Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Làm tốt công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Làm tốt công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tả Phìn (thị xã Sa Pa) có gần 100% dân cư là người Dao đỏ. So với trước đây, diện mạo các thôn, bản trên địa bàn xã Tả Phìn đã đổi thay rõ nét.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
1.png

Qua sự định hướng, tuyên truyền, vận động của cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, xã Tả Phìn đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết phát triển kinh tế do đồng bào dân tộc Dao đỏ làm chủ. Đặc biệt, mô hình Hợp tác xã Cộng đồng Dao đỏ do chị Tẩn Tả Mẩy làm Giám đốc, thành lập năm 2015 tạo việc làm cho 224 hộ liên kết và 120 xã viên là phụ nữ người Dao và người Mông.

Năm 2015, với sự hỗ trợ từ Dự án GREAT của Chính phủ Úc, Hợp tác xã Cộng đồng Dao đỏ được thành lập với 7 thành viên. Hợp tác xã dựa vào tri thức bản địa trong những bài thuốc gia truyền của dân tộc Dao đỏ và nguồn cây dược liệu sẵn có để sản xuất nhiều sản phẩm như nước tắm trẻ em, nước tắm phụ nữ sau sinh, tinh dầu ngải cứu, cao xoa bóp ngải cứu, gối thổ cẩm thảo dược… không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho bà con mà còn bảo tồn, mở rộng vùng dược liệu tại xã Tả Phìn và xã Ngũ Chỉ Sơn với hơn 115 ha.

Chị Tẩn Tả Mẩy, Giám đốc Hợp tác xã Cộng đồng Dao đỏ cho biết

Rời xã Tả Phìn, chúng tôi xuôi về Bảo Yên. Tuy là huyện vùng thấp của tỉnh nhưng Bảo Yên có 76,2% hộ là người dân tộc thiểu số. Một trong những điểm sáng trong công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện là xây dựng những mô hình cải tạo tập tục lạc hậu.

2.png

Huyện ủy Bảo Yên đã ban hành kế hoạch xây dựng mô hình điểm “Khu dân cư đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa mới” giai đoạn 2023 - 2025, triển khai thực hiện tại 100% xã có người Mông sinh sống.

Đồng chí Lý Thị Bầu, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Bảo Yên cho biết.

Cấp huyện lựa chọn triển khai tại 3 bản (bản Tổng Kim, xã Vĩnh Yên; bản 7 Mai Đào, xã Thượng Hà; bản 4, xã Điện Quan); cấp xã lựa chọn xây dựng ít nhất 1 mô hình tại thôn, bản có đồng bào Mông. Các hoạt động dân vận được đẩy mạnh đã góp phần xóa bỏ những tập tục lạc hậu, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và vai trò chủ thể của người dân; tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển, tạo dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó tình làng, nghĩa xóm.

Công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Bảo Yên còn phát huy hiệu quả từ các mô hình khác như chương trình “Dân vận hướng về cơ sở”, mô hình “Chính quyền thân thiện”, phong trào “10 phút góp phần cải thiện môi trường”. Gần đây, Bảo Yên phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị trong công tác dân vận thực hiện các dự án của tỉnh, của huyện, tiêu biểu như Chiến dịch “60 ngày đêm hỗ trợ giải phóng mặt bằng Cảng Hàng không Sa Pa” tại xã Cam Cọn, di chuyển 120/205 hộ… Những kết quả trong công tác dân vận nói chung là nền tảng, “đòn bẩy” góp phần hoàn thành mục tiêu, khát vọng xây dựng Bảo Yên trở thành huyện phát triển khá của tỉnh Lào Cai.

3.png

Trao đổi với chúng tôi về công tác dân vận nói chung, công tác dân tộc, dân vận trong đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng trên địa bàn tỉnh, đồng chí Lý Thị Vinh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy cho rằng câu chuyện ở xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) và huyện Bảo Yên là những ví dụ sinh động cho hiệu quả của công tác dân vận trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh những năm qua.

Cùng với quan tâm phát triển đảng viên, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hằng năm, tỉnh ưu tiên dành 65 - 70% nguồn vốn từ ngân sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

4.png

Đến nay, Lào Cai có 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (thành phố Lào Cai và huyện Bảo Thắng), 62/127 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đặc biệt, toàn tỉnh có 60/125 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; 20 thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới.

5.png

Về những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, đồng chí Lý Thị Vinh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy cho biết: Giải pháp quan trọng nhất là phải gần dân, nắm tình hình Nhân dân. Các địa phương, các ngành đẩy mạnh phong trào thi đua dân vận khéo, phát huy vai trò của người có uy tín, già làng, trưởng bản, xây dựng các bản làng vùng cao ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Sáng 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Phiên họp nhằm tập trung thảo luận về tình hình phát triển KTXH tháng 4 và 4 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5 và thời gian tới cùng một số nội dung quan trọng khác như về giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. 

Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ-Cát: Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Huyện Than Uyên thuộc sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơn, nằm trong thung lũng cánh đồng Mường Than. Trong lịch sử, Than Uyên là một trong những điểm dừng chân của bộ đội, điểm trung chuyển quân lương của dân công hỏa tuyến từ Lào Cai và các tỉnh vùng Đông Bắc đến chiến trường Điện Biên Phủ. Có hai ngả chính từ Lào Cai đến Than Uyên là ngược Sa Pa, tới huyện Tam Đường (ngã ba Bình Lư) rồi xuôi Tân Uyên, tới Than Uyên và ngả từ huyện Văn Bàn, vượt “cửa gió” Khau Co tới Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Chiều 3/5, Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp với Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị ký kết nghị quyết liên ngành về việc phối hợp trong công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Lợi dụng bối cảnh lịch sử mới và cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã “lỗi thời”, “không còn phù hợp”. Song, lý luận, thực tiễn đều đã chứng minh, bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính khách quan và vẫn còn nguyên giá trị đối với phong trào cách mạng thế giới.

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Sáng 3/5, Thành ủy Lào Cai tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai. Dự hội thảo có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện đảng ủy, ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường.

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

fb yt zl tw