Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Khám phá thành cổ lâu đời nhất Trung Quốc

Khám phá thành cổ lâu đời nhất Trung Quốc

Là một trong tứ đại cổ thành nổi tiếng của Trung Quốc, thành cổ Bình Dao với hơn 2.800 năm tuổi hiện vẫn bảo tồn được diện mạo của một tòa thành từ thế kỷ 14 đến nay và trở thành một điểm tham quan, du lịch văn hóa lịch sử nổi tiếng của tỉnh Sơn Tây.

Nằm ở thành phố Tấn Trung, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, Bình Dao là một tòa thành cổ với hơn 2.800 năm lịch sử, được xây dựng khoảng năm 827 trước Công nguyên. Thành cổ Bình Dao hiện còn giữ nguyên diện mạo của công trình từ thế kỷ 14.

Thành cổ Bình Dao có chu vi hơn 6,1km tường thành bao quanh với 6 cổng thành, tường thành cao khoảng 10m, lớp ngoài xây bằng gạch, bên trong đắp bằng đất, bên ngoài chân thành có hào nước sâu 4m, phần chân thành rộng 8~12m, mặt thành rộng 2,5~6m, trên mặt thành có 72 địch lâu và 3.000 lỗ châu mai tượng trưng cho 72 thánh hiền và 3.000 học trò của Khổng Tử đi thuyết giảng ở các nước chư hầu.

Với tổng diện tích 2,25km2, thành cổ Bình Dao là một quần thể gồm tường thành, phố xá, chùa miếu, cửa hàng, nhà ở của người dân. Các con phố ở trong thành được bố trí theo phương vị bát quái, gồm 4 phố chính, 8 ngõ nhỏ và 72 hẻm tạo thành hình bát quái, và hiện vẫn lưu giữ gần 4.000 công trình kiến trúc cổ truyền thống.

Thành cổ Bình Dao được mệnh danh là nguyên mẫu sống để nghiên cứu về thành cổ của Trung Quốc bởi những giá trị vô cùng độc đáo, phong phú về kiến trúc, tôn giáo, giao thương, phong tục tập quán, đời sống dân gian...

Tòa lầu thành nguy nga trên cổng nam thành cổ Bình Dao với tấm biển “Tứ tỉnh thông giai” nghĩa là đường thông với 4 tỉnh, hàm chỉ đây là đầu mối giao thông quan trọng trong khu vực.

Du khách chụp ảnh lưu niệm với cô gái mặc cổ phục.

Một góc thành cổ nhìn từ trên mặt thành cửa nam.

Mái ngói xám đặc trưng của khu vực vùng Sơn Tây càng làm tăng thêm nét cổ kính.

Cổng vào phố cổ với mái ngói lưu ly vàng trong thành Bình Dao.

Con phố với cửa hàng san sát bên trong thành cổ.

“Bình Dao thị lầu” ở cuối đường là một công trình kiến trúc cổ hơn 500 năm tuổi vẫn được bảo tồn đến ngày nay.

Điện Đại Thành là đại điện chính trong Văn Miếu có lịch sử 850 năm tuổi.

Du khách mặc cổ phục chụp ảnh check-in.

Thành Hoàng miếu là di tích lịch sử văn hóa cấp 5A trong thành cổ Bình Dao.

Du khách có thể thưởng thức món ăn truyền thống tỉnh Sơn Tây ở quán bình dân ven đường.

Dấm là một đặc sản Sơn Tây nổi tiếng khắp cả nước bởi cách làm truyền thống cổ xưa.

Một đoạn tường thành cổ với nhiều dấu vết thời gian.

Lỗ châu mai và địch lâu trên mặt thành với mục đích phòng ngự quân sự.

Hàng liễu xanh soi bóng xuống hào nước sâu 4m bên ngoài chân thành.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận: Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hết địa phận tỉnh Phú Thọ là tròn 1 tuần ngược sông Hồng, đi qua biết bao thắng cảnh, điểm du lịch hấp dẫn, làng nghề cổ xưa, chúng tôi có mặt ở Yên Bái để tiếp tục khám phá những di tích lịch sử, các điểm du lịch tâm linh và trải nghiệm du lịch chăm sóc sức khỏe.

Miễn visa, du lịch Việt Nam cần thêm gì để hút khách quốc tế?

Miễn visa, du lịch Việt Nam cần thêm gì để hút khách quốc tế?

Từ ngày 1/3, du khách các nước Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ được miễn thị thực khi đến Việt Nam du lịch theo chương trình do công ty lữ hành tổ chức, nâng tổng số quốc gia được áp dụng chính sách này lên 30. Với những mục tiêu đầy tham vọng của ngành du lịch trong năm 2025, liệu chính sách này có đủ sức cạnh tranh với các nước láng giềng?

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sáng 23/3, UBND thị xã Sa Pa tổ chức Hội thảo “Phát triển kinh tế đêm Sa Pa – Thực trạng và giải pháp” nhằm đánh giá, nhận định tiềm năng cũng như tìm các giải pháp phát triển kinh tế đêm tại địa phương.

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

Thôn Múc, xã Thái Niên (Bảo Thắng) nổi danh với sản phẩm bưởi quả thơm ngon, đậm vị. Thời điểm này, hoa bưởi nở rộ, nhiều người dân các vùng lân cận tranh thủ đến các khu vườn để lưu lại khoảnh khắc đẹp cùng hoa.

Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Trên hành trình ngược dòng sông mẹ, chúng tôi dành trọn 2 ngày ở Hà Nội vì mảnh đất này có quá nhiều địa điểm có thể trải nghiệm, khám phá. Sau ngày đầu tiên tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng và lang thang phố cổ, chúng tôi quyết định trải nghiệm một đêm cắm trại bên bờ sông Hồng.

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.

Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Với dòng chảy uốn lượn ôm trọn Thủ đô Hà Nội, sông Hồng không chỉ tạo nên bề dày văn hóa - lịch sử mà còn góp phần hình thành cảnh quan, bồi đắp phù sa màu mỡ cho đất nông nghiệp, kết nối giao thông đường thủy với các địa phương. Dòng chảy sông Hồng còn có vai trò kết nối quá khứ với hiện tại, giữa các không gian cũ - mới của đô thị và kết nối các hoạt động của người dân địa phương với trải nghiệm của khách du lịch trong và ngoài nước.

fb yt zl tw