Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Giáo viên mầm non: Nỗi niềm nhà giáo "già"

Giáo viên mầm non: Nỗi niềm nhà giáo "già"

Tính chất công việc đặc thù cần sự tươi tắn và năng động, đặc biệt, Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải cập nhật công nghệ thông tin, ngoại ngữ, đó là những rào cản lớn đối với đội ngũ giáo viên mầm non “U60”.

Giáo viên mầm non Nỗi lòng nhà giáo già (2).jpg

Cô giáo Đào Thu Hà (53 tuổi) đã có 25 năm giảng dạy tại Trường Mầm non Trung Chải (thị xã Sa Pa). Thời điểm mới ra trường, nhận công tác, tuổi trẻ cộng với niềm yêu nghề đã giúp cô vững tay lái qua những cung đường khúc khuỷu, hàng chục cây số đường đất, đá lởm chởm, lầy lội bùn đất của những ngày mưa gió để đến điểm trường Móng Sến 2 (xã Trung Chải) dạy học. Đến năm học này, sức khỏe dần giảm sút cộng thêm các “bệnh tuổi già” như huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, cô giáo Hà được nhà trường tạo điều kiện về dạy tại điểm trường chính.

Giáo viên mầm non Nỗi lòng nhà giáo già (3).jpg

Cô giáo Hà tâm sự: Cứ sáng thứ 2 hằng tuần, tôi lại đi xe máy hoặc xe buýt từ thành phố Lào Cai đến trường dạy học, cuối tuần mới về với gia đình. Với đặc thù vùng cao, 100% học sinh là người dân tộc thiểu số, giao tiếp còn hạn chế nên nhiều bài hát trẻ học cả tuần mới thuộc. Lớp có hơn 40 học sinh mà chỉ có 3 cô/2 lớp nên rất khó kiểm soát. Trẻ mầm non lại hiếu động, liên tục chạy, nhảy nên rất dễ ngã, trầy xước chân, tay. Bởi vậy, giáo viên phải thường xuyên giám sát. Không những thế, đôi khi phải theo sát hoạt động của trẻ để can thiệp khi cần thiết. Tuy vậy, ở độ tuổi 53, để theo sát hoạt động của trẻ là rất khó.

Hơn 20 năm gắn bó với nghề, cô Hà cũng nhiều tâm tư khi còn gần 10 năm công tác nữa mới đến tuổi nghỉ hưu. Cô đã đăng ký với nhà trường xem xét để cô có thể nghỉ hưu sớm trong năm tới.

Giáo viên mầm non Nỗi lòng nhà giáo già (4).jpg

Chung tâm sự với cô Hà, cô giáo Nguyễn Thị Hiên, Trường Mầm non Bản Sen (huyện Mường Khương) đã có 24 năm gắn bó với nghề nuôi dạy trẻ cho biết: Mặc dù giáo viên mầm non không được coi là nghề nặng nhọc nhưng thực tế phải làm việc nhiều hơn 8 tiếng mỗi ngày. Buổi sáng từ 6 giờ 30 phút, giáo viên đã phải có mặt ở lớp để chuẩn bị đón trẻ, hoạt động trong lớp, ngoài sân, cho các con ăn, ngủ. Buổi chiều, nhiều khi phải trông trẻ đến 18 giờ nếu bố mẹ trẻ đến đón muộn. Mỗi ngày tính ra giáo viên mầm non phải làm việc 10 - 11 tiếng với nhiều hoạt động như múa, hát, chơi trò chơi... cần nhiều năng lượng. Nếu 60 tuổi mới nghỉ hưu chắc nhiều giáo viên sẽ khó đáp ứng được sự năng động, nhanh nhẹn cần có của giáo viên mầm non. Hơn nữa, tâm lý trẻ và phụ huynh thường không thích cô giáo “già” nên giáo viên mầm non nghỉ hưu ở độ tuổi 55 là phù hợp.

Giáo viên mầm non Nỗi lòng nhà giáo già (1).jpg

Cô giáo Hoàng Thị Quế Phương, Hiệu trưởng Trường Mầm non Bản Sen cũng cho rằng, hiện tại có sự chênh lệch về chuyên môn, nghiệp vụ giữa giáo viên lớn tuổi với đội ngũ mới “ra lò”. Với chương trình giáo dục mầm non mới, năng lực ngoại ngữ hoặc khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học với các cô lớn tuổi khó đáp ứng được. Hơn nữa, về môn năng khiếu như Âm nhạc, Mỹ thuật… đòi hỏi nâng cao chuyên môn mỗi ngày từ phía các thầy cô giáo. Đây cũng là hạn chế lớn đối với nhà giáo lớn tuổi.

Mặc dù không giảng dạy ở địa bàn vùng cao nhưng cô giáo Nguyễn Thị Xuân, giáo viên Trường Mầm non Cốc San (thành phố Lào Cai) cũng có những tâm tư tương tự khi bước vào độ tuổi “U60”. Hằng ngày, cô vừa phải đi xe máy gần 20 km đến trường, vừa phải đảm nhiệm chăm sóc 15 trẻ (bế, dỗ, bón cho trẻ ăn…). Năm nay bước sang tuổi 56, sức khỏe giảm sút, cộng với bị hen suyễn và xương khớp nên việc dạy múa, hát hoặc thực hiện các thao tác như chạy, nhảy, trườn, bò qua các vòng tròn có chướng ngại vật... để làm mẫu cho trẻ đối với cô Xuân rất khó khăn. Hơn nữa, khả năng công nghệ thông tin hạn chế nên mỗi khi soạn giáo án điện tử, cô phải nhờ con gái hỗ trợ. “Tôi đã có ý định xin nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định số 108 của Chính phủ nhưng chỉ còn 4 năm nữa nên vẫn cố gắng làm việc”, cô Xuân giãi bày.

Số giờ làm việc của giáo viên mầm non đang nhiều hơn so với quy định. Khi tuổi càng cao, sức khỏe và độ linh hoạt, nhạy bén của các thầy cô càng hạn chế. Cần xem xét quy định cho giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm ít nhất 5 năm so với quy định chung về tuổi nghỉ hưu tại Bộ luật Lao động 2019.

Ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Sau kỳ họp thứ 4 và kỳ họp bất thường lần thứ 2 Quốc hội khóa XV, cử tri tỉnh Lào Cai có kiến nghị tới Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non. Theo đó, cử tri bày tỏ giáo viên mầm non phải năng động, nhanh nhẹn và có sức khỏe để đảm bảo tốt việc chăm sóc, dạy trẻ múa, hát, đồng thời các thầy cô giáo phải tự làm các mô hình, công cụ phục vụ việc dạy học cho trẻ. Do đó, việc tăng tuổi về hưu đối với giáo viên mầm non lên 60 tuổi là chưa phù hợp. Qua kiến nghị, cử tri mong Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nghiên cứu, rà soát, sớm xây dựng thông tư hướng dẫn xác định danh mục nghề, công việc đặc biệt, trong đó có việc bổ sung giáo viên mầm non vào đối tượng các ngành nghề đặc biệt. Phương án phù hợp là đối tượng này nghỉ hưu ở tuổi 55.

Giáo viên mầm non Nỗi lòng nhà giáo già.jpg

Trả lời cử tri Lào Cai, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, tại danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được ban hành kèm theo Thông tư số 11 ngày 12/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội không có nghề, công việc “giáo viên mầm non”. Tuy nhiên, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu, đánh giá thêm các yếu tố đặc trưng về điều kiện lao động của nghề giáo viên mầm non để xem xét, bổ sung theo nguyện vọng của cử tri.

Tại Khoản 2, Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019, quy định về tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028, đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw