Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới

Khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới

Với quan điểm xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, các địa phương trong tỉnh đã nỗ lực vượt khó khăn, huy động mọi nguồn lực, phát huy tinh thần đoàn kết, khơi dậy nội lực của Nhân dân để nâng cao chất lượng các tiêu chí.

Quang Kim là địa phương đầu tiên được lựa chọn xây dựng nông thôn mới nâng cao của huyện Bát Xát năm 2023. Đây là cơ sở để cấp ủy đảng, chính quyền địa phương huy động hệ thống chính trị vào cuộc, phát huy vai trò của Nhân dân, tập trung các nguồn lực thực hiện các tiêu chí.

Khoidaysucdan (2).jpg

Với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, cấp ủy đảng, chính quyền xã Quang Kim đã tích cực vận động người dân tham gia hiến đất, chung sức mở rộng, nâng cấp, tu sửa hệ thống giao thông nông thôn. Người dân hiến hàng nghìn m2 đất để nâng cấp, mở rộng tuyến đường thôn Tả Trang và thôn Vi Kẽm, với tổng chiều dài hơn 1 km; tuyến đường liên thôn Làng Pẳn - Làng Kim dài 230 m; vận động người dân thôn Làng San hiến đất, xã hội hóa 100% kinh phí nâng cấp 160 m đường ngõ xóm… Nhiều hộ tình nguyện hiến hàng trăm m2 đất, như gia đình ông Bùi Văn Quyến hiến 600 m2 đất; gia đình ông Trần Văn Cường hiến 400 m2 đất nâng cấp tuyến đường thôn Tả Trang...

Xã Quang Kim cũng huy động người dân thôn An Thành đóng góp hơn 58 triệu đồng làm đường điện thắp sáng dài 1,1 km; huy động hơn 7.500 ngày công của người dân tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm, vệ sinh môi trường, trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh; kêu gọi Công ty Cổ phần Đầu tư Vạn Thắng hỗ trợ 500 bóng đèn năng lượng mặt trời công suất 300 W và người dân đóng góp ngày công thực hiện công trình “Thắp sáng đường quê” trên nhiều tuyến đường huyết mạch của xã...

Ông Ngô Hoàng Sơn, Chủ tịch UBND xã Quang Kim cho biết: Trong bối cảnh các nguồn lực còn hạn chế, tiến độ giải ngân các nguồn vốn chậm, việc huy động sức dân có ý nghĩa rất quan trọng, giúp xã Quang Kim nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, qua đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tầng lớp Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Thay đổi tư duy từ chỗ thụ động, trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước sang tư duy người dân là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành.

“Bên cạnh việc huy động các nguồn lực từ trong Nhân dân để thực hiện các tiêu chí, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tích cực vận động người dân phát huy tiềm năng về đất đai, lao động, nguồn vốn để duy trì và mở rộng, đa dạng các loại hình sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề dịch vụ mà xã có lợi thế. Vận động người dân phát triển kinh tế hộ, nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình. Thành lập thêm các nhóm sở thích về phát triển kinh tế tại một số thôn. Tạo điều kiện để người dân thành lập, duy trì và phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thu hút sự tham gia của người dân. Tiếp tục khảo sát các loại cây trồng mới phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của xã, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân... giúp người dân nâng cao thu nhập, tạo nền tảng tốt để người dân chủ động, tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới nâng cao” - ông Ngô Hoàng Sơn nói.

Khoidaysucdan (3).jpg

Tại xã Võ Lao (huyện Văn Bàn), phong trào “Tự nguyện dịch rào, đồng lòng hiến đất” diễn ra sôi nổi. Tiêu biểu như thôn Là 1 và Lủ 2, tuyến đường Là 1 - Lủ 2 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2015, đến nay nhiều đoạn xuống cấp, mặt đường theo thiết kế cũ (rộng 3 m) không còn đáp ứng được nhu cầu lưu thông, vận chuyển hàng hóa, nông sản của người dân nên cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã vận động người dân “dịch rào, hiến đất” nâng cấp, mở rộng đường.

Sau nhiều lần họp bàn, các hộ có đất nơi tuyến đường đi qua đã đồng thuận, nhiều hộ sẵn sàng đập tường rào kiên cố, chặt cây trồng lâu năm để “nhường” đất làm đường. Kết quả, người dân 2 thôn đã hiến hơn 3.000 m2 đất, tham gia 200 ngày công lao động và đóng góp hơn 100 triệu đồng mở rộng mặt đường lên 6 m...

Ngoài 2 xã nêu trên, còn rất nhiều địa phương khác có những cách làm hay, sáng tạo để tập hợp Nhân dân, huy động nguồn lực, phát huy nội lực, vai trò chủ thể của Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới.

Từ đầu năm đến nay, các địa phương, tổ chức trên địa bàn tỉnh đã huy động được hơn 66 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới, trong đó có 3,5 tỷ đồng; 113,6 nghìn ngày công lao động; người dân hiến hơn 300.000 m2 đất và nhiều hiện vật khác làm đường giao thông và các công trình khác… Đó là những con số “biết nói” thể hiện sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để huy động các nguồn lực nhằm thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.

Mẫu nông nghiệp.jpg

Những kết quả đạt được thể hiện sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, phát huy nội lực của toàn dân thúc đẩy các phong trào thi đua, khơi dậy khát vọng để người dân chủ động, tích cực tham gia xây dựng nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại, giàu mạnh, kiến tạo nên những “miền quê đáng sống”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.

Giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo

Giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo

Thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ nông dân, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) được thực hiện từ năm 2001 đến nay. Chính sách này hiện đang được Chính phủ, Bộ Tài chính đề xuất kéo dài đến hết năm 2030 nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả mang lại.

Kịch bản tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp: Nhà đầu tư tích cực, tỉnh kịp thời

Kịch bản tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp: Nhà đầu tư tích cực, tỉnh kịp thời

Năm 2024, tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh đạt 1,74%. Đầu năm 2025, ngành đề ra mục tiêu phấn đấu mức tăng trưởng đạt 4,2%. Tuy nhiên, theo Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 24/2/2025 của UBND tỉnh về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, tỉnh Lào Cai giao mức tăng trưởng nông - lâm - thủy sản đạt từ 4,5 đến 5%.

[Infographic] Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn

[Infographic] Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn

Ngày 7/6/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 484/QĐ-TTg về tổ chức tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Theo đó, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 sẽ tiến hành trên phạm vi cả nước vào ngày 1/7/2025.

Thôn Thái Bo nằm ven sông Hồng. Thôn có 196 hộ dân thì 80% trồng rau. Diện tích rau của thôn là hơn 7 ha.

[Ảnh] Bình yên làng rau Thái Bo

Thôn Thái Bo, xã Thống Nhất là một trong những vựa rau lớn nhất của thành phố Lào Cai. Với kinh nghiệm hơn 30 năm trồng rau, người dân nơi đây đã vun trồng nên vùng rau rộng lớn, cung cấp rau xanh cho khu vực thành phố và các vùng lân cận. Vùng rau xanh ngát tạo nên vẻ đẹp trù phú, yên bình bên cạnh đô thị nhộn nhịp, đông vui.

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

Toàn tỉnh có 33/58 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đang hoạt động nhưng gặp khó khăn, vướng mắc cần được hỗ trợ, tháo gỡ. Đó là thông tin của Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Hội nghị về giải quyết những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc khi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp được tổ chức vào chiều 16/4.

fb yt zl tw