Đại Bàng

Dãy núi đá trắng và đỉnh núi nhọn thuộc thôn Mù Tráng Phìn, xã Cán Cấu (huyện Si Ma Cai) nhìn như đôi cánh đại bàng khổng lồ đang dang rộng. Ngày trước, khi mùa xuân đến có những đôi đại bàng rủ nhau về làm tổ nên đồng bào Mông nơi đây gọi là núi Đại Bàng.

"Ngày nay, dưới chân núi ấy, các hộ người Mông chinh phục núi đá, biến sườn dốc trở thành những vườn lê, vườn mận sai trĩu quả, giúp đời sống thêm ấm no” - anh Giàng A Sủ, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Cán Cấu trò chuyện và đưa chúng tôi đi thăm vùng đất dưới chân núi Đại Bàng.

Tiêu đề.zip - 2.jpeg

Sau 3 ngày vất vả, chiếc chòi gỗ thông bên ngôi nhà trình tường của gia đình anh Giàng A Dế, thôn Mù Tráng Phìn, xã Cán Cấu đã được dựng lên. Ngôi nhà nằm sát ngay chân núi đá sừng sững. Ngồi ở đây vừa có thể nhâm nhi chén trà cổ thụ, vừa có thể ngắm vườn lê sai trĩu quả ngay gần đó, phóng tầm mắt ngắm toàn cảnh thung lũng phía dưới và trung tâm xã Cán Cấu ở xa xa ẩn hiện trong sương mây tuyệt đẹp. Anh Dế bảo mình sinh ra tại vùng đất này nên mấy năm trước có ý tưởng muốn trở về đây làm một ngôi nhà nhỏ bình yên, trồng cây ăn quả, thi thoảng đón khách đến tham quan, trải nghiệm.

Tiêu đề.zip - 3.jpeg

So với những thôn khác của xã Cán Cấu thì Mù Tráng Phìn chỉ cách trung tâm xã khoảng 3 km nhưng địa hình nhiều sườn núi dốc, đất sản xuất không nhiều, bù lại được thiên nhiên ưu ái ban cho khí hậu mát mẻ, phong cảnh nên thơ. Đặc biệt, ngay dưới chân núi Đại Bàng có khu đất khá rộng và bằng phẳng, trước đây chỉ để cây cỏ mọc hoang. Cách đây 7 năm, Giàng Seo Dế bàn với vợ bỏ công phát dọn cây cỏ, san tạo khu đất thành bậc thang rồi mua 200 cây giống lê Tai nung về trồng. Hợp khí hậu, thổ nhưỡng, những cây lê phát triển rất nhanh, sang đến năm thứ 3 đã cho quả bói. Lê Tai nung trồng dưới núi Đại Bàng quả nào cũng to, căng mọng, vỏ mỏng dính, vị ngọt mát. Phấn khởi vì lê được mùa, Giàng A Dế trồng thêm 400 gốc lê nữa, biến nơi đây trở thành vườn lê xanh tốt.

Tiêu đề.zip - 4.jpeg

Đưa chúng tôi đi thăm vườn lê đang vào mùa sai trĩu quả, chuẩn bị thu hoạch, Giàng A Dế tươi cười: "Vụ lê năm trước, gia đình tôi thu hoạch 2,5 tấn lê, bán được khoảng 80 triệu đồng. Phấn khởi hơn nữa là nhiều người dân, du khách đã đến tận vườn lê tham quan, trải nghiệm. Năm nay, dự kiến vườn lê cho thu hoạch khoảng 3 tấn quả. Vừa qua, gia đình tôi đã cải tạo lại không gian theo hướng vườn lê sinh thái, làm đường lên xuống thuận lợi, làm chòi ngắm cảnh để du khách đến tham quan, trải nghiệm hái lê tại vườn".

Tiêu đề.zip - 5.jpeg
Tiêu đề.jpeg

Cũng nằm dưới chân núi Đại Bàng nhưng sát ngay bên đường trục thôn về phía taluy âm là là mảnh đất dốc của gia đình anh Giàng A Sủ, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Cán Cấu. Từ xa nhìn lại khu đất cũng không có gì ấn tượng bởi chỉ có màu xanh của cây cối. Vào tháng 5, khi những cơn mưa rào mùa hạ đổ xuống, cây cối tươi tốt hẳn, khắp vùng này ở đâu chẳng có những cây mận ra lá xanh mướt như vậy.

Tiêu đề.zip - 6.jpeg

Tuy nhiên, khi anh Giàng A Sủ đưa chúng tôi xuống thăm vườn thì chao ôi quá bất ngờ bởi nhìn gần cây mận nào cũng trĩu quả. Những quả mận to bằng ngón tay cái, vỏ xanh đậm, lẫn trong màu lá mà nhìn xa không thể thấy được. Có những cây mận chỉ cao hơn đầu người mà từ gốc cây đến tận đầu cành đâu đâu cũng là quả mọc chen nhau.

Tiêu đề.zip - 7.jpeg

Lên vùng cao Si Ma Cai nhiều lần, tôi được biết vùng đất này là xứ sở của mận. Cây mận có sức sống mãnh liệt, hợp với địa hình đất dốc, chịu được sự khô cằn của đất đai nên dễ trồng lại cho nhiều quả. Mận ở Si Ma Cai cũng có nhiều giống khác nhau nhưng nổi tiếng nhất và ngon nhất là mận Tam hoa, mận Tả Van, mận hậu. Một số giống mận địa phương tuy sai quả nhưng giá trị kinh tế không cao vì vị chua, ít người thích ăn.

Tôi hỏi đây là giống mận gì mà sai quả thế? Anh Giàng A Sủ “bật mí”: Vườn nhà mình trồng giống mận địa phương nhưng là loại mận đặc biệt, khi chín quả to như mận Tam hoa, vỏ màu xanh chuyển sang màu vàng bóng, ruột vàng, ăn rất giòn và ngọt. Điều đáng nói, hiện nay chỉ có anh Sủ và một số hộ dân trong thôn Mù Tráng Phìn còn trồng giống mận này, ở nơi khác không có.

Tiêu đề.jpeg

“Ngày tôi còn nhỏ, trong thôn có những cây mận cổ thụ sai trĩu, quả ăn thơm và ngọt lắm, bà con gọi là “seng sủi”, dịch ra nghĩa là “7 giòn”. Về sau, những cây mận già chết đi, người dân cũng không chú ý trồng thêm nên giống mận này gần như bị tuyệt chủng. May mắn là trong vườn nhà tôi còn sót lại một cây mận cổ. Không muốn mất đi giống mận quý nên tôi đã chiết, ghép được một số cây trồng trong vườn. Năm 2015, tôi tiếp tục ghép thêm được hơn 100 cây, đưa lên trồng ở khu đất dưới núi Đại Bàng. Năm 2023, cây cho rất nhiều quả, gia đình tôi thu hoạch gần 3 tấn, bán được 80 triệu đồng”, anh Sủ kể.

Tiêu đề.zip - 9.jpeg

Trong câu chuyện về việc bảo tồn giống mận quý, anh Sủ bảo gia đình mất nhiều công trồng và chăm sóc nhưng 6 năm đầu cây không có quả, hoặc quả bói ít, anh nghĩ mình đã thất bại, bao hy vọng tiêu tan, buồn không kể xiết. Cũng có lúc nản định chặt cây đi để trồng lê hoặc mận Tam hoa, nhưng thấy tiếc nên không đành. Tuy nhiên, sang đến năm thứ 7 cây đã trả ơn người, ra quả sai hơn, quả ăn giòn và ngọt. Điều đặc biệt là giống mận này chín muộn hơn mận Tam hoa, đến tháng 7 mới cho thu hoạch nên việc tiêu thụ rất dễ dàng. Anh Sủ đang tiếp tục nhân giống “7 giòn” cung cấp cho bà con trong thôn cùng trồng.

Tiêu đề.jpeg

Dạo quanh thôn Mù Tráng Phìn những ngày này, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi lạc vào vùng quả ngọt dưới chân núi Đại Bàng. Thời điểm giữa tháng 6, mận Tam hoa, mận Tả Van đã chín rộ và vào cuối vụ nhưng lê Tai nung thì bắt đầu chín trong vườn. Anh Giàng A Sủ đưa chúng tôi đi thăm vườn lê Tai nung của một số hộ trong thôn.

Tiêu đề.zip - 10.jpeg

Đứng giữa vườn lê sai trĩu quả, anh Ly A Vần, Bí thư Chi bộ thôn Mù Tráng Phìn tươi cười: Cả thôn hiện có 50 ha lê, 30 ha mận Tả Van. Vụ quả năm trước, gia đình các ông Ly A Lử, Ly A Quả, Giàng A Sớ, Giàng A Chô, Cư A Xeng, Cư A Lử… bán lê được từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Năm 2023, thôn giảm được 5 hộ nghèo đều nhờ cây lê, cây mận. Gia đình Ly A Quả, Giàng A Sớ trước đây nghèo lắm, nhờ có vườn lê cho thu nhập mà đến nay đã thoát nghèo rồi.

Tiêu đề.zip - 11.jpeg

Tìm hiểu thêm về thôn Mù Tráng Phìn, chúng tôi được biết thôn có 130 hộ đều là đồng bào Mông, sống thành 3 khu dân cư. Những năm qua, cùng với trồng ngô, trồng lúa, nhiều hộ tích cực chuyển đổi sang trồng cây ăn quả, sa nhân tím. Năm 2023, tổng nguồn thu từ các loại cây ăn quả và cây sa nhân tím của bà con trong thôn đạt hơn 3 tỷ đồng. Đời sống được nâng lên, có hơn 20 hộ đã xây được nhà khang trang, mỗi ngôi nhà trị giá khoảng 400 - 500 triệu đồng...

Tiêu đề.zip - 12.jpeg

Lúc chia tay tôi dưới chân núi Đại Bàng, anh Giàng A Sủ bảo mặc dù đời sống đồng bào Mông ở Mù Tráng Phìn đã ấm no hơn nhưng thôn vẫn còn không ít khó khăn vì vẫn còn hơn 50 hộ nghèo và cận nghèo. Thời gian tới, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trong đó tập trung phát triển cây lê Tai nung, cây mận “7 giòn”, biến vùng đất dưới chân núi Đại Bàng trở thành vùng quả ngọt, kết hợp với phát triển du lịch sinh thái giúp bà con giảm nghèo bền vững.

Trình bày: Hoàng Thu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Trong bước tiến mới hướng đến du hành không gian bền vững, các nhà khoa học thuộc dự án Moon-Rice đang phát triển giống lúa siêu nhỏ, giàu protein, có khả năng sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực. Đây là nỗ lực hợp tác giữa Cơ quan Vũ trụ Italy và ba trường đại học nước này nhằm tạo ra nguồn lương thực tươi giàu dưỡng chất cho các phi hành gia.

Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Lào Cai: Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Từ đầu năm đến nay, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai đã tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 71 hợp tác xã (HTX) (trong đó tỉnh Lào Cai (cũ) hỗ trợ thành lập 14 HTX; tỉnh Yên Bái (cũ) hỗ trợ thành lập 57 HTX), nâng tổng số hợp tác xã toàn tỉnh lên trên 1.400 với khoảng 41.600 thành viên; 3 liên hiệp HTX, trên 8.400 tổ hợp tác với gần 64 nghìn thành viên.

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi đang trở thành điểm nhấn tại xã Xuân Quang khi vừa giúp giảm chi phí chăn nuôi, vừa xử lý chất thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững.

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

CÁ TẦM NẶNG HƠN 50KG NGỠ CHỈ LÀ CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG NHƯNG LẠI CÓ THẬT Ở MỘT TRANG TRẠI NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH TRÊN ĐỈNH DỀN SÁNG. 6 CON CÁ TẦM, MỖI CON NẶNG HƠN 50KG ĐANG ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI ĐÂY, NGOÀI RA CÒN VÀI TRĂM CON NẶNG TỪ 10KG TRỞ LÊN. CHỦ TRẠI CÁ LÀ LÃO NÔNG U70 CÓ NIỀM ĐAM MÊ VỚI CÁ NƯỚC LẠNH, ÔNG GỌI CHÚNG LÀ “SƠN NGƯ” KHỔNG LỒ.

Hình ảnh người dân xã Tân Lĩnh đan rọ tôm.

Đan rọ tôm - Nghề của “người miền núi làm việc miền xuôi”

Nơi núi non trùng điệp ôm ấp những bản làng yên bình, có một nghề thủ công đã tồn tại suốt hơn ba thập niên, đó là nghề đan rọ tôm. Tại vùng đất trước kia gọi là Phan Thanh - một xã của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũ, nay thuộc xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai, nghề truyền thống này giúp hơn trăm hộ dân có nguồn thu nhập ổn định.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

fb yt zl tw