Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Dự án 8 tại xã Mường Hum: Từng bước “cởi trói” cho phụ nữ vùng cao

Dự án 8 tại xã Mường Hum: Từng bước “cởi trói” cho phụ nữ vùng cao

Xã Mường Hum, huyện Bát Xát có 8 thành phần dân tộc, trong đó người Giáy và người Dao chiếm đa số. Triển khai dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã từng bước thay đổi cách nghĩ, hành động của người dân vùng cao về vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội.

IMG_20230922_103312.jpg
Tổ truyền thông cộng đồng thôn Ky Quan San lồng ghép tuyên truyền tại cơ sở.

Thôn Ky Quan San có 100 hộ, tập trung 100% đồng bào Dao sinh sống. Nơi đây từng tồn tại nhiều hủ tục; vai trò của phụ nữ trong gia đình cũng như ở cộng đồng không được coi trọng. Con dâu trong bữa cơm không được ngồi cùng bàn với bố mẹ chồng, nếu ngồi cùng bàn phải ngồi xổm hoặc ngồi ghế thấp hơn; không được trèo lên gác, không được thắp hương, không được quán xuyến việc trong gia đình và rất "nhiều điều không được” khác... Bởi quan niệm về phụ nữ “thấp kém”, “mờ nhạt”, "không quan trọng" từ lâu đã ăn sâu, bám rễ trong suy nghĩ của người dân thôn Ky Quan San.

DSC08552.JPG
Nội dung tuyên truyền tập trung vào vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Thế nhưng hôm nay đã khác, anh Chảo Láo Lở, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ truyền thông thôn chia sẻ về những thay đổi nơi đây: "Đa phần con dâu trong gia đình đã ngồi ăn cơm cùng các thành viên khác; phụ nữ có thể thắp hương tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Ở Ky Quan San hiện có khoảng 10 hộ do phụ nữ làm chủ gia đình. Trưởng thôn hiện cũng là phụ nữ. Trong thôn không có tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống...".

DSC08557.JPG
Lồng ghép truyền thông tại các cuộc họp thôn bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc thiểu số.

Đó là những minh chứng rõ nét nhất về vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội được nâng lên với sự đóng góp không nhỏ của tổ truyền thông cộng đồng trong tuyên truyền, vận động, từng bước thay đổi định kiến, xóa bỏ hủ tục với phụ nữ vùng cao.

Tương tự như Ky Quan San, thôn Séo Pờ Hồ cũng đạt nhiều kết quả trong nâng cao vị thế, quyền năng của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.

Triển khai Dự án 8, xã Mường Hum thành lập 2 tổ truyền thông cộng đồng tại thôn Ky Quan San và Séo Pờ Hồ với 10 thành viên, tích cực tổ chức tuyên truyền, vận động, qua đó 9 tháng năm 2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Mường Hum đã tổ chức được 10 buổi truyền thông lồng gắn với sinh hoạt chi hội và họp thôn, 12 buổi truyền thông theo tổ nhóm với tổng số 826 lượt người tham gia.

Nội dung truyền thông tập trung về vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, kế hoạch hóa gia đình, chế độ dinh dưỡng đối với phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ... Bên cạnh đó, tổ truyền thông cộng đồng cũng tập trung tuyên truyền về phòng, chống thiên tai, tai nạn thương tích cho trẻ em; phòng, chống bạo lực gia đình và các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em.

DSC08532.JPG
Vị thế và vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong gia đình và ngoài xã hội ngày càng được nâng lên.

Qua đó, nhận thức của người dân được nâng lên. Từ đầu năm đến nay, xã Mường Hum không xảy ra tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, không có trẻ em tai nạn đuối nước trong dịp hè. Vai trò của phụ nữ trong gia đình được nâng lên, phụ nữ có tiếng nói trong gia đình, thậm chí nhiều hộ phụ nữ làm chủ quyết định những việc lớn.

Chị Lương Thị Bé, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Mường Hum cho biết: Cách truyền thông hiệu quả là chúng tôi sử dụng nhiều hình thức kết hợp tuyên truyền trực quan bằng hai thứ tiếng phổ thông và tiếng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, ứng dụng chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, lồng ghép trong các cuộc họp chi bộ, họp thôn hoặc khi cùng tham gia các công việc của gia đình.

Thành viên chủ chốt của các tổ truyền thông đều là người gương mẫu, người có uy tín, chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... Như vậy, triển khai công tác tuyên truyền, vận động mới hiệu quả, người dân nghe, hiểu, tin tưởng làm theo.

Bằng các giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình địa phương, triển khai Dự án 8 tại Mường Hum đang từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao vị thế, quyền năng của phụ nữ, chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp số hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

fb yt zl tw