Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News

Hai mươi năm gắn bó với giáo dục vùng cao Sa Pa

Sinh ra và lớn lên ở Yên Bái, nhưng đã 20 năm nay, cô giáo Nguyễn Thị Thu Loan, Hiệu trưởng Trường THCS Hàm Rồng (thị xã Sa Pa) gắn bó với giáo dục Sa Pa.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
z4390001636775_96c12bd24500c9ac73b5d504fb1c6f79.jpg

Trong sự nghiệp “trồng người”, dù dạy ở điểm trường chính thuận lợi hay điểm trường lẻ còn nhiều gian khó, cô giáo Nguyễn Thị Thu Loan luôn sáng tạo trong công việc, đưa ra nhiều sáng kiến hay trong vận động học sinh ra lớp, duy trì tỷ lệ chuyên cần và nâng cao chất lượng giáo dục.

Cô giáo Loan được bổ nhiệm làm quản lý tại nhiều trường, như PTDT bán trú THCS Trung Chải, THCS Sa Pả và THCS Hàm Rồng. Đây là các trường có học sinh bán trú, số lượng học sinh đông, khó khăn trong việc vận động học sinh ra lớp, duy trì tỷ lệ chuyên cần. Với sự tâm huyết, trách nhiệm, sự nêu gương sáng tạo, cô giáo Loan luôn nỗ lực phát huy khả năng, góp phần xây dựng các trường trở thành “mái nhà chung” của học sinh.

z4390001560259_2ba82394304642675354ac76ba9e02db.jpg

Đặc biệt, những năm gần đây, khi về công tác tại xã Sa Pả, nay là phường Hàm Rồng công tác, cô giáo Loan tiếp tục có những đổi mới trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, xây dựng môi trường tốt để thầy và trò yên tâm công tác, học tập. Trường THCS Hàm Rồng hiện nay là điển hình của ngành giáo dục Sa Pa trong thực hiện mô hình trường học gắn với thực tiễn.

Thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong trường học, trường đã thuê 2.000 m2 đất trồng rau để học sinh được thực hành; một phần đất dùng trồng rau trong nhà lưới, một phần trồng rau ngoài nhà lưới, giúp các em so sánh việc ứng dụng công nghệ cao đối với sự phát triển, năng suất của các loại rau, đồng thời cung cấp rau “sạch” cho bếp ăn bán trú và cung ứng ra thị trường. Bình quân mỗi năm, mô hình thu được 3 - 4 tấn rau, củ, quả các loại. Số tiền bán rau được dùng mua thịt, trứng và nhu yếu phẩm cho học sinh bán trú.

z4390001602222_84622ad979b2ef3dd8a96aab907e2af8.jpg

Là trường học vùng cao với phần đa là học sinh dân tộc thiểu số, trường cũng hướng các hoạt động giáo dục gắn với bảo tồn văn hóa bản địa. Bức tranh văn hóa không chỉ thể hiện qua nét đẹp trang phục, gìn giữ ngôn ngữ, các em còn được tham gia các môn thể thao, trò chơi dân gian, câu lạc bộ văn hóa bản sắc. Qua các hoạt động, học sinh yêu và trân trọng hơn những nét đẹp của dân tộc mình.

z4392436508982_b1728650c56fa2e1e4ba646a696bee53.jpg

Những thành tích đạt được thời gian qua là minh chứng nhà trường đang triển khai hiệu quả các hoạt động đổi mới giáo dục, xứng đáng là điểm sáng của giáo dục vùng cao. Những kết quả đó có đóng góp lớn của người “thuyền trưởng”.

z4390001532838_8857a30af0797bf17298550b6428e6b8.jpg

Nhờ những nỗ lực và cống hiến không ngừng, cô giáo Nguyễn Thị Thu Loan được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, Bằng khen của Tỉnh ủy tặng đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liền...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2024; trong đó, có nhiều nội dung liên quan trực tiếp, tác động sâu rộng tới quyền và lợi ích của người lao động. Một trong những vấn đề người lao động, nhất là lao động nữ quan tâm là quy định về trợ cấp thai sản. Chính sách nêu trên có vị trí quan trọng trong hệ thống BHXH, ảnh hưởng đến nhiều người lao động trong xã hội và cả thế hệ tương lai đất nước.

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Tôi có đứa em họ học ngành Dược, ra trường đi làm 2 năm nhưng thay đổi công việc 3 lần, với lý do “chưa tìm được công ty phù hợp”. Người ta phàn nàn cậu “ít nói, ngại giao tiếp” cho dù chuyên môn không hề kém.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 24.000 người đang được chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, chỉ chiếm khoảng 31,3% tổng số người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, số còn lại nhiều người phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có thu nhập ổn định.

fb yt zl tw