Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
“Múa Làng Nủ” - vũ điệu từ trái tim

“Múa Làng Nủ” - vũ điệu từ trái tim

Tôi thực sự xúc động khi thấy hình ảnh anh Thới ở Làng Nủ - người đàn ông đã mất đi 5 người thân khi thiên tai ập đến. Đặc biệt, giây phút anh thẫn thờ đi tìm con, rồi đau đớn khi tìm thấy con của mình trong đống bùn đất. Vậy nên khi biên đạo động tác cho nhân vật chính trong bài múa, tôi nghĩ đến anh, cứ thế các động tác múa được hình thành

Đó là tâm sự của cô giáo Lê Thùy Linh, giáo viên Trường THCS Tiên Phong, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ - người biên đạo cho tiết mục múa Làng Nủ mà tôi tình cờ được xem trong một chương trình biểu diễn văn nghệ do cán bộ, y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ biểu diễn.

Dù chưa từng được đào tạo qua bất kỳ lớp học nghệ thuật nào nhưng với am mê múa từ nhỏ, ngoài giờ dạy, chị Linh thường tự học các điệu múa qua mạng internet và sẵn sàng làm biên đạo cho các đơn vị có nhu cầu. “Múa Làng Nủ” với chị Thùy Linh là tiết mục nhiều kỷ niệm.

Cô giáo Lê Thùy Linh và các thành viên của nhóm múa.

Cô giáo Lê Thùy Linh và các thành viên của nhóm múa.

Chị Linh chia sẻ: Tôi được mời biên đạo cho các cán bộ, y bác sỹ trong thời gian khá gấp. Thời điểm đó thiên tai đang ập đến với Làng Nủ. Dù không phải ở địa phương mình nhưng là người Việt Nam máu đỏ, da vàng chúng tôi vẫn dõi theo tin tức về việc tìm kiếm nạn nhân cũng như chứng kiến các câu chuyện ở ngôi làng nhỏ trên phương tiện truyền thông. Sau khi xem những hình ảnh đó, tôi nảy ra ý tưởng biên đạo một điệu múa từ câu chuyện ở Làng Nủ.

Một phân cảnh cảm xúc trong bài múa.

Một phân cảnh cảm xúc trong bài múa.

Từ ý tưởng đó, chị Linh chỉ mất khoảng 2 giờ đồng hồ để bài múa hình thành trong đầu và ra sàn tập. “Hơn 1 tuần tập luyện, gần như ngày tập nào các diễn viên cũng mắt đỏ hoe”- chị Linh tâm sự.

Bài múa được chia theo các đoạn từ bình yên đến giông bão. Mở đầu là đoạn nhạc êm đềm, nhẹ nhàng, một ngôi làng nhỏ dưới chân núi Con Voi bình yên, thơ mộng hiện lên. Những đứa trẻ hồn nhiên nô đùa, vui chơi tung tăng. Sau đó là thiên tai ập đến, những người dân lam lũ phải gồng mình chống chọi với cơn cuồng phong, mọi thứ tan hoang, đổ nát, vùi lấp dưới lớp bùn và đất đá. Người đàn ông hoảng loạn đi tìm vợ, tìm con nhưng tất cả người thân của anh đã chẳng còn ai, mọi thứ chỉ còn là tang thương và nước mắt.

baolaocai-br_img-3508.jpg
baolaocai-br_img-3506.jpg
Một làng quê yên bình với núi xanh, đồi cọ và bà con dân tộc vui tươi, yêu đời là phân cảnh mở đầu của bài múa.

Với 6 diễn viên nam, 7 diễn viên nữ và 3 bạn nhỏ, bằng động tác múa khi nhẹ nhàng uyển chuyển, có lúc lại mạnh bạo, dứt khoát và biểu cảm trên gương mặt, các diễn viên không chuyên đã mang đến tiết mục chạm đến trái tim khán giả.

Bài múa kết thúc, ngoài tiếng vỗ tay tán thưởng trong khán phòng còn có cả tiếng khóc sụt sùi, những đôi mắt đỏ hoe, những bàn tay gạt nước mắt rơi vì xúc động. Đó là cảm xúc của khán giả khi thưởng thức tiết mục mang tên “Múa Làng Nủ”

Nhân vật nam chính trong bài múa là anh Phan Văn Tuấn, nhân viên Phòng Tổ chức - Pháp chế, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ. Trước đó, anh Tuấn chưa từng múa, thế nhưng khi nhận vai trò là người múa chính anh bắt nhịp khá nhanh.

“Tôi chỉ mất khoảng 2 - 3 ngày là nhớ các động tác múa. Thực ra bài múa này không có nhiều động tác khó, chủ yếu là diễn tả bằng ánh mắt, khuôn mặt, hòa cảm xúc của mình vào tác phẩm. Theo dõi mất mát tại Làng Nủ, biết về nhân vật mà mình phác họa nên tôi không khó để nhập tâm, mọi thứ xuất phát từ cảm xúc thật nên có lẽ dễ chạm đến trái tim người xem” - anh Tuấn cho biết.

baolaocai-br_img-5787.jpg
Bài múa chủ yếu diễn tả bằng ánh mắt, khuôn mặt, hòa cảm xúc của diễn viên vào tác phẩm.

Trong bài múa còn có sự góp mặt của con gái ruột anh Tuấn, bé Tường Vi năm nay 10 tuổi, đang học lớp 5. “Sau giờ học, tôi đón cháu, 2 bố con cùng tập múa đến 9 giờ tối rồi cháu lại về nhà học bài cũ. Cháu rất thích múa, khi nghe câu chuyện về các bạn nhỏ ở Làng Nủ, cháu tập luyện nghiêm túc cùng bố và múa rất nhập tâm. Từ khi tập đến khi biểu diễn, lần nào cháu cũng khóc khi nghĩ đến các bạn nhỏ ở vùng lũ” - anh Tuấn chia sẻ về con gái.

Ngày biểu diễn, các diễn viên không chuyên đã thể hiện bài múa bằng cả trái tim và chạm đến trái tim, cảm xúc của người xem. Cả khán phòng, những đôi mắt đỏ hoe khóc vì xúc động.

Chia sẻ thêm về bài múa, chị Linh cho biết: Sau buổi biểu diễn, tôi có quay video bài múa và đăng lên mạng xã hội được rất nhiều người xem quan tâm. Tôi vẫn nhiệt tình chia sẻ lại cho những người cần đoạn nhạc hay các động tác múa trong bài. Có một chút đáng tiếc là trong bài múa tôi chưa đưa được hình ảnh người dân và bộ đội của Sư đoàn 316 ngày chia tay. Sư đoàn đóng quân ngay gần nơi chúng tôi sống, nếu có cơ hội tôi sẽ biên đạo một bài múa với nhiều hình ảnh hơn về họ.

baolaocai-br_img-5785.jpg
Tiết mục "Múa Làng Nủ" nhận được đánh giá cao từ Ban Giám khảo.

Anh Tuấn cũng cho biết: Tôi vẫn theo dõi thông tin về Làng Nủ. Tôi thực sự mừng vì thấy ngôi làng đang dần hồi sinh, đau thương rồi sẽ nguôi dần, cuộc sống an toàn, hạnh phúc sẽ đến với bà con. Tôi rất xúc động khi thấy hình ảnh anh Thới cùng bà con Làng Nủ chuẩn bị đồ gửi cho bà con miền Trung khi có bão lũ. Hy vọng một ngày nào đó, tôi có cơ hội đến Làng Nủ và sẽ dành cái ôm ấm áp đến anh Thới - nhân vật tôi đã được hóa thân trong bài múa.

Tiết mục múa: Làng Nủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

fb yt zl tw