Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Hơn 60 năm làm theo thư Bác

Hơn 60 năm làm theo thư Bác

“Mong rằng đồng bào các xã miền ngược thi đua với Bản Phố trong công việc xóa nạn mù chữ, đồng bào Bản Phố thì nên thi đua học bổ túc văn hóa để nâng cao hơn nữa trình độ hiểu biết của mình…” - đó là một phần nội dung lá thư Bác Hồ khen ngợi thành tích thực hiện xóa mù chữ cho đồng bào Mông (bằng tiếng Mông) ở xã Bản Phố (Bắc Hà), nội dung thư được Bác Hồ ủy quyền cho Báo Nhân Dân thừa lệnh đăng tải trên số 3149, ngày 8/11/1962.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Mong rằng đồng bào các xã miền ngược thi đua với xã Bản Phố trong công việc xóa nạn mù chữ, đồng bào Bản Phố thì nên thi đua học bổ túc văn hóa để nâng cao hơn nữa trình độ hiểu biết của mình... (7).jpg

Kể từ đó đến nay, đã hơn 60 năm, những lời căn dặn của Người về sự học luôn được cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân địa phương ghi nhớ, thực hiện.

Trong ký ức của các thế hệ người dân Bản Phố, vào những năm 1960 - 1961, phong trào dạy và học chữ Mông ở Bản Phố rất phát triển. Để học chữ, người dân phải đốt đuốc đi học ban đêm, học viên là những em bé, cụ già râu tóc bạc phơ hoặc phụ nữ vừa đánh vần vừa ngại ngùng cho con bú. Dụng cụ học tập thiếu thốn, người học dùng chõng tre, cánh cửa làm bàn; bảng viết là bức tường, cánh cửa, tấm phản dựng lên; phấn là gạch non, đất sét, than củi; lá chuối khô, mo cau thay giấy; còn mực thì dùng bất cứ hoa, cây có thể làm màu. Ấy vậy mà cuối cùng ai nấy cũng biết chữ. Bản Phố trở thành xã người Mông đầu tiên “diệt được giặc dốt”. Vui mừng trước thành công của xã Bản Phố trong phong trào học tiếng Mông, năm 1962, Bác Hồ viết bài “Một thắng lợi mới” đăng trên báo Nhân Dân. Trong bài viết, Bác ghi nhận, khen ngợi thành tích thực hiện xóa mù chữ cho đồng bào Mông bằng tiếng Mông ở xã Bản Phố.

Mong rằng đồng bào các xã miền ngược thi đua với xã Bản Phố trong công việc xóa nạn mù chữ, đồng bào Bản Phố thì nên thi đua học bổ túc văn hóa để nâng cao hơn nữa trình độ hiểu biết của mình... (5).jpg

Bức thư của Bác là lời nhắn nhủ, mong muốn của Bác đối với đồng bào Bản Phố cần tích cực học tập, nâng cao trình độ dân trí. Đây cũng là động lực to lớn để cán bộ, đảng viên và đồng bào xã vùng cao Bản Phố thi đua học tập, rèn luyện, lao động và sản xuất, xứng đáng với mong muốn của Người.

Nhớ lời Bác dặn, phong trào khuyến học, khuyến tài của xã Bản Phố phát triển rất mạnh và ngày càng được nhân rộng. Nhiều gia đình, nhiều dòng họ đã trở thành điểm sáng trong phong trào xây dựng xã hội học tập, trong đó tiêu biểu là dòng họ Lý.

Mong rằng đồng bào các xã miền ngược thi đua với xã Bản Phố trong công việc xóa nạn mù chữ, đồng bào Bản Phố thì nên thi đua học bổ túc văn hóa để nâng cao hơn nữa trình độ hiểu biết của mình... (1).jpg

Dòng họ Lý có 156 hộ. 100% con em trong dòng họ Lý đến trường đúng độ tuổi, không có người bỏ học, 2/3 con cháu dòng học Lý hiện là học sinh đạt danh hiệu khá, giỏi. Dòng họ có 38 người là cán bộ, trong đó có nhiều người từng là cán bộ chủ chốt của tỉnh.

Ông Lý Seo Chư, thôn Bản Phố 2, Trưởng dòng họ Lý.

Hằng năm, Chi hội Khuyến học dòng họ Lý vận động các gia đình quyên góp quỹ khuyến học, cán bộ, công chức đóng góp tối thiểu 150 nghìn đồng/năm, hộ nông dân 30 - 50 nghìn đồng/năm. Số tiền đóng góp sẽ được trích ra khen thưởng, động viên con cháu học hành, tu dưỡng đạo đức, cháu nào đỗ đại học sẽ hỗ trợ mua vé tàu, xe đi lại…

Ông Chư cho rằng, việc tham gia dòng họ khuyến học giúp các gia đình có điều kiện giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm dạy bảo con em; tổ chức cho các cháu học nhóm, cháu học giỏi giúp đỡ cháu học yếu. Nhờ đó, con cháu dòng họ Lý ở Bản Phố luôn đạt thành tích cao trong học tập. Nhiều năm liền, dòng họ Lý được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học tỉnh Lào Cai và địa phương vinh danh, khen thưởng. Chính sự chủ động trong việc tìm tới “con chữ” mà kinh tế của các gia đình họ Lý ở Bản Phố cũng khấm khá hơn, 95% hộ trong dòng họ được công nhận gia đình văn hóa.

5.jpg

Ông Lê Tiến Tùng, Chủ tịch UBND xã Bản Phố cho biết: Công tác khuyến học, khuyến tài ở Bản Phố được quan tâm từ các gia đình, các dòng họ đến cộng đồng. Xã hiện có 18 chi hội khuyến học với hơn 850 hội viên, chiếm 21,6% dân số của địa phương. Hệ thống trường, lớp học được quan tâm đầu tư xây dựng khang trang, xã có 3 trường học đều đạt chuẩn quốc gia; trẻ trong độ tuổi đều được đến trường và tạo điều kiện thuận lợi để học tập.

Hoạt động ngoại khóa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Từ đó, tỷ lệ huy động học sinh từ 6 tuổi đến 10 tuổi ra lớp luôn đạt 100%, không có học sinh nghỉ học, bỏ học, chất lượng giáo dục mũi nhọn được nâng cao.

Thầy giáo Đào Duy Công, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Bản Phố.

Tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Bản Phố, mỗi tiết sinh hoạt của Câu lạc bộ Bản sắc văn hóa luôn đầy ắp tiếng cười. Những cô cậu học trò khoác lên mình bộ trang phục truyền thống dân tộc Mông, chia thành các nhóm sở thích. Bên này là lớp thêu thùa, may vá, bên kia là nhảy sạp, múa gậy sinh tiền. “Câu lạc bộ là nơi để chúng em giải tỏa căng thẳng sau những giờ học, cũng là nơi trau dồi được nhiều kiến thức, kỹ năng “mềm” trong cuộc sống” - em Sùng Thị Thu, lớp 4 tâm sự.

Chặng đường hơn 60 năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đời sống người dân khấm khá lên thì sự học của vùng quê được Bác Hồ gửi thư khen vì thành tích học tập cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2000, xã Bản Phố được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ, năm 2006 được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, năm 2007 được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Cả 3 cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn xã đều đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Cơ sở vật chất trường, lớp từng bước khang trang, kiên cố, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong tình hình mới. Hằng năm, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 100%; số học sinh thi đỗ vào lớp 10 THPT đạt từ 90% trở lên. Chất lượng giáo dục mũi nhọn năm sau cao hơn năm trước…

Mong rằng đồng bào các xã miền ngược thi đua với xã Bản Phố trong công việc xóa nạn mù chữ, đồng bào Bản Phố thì nên thi đua học bổ túc văn hóa để nâng cao hơn nữa trình độ hiểu biết của mình... (6).jpg

Những thế hệ hôm nay được sinh ra trong “cái nôi” của sự học sẽ viết tiếp truyền thống của quê hương Bản Phố, thi đua học tập, rèn luyện, xứng đáng với sự tin yêu của Người.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhiều phụ huynh cảnh giác trước các loại kẹo giá rẻ, không rõ xuất xứ

Nhiều phụ huynh cảnh giác trước các loại kẹo giá rẻ, không rõ xuất xứ

Mới đây trên mạng xã hội lan truyền thông tin ở một số nơi phát hiện loại kẹo giá rẻ, nghi có chất cấm gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều phụ huynh trên địa bàn thành phố Lào Cai càng hoang mang hơn khi nhiều loại kẹo không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hình thức bắt mắt đang được bán phổ biến trên thị trường, đặc biệt ở các hàng, quán trước cổng trường học. 

Rèn kỹ năng cho lao động trẻ

Rèn kỹ năng cho lao động trẻ

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) bình quân cứ 10 thanh niên thì có 1 người bị thất nghiệp. Nguy cơ mất việc làm của số lao động trẻ cũng cao gấp 3 lần so với những lứa tuổi lớn hơn. Chính vì vậy, việc tổ chức sàn giao dịch việc làm kết nối cung - cầu được xem là giải pháp để lao động trẻ tìm kiếm được cơ hội việc làm cũng như nâng cao kỹ năng cho mình khi ra trường.

Thi tốt nghiệp THPT từ 2025: Giảm áp lực, bám sát tinh thần đổi mới

Thi tốt nghiệp THPT từ 2025: Giảm áp lực, bám sát tinh thần đổi mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phương án thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025. Theo đó, thí sinh sẽ thi 4 môn gồm 2 môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán) và hai môn tự chọn trong số các môn Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Bài 1: Nữ đại biểu quyết tâm “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì

Những đại biểu Hội đồng Nhân dân “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì Bài 1: Nữ đại biểu quyết tâm “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì

Tỉnh vùng cao, biên giới Lào Cai có 25 nhóm, ngành dân tộc, với 66% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, dân tộc Hà Nhì chỉ sinh sống ở một số xã vùng cao huyện Bát Xát, thuộc nhóm dân tộc có dân số ít nhất tỉnh, với gần 5.000 người. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống đồng bào Hà Nhì ngày càng no ấm. 

Thăng trầm nghề mộc

Thăng trầm nghề mộc

Nghề mộc là một trong những nghề truyền thống của người Việt. Từ những tấm gỗ, người thợ mộc sử dụng đôi tay khéo léo, mắt thẩm mỹ và năng khiếu nghệ thuật để làm ra sản phẩm độc đáo, với họa tiết, hoa văn tinh tế. Ở Lào Cai, nghề mộc tuy không phát triển thành làng nghề nhưng vẫn được nhiều người theo đuổi, giữ gìn và quyết tâm sống cùng nghề.

Diễn biến mới liên quan tới Trường Tiểu học và THCS The Light Academy

Diễn biến mới liên quan tới Trường Tiểu học và THCS The Light Academy

Tâm lý học sinh bị “xáo trộn”, giáo viên "ngậm ngùi" dạy học không lương, nhiều phụ huynh chủ động rút hồ sơ cho con sang trường khác trong khi Ban Giám hiệu nhà trường vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng về “tương lai” của ngôi trường. Đó là những phản ánh mới nhất mà phóng viên Báo Lào Cai được tiếp nhận sau vụ lùm xùm tại Trường Tiểu học và THCS The Light Academy.

Văn Bàn: Tích cực hướng dẫn vận hành câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Văn Bàn: Tích cực hướng dẫn vận hành câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Thành lập các câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” thuộc nội dung số 3 “Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị” nằm trong Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.

Hội LHPN huyện Bảo Yên: Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm các tổ truyền thông cộng đồng

Hội LHPN huyện Bảo Yên: Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm các tổ truyền thông cộng đồng

Ngày 30/11, tại xã Nghĩa Đô, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bảo Yên tổ chức thành công buổi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm các tổ truyền thông cộng đồng cụm số 3 trên địa bàn huyện. Đây là chương trình thuộc hoạt động truyền thông của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”

fb yt zl tw