Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Điện ảnh dẫn lối cho du lịch

Điện ảnh dẫn lối cho du lịch

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và quảng bá du lịch Lào Cai - Ấn Độ tại Thủ đô New delhi do UBND tỉnh Lào Cai, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, Phòng Thương mại - Công nghiệp Ấn Độ phối hợp tổ chức ngày 25/7/2023, đại diện ngành công nghiệp điện ảnh Bollywood đã đề xuất trong tương lai sẽ chọn Lào Cai làm bối cảnh cho một số bộ phim “bom tấn” của Ấn Độ.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đề xuất này được đánh giá là ý tưởng độc đáo và rất ấn tượng, qua đó quảng bá hình ảnh, con người Lào Cai ra thế giới, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch. Thực tế nhiều năm qua, Lào Cai đã là nơi ghi hình của nhiều bộ phim nổi tiếng trong nước và quốc tế.

z4874869475495_44842a301630645a9f42523ec987e1c6.jpg

Đạo diễn, Nghệ sỹ Ưu tú Nguyễn Danh Dũng được biết đến là “cha đẻ” của nhiều phim truyền hình ăn khách từng phát sóng trên VTV, như Rừng chắn cát, Người phán xử, Hương vị tình thân, Về nhà đi con… Đặc biệt, 3 bộ phim: Khi đàn chim trở về, Người phán xử, Đấu trí đã được đạo diễn Nguyễn Danh Dũng lựa chọn một số địa phương của Lào Cai như thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa, huyện Bát Xát, huyện Mường Khương… làm bối cảnh.

Chia sẻ về lý do đoàn làm phim chọn Lào Cai làm bối cảnh chính của phim, đạo diễn Nguyễn Danh Dũng cho biết: Trước khi ghi hình, chúng tôi đã khảo sát, tìm bối cảnh cho phim ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Cuối cùng chúng tôi lựa chọn Lào Cai bởi đây là tỉnh đang phát triển, có cửa khẩu, có biên giới, địa hình và không gian phù hợp với các tiêu chí của bộ phim cũng như đáp ứng yêu cầu cần phục dựng một số cảnh quay phù hợp thời điểm, hoàn cảnh trong phim.

z4874843663094_5653e3a19b7bcb56e9e3c203d8dfc967.jpg

Mới đây, phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương (Children of the Mist) của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã gây tiếng vang lớn khi giành giải “Phim châu Á xuất sắc”. Trước đó, phim tài liệu này lần đầu lọt vào danh sách rút gọn 15 phim tài liệu xuất sắc của Oscar 2023; phim cũng thắng giải “Phim quốc tế xuất sắc” tại Liên hoan phim Docaviv và giải “Đạo diễn xuất sắc” tại Liên hoan Phim tài liệu quốc tế Amsterdam vào tháng 11/2021. Điều đặc biệt ở phim tài liệu này là đạo diễn Hà Lệ Diễm đã dành gần 4 năm trải nghiệm cuộc sống của cô bé 12 tuổi người Mông - Má Thị Di, sống tại thị xã Sa Pa. Điều đó cho thấy, lợi thế về tự nhiên, cảnh sắc, không gian văn hóa đặc sắc và cuộc sống thường nhật với những nét nguyên bản là chất liệu quý, thuyết phục các nhà làm phim lựa chọn Lào Cai làm bối cảnh cho nhiều bộ phim, từ phim tài liệu đến phim truyện.

Nhà văn Đoàn Hữu Nam nổi tiếng với nhiều tiểu thuyết do ông sáng tác đã được chuyển thể thành kịch bản phim truyền hình. Có thể kể đến các bộ phim như Tình rừng được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên; phim Kỷ vật đồng đội được chuyển thể từ tiểu thuyết Dốc người; phim Mùa xuân đã về được chuyển từ truyện dài Đi tìm bố… Điều mà nhà văn Đoàn Hữu Nam tâm đắc khi chia sẻ không chỉ là các tiểu thuyết, truyện của ông đã được chuyển thể thành kịch bản phim và được tham gia đóng phim (Tình rừng, Mùa xuân đã về) giúp ông nổi tiếng, mà quan trọng hơn, các bộ phim này đều lấy bối cảnh ở một số địa phương trong tỉnh như Bảo Yên, Mường Khương, Bắc Hà. “Thông qua đó giúp người xem biết được nhiều hơn, rõ hơn và thêm yêu mảnh đất, con người Lào Cai”, nhà văn Đoàn Hữu Nam bộc bạch.

z4874843663476_0381c689688b2b6438570d0cc5671fe0.jpg

Cũng theo nhà văn Đoàn Hữu Nam, thông qua những lần tham gia đóng phim, được trao đổi với các đạo diễn, ông nhận thấy Lào Cai có nhiều lợi thế thu hút, thuyết phục các nhà làm phim, đó là không gian khoáng đạt, bản sắc văn hóa đa dạng, nguyên vẹn; kiến trúc độc đáo…

Quay trở lại với ý tưởng được cho là độc đáo của đại diện ngành công nghiệp điện ảnh Bollywood về việc nghiên cứu chọn Lào Cai làm bối cảnh cho một số bộ phim “bom tấn” của Ấn Độ, rõ ràng đây là cơ hội không thể tốt hơn để sử dụng điện ảnh dẫn lối cho du lịch. Giám đốc Sở Du lịch - Hà Văn Thắng cho rằng, ở các nước có nền điện ảnh phát triển, sự kết hợp giữa điện ảnh và du lịch đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Điện ảnh là nghệ thuật thứ 7, có sức hút rất lớn, chỉ cần một cảnh quay ấn tượng có thể để lại cảm xúc khó phai đối với người xem nên truyền thông qua điện ảnh là phương thức hiệu quả.

“Thực tế, thông qua nhiều bộ phim “bom tấn” trong nước và một số phim nước ngoài lấy Lào Cai làm bối cảnh đã giúp du khách biết đến và ấn tượng với Lào Cai nhiều hơn”, ông Hà Văn Thắng khẳng định.

Chính vì vậy, khi Việt Nam thực hiện chính sách kích cầu du lịch thì việc “bắt tay” giữa điện ảnh và du lịch, thông qua điện ảnh tạo “cơn sốt” thu hút du khách lại càng cần thiết, bởi mỗi bộ phim hay chính là cơ hội vàng để du lịch phát triển. Điều này thể hiện rõ qua chia sẻ của Giám đốc Sở Du lịch, con số 6 triệu lượt khách đến Lào Cai cho tới thời điểm này ít nhiều có sự đóng góp của điện ảnh.

z4874843667170_53f55f7665af37393d171ba9b0f4ddef.jpg

Giám đốc Sở Du lịch - Hà Văn Thắng khẳng định: Giá trị truyền thông, quảng bá của điện ảnh rất lớn và luôn tạo hiệu quả bất ngờ. Thông thường, người ta xem phim trước hết không phải xem bối cảnh mà xem cả bối cảnh và con người, bởi thế du lịch là sản phẩm luôn luôn đi tiếp theo. Việc sử dụng điện ảnh làm tăng sức hấp dẫn, quảng bá du lịch là câu chuyện không mới đối với nhiều quốc gia, nhiều địa phương trong nước. Tuy nhiên, với tiềm năng, lợi thế và từng bước trở thành điểm đến của các nhà làm phim thì Lào Cai cần có cơ chế khai thác hiệu quả giữa điện ảnh với du lịch.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phim Việt và dấu ấn của sự dung hòa

Phim Việt và dấu ấn của sự dung hòa

Đã không còn câu chuyện phim truyền hình, điện ảnh vùng nào chỉ có diễn viên vùng miền đó tham gia. Tuy nhiên, việc dung hòa diễn xuất để tạo nên sự đồng điệu cũng đặt ra nhiều trăn trở cho các ê-kíp.

Nghề mặc mascot

Nghề mặc mascot

Những người mặc bộ đồ thú bông hóa trang thành gấu Pool, chuột Mickey, vịt Donald, thỏ Hồng, Tôn Ngộ Không... thường xuất hiện để làm hoạt náo khung cảnh tại các cửa hàng, hội chợ, khu vui chơi giải trí. Người ta gọi đó là nghề cosplay nhân vật, hay còn gọi là nghề mặc mascot.

Gameshow truyền hình: Áp lực từ khán giả

Gameshow truyền hình: Áp lực từ khán giả

Trong số những lựa chọn giải trí trên truyền hình, không nhiều gameshow hay các chương trình truyền hình thực tế tạo được sức bật và thu hút khán giả. Thậm chí, khi đã nhận được sự yêu mến thì duy trì sức nóng qua từng tập để giữ chân người xem còn khó hơn nhiều lần.

Cải lương "bắt tay" nhạc trẻ: Những thể nghiệm đầy ấn tượng

Cải lương "bắt tay" nhạc trẻ: Những thể nghiệm đầy ấn tượng

Thời gian qua, rất nhiều nghệ sĩ tâm huyết với cải lương và có tư duy mới mẻ đã cùng nhau đem đến những làn gió mới cho nghệ thuật truyền thống. Đặc biệt là cái bắt tay độc đáo giữa cải lương và nhạc trẻ đã mang đến một sự kết hợp đầy thú vị, thu hút từ khán giả mê cải lương đến khán giả yêu nhạc trẻ.

“Cuộc chiến không giới tuyến” - phim về Bộ đội Cụ Hồ hấp dẫn, hút khán giả

“Cuộc chiến không giới tuyến” - phim về Bộ đội Cụ Hồ hấp dẫn, hút khán giả

Bộ phim truyền hình "Cuộc chiến không giới tuyến" xoay quanh công việc và cuộc sống của bộ đội nơi biên giới, biển, đảo, đang tạo sức hút và sự phản hồi tích cực từ khán giả sau khi 15 tập (dự kiến phim dài khoảng 40 tập) phát sóng. Phóng viên Báo Quân đội nhân dân (QĐND) đã ghi nhận những ý kiến của lãnh đạo và đoàn làm phim về bộ phim này.

Quảng bá hình ảnh, văn hóa Việt

Quảng bá hình ảnh, văn hóa Việt

Góp mặt trong bộ phim Kẻ kiến tạo (The Creator), diễn viên Ngô Thanh Vân chia sẻ: "Khi tham gia bất cứ dự án nào của Hollywood thì mình luôn đổi nguồn gốc nhân vật thành người Việt. Còn nếu đó đã là một nhân vật Việt Nam rồi thì mình hay thêm những yếu tố đặc trưng của Việt Nam vào các câu thoại".

Khán giả ngày càng khắt khe

Khán giả ngày càng khắt khe

Từ những vụ lùm xùm, bê bối của các nghệ sĩ gần đây có thể thấy, khán giả ngày càng khắt khe và thể hiện thái độ quyết liệt hơn. Họ sẵn sàng tẩy chay những nghệ sĩ mắc sai lầm nhưng thiếu sự cầu thị. Vì vậy, nghệ sĩ khi mắc sai lầm nên xin lỗi chân thành, đúng người, đúng chỗ, không thể qua loa, hời hợt.

"Có hẹn cùng Thanh xuân"- Chương trình truyền hình thực tế đầu tiên dành cho người lớn tuổi

"Có hẹn cùng Thanh xuân"- Chương trình truyền hình thực tế đầu tiên dành cho người lớn tuổi

Lần đầu tiên, một chương trình truyền hình thực tế dành riêng cho người lớn tuổi sẽ lên sóng VTV3 vào thứ 7 hằng tuần, từ ngày 16/9 tới. Chương trình mang tên "Có hẹn cùng Thanh xuân", là một hành trình gặp gỡ, cùng nhau lên đường trải nghiệm và hiện thực hóa ước mơ của một nhóm những người bạn lớn tuổi.

Còn mãi thanh xuân

Còn mãi thanh xuân

Ra mắt đầu năm 2022 trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình Lào Cai với format thi đấu giữa 2 đội chơi, “Còn mãi thanh xuân” là sân chơi trí lực - thể lực của người từ 55 tuổi trở lên. Khác với suy nghĩ về một gameshow khô cứng, 30 phút phát sóng của “Còn mãi thanh xuân” luôn sôi nổi, rôm rả và đầy ắp tiếng cười.

Trào lưu “flex” trên mạng xã hội

Trào lưu “flex” trên mạng xã hội

THỜI GIAN QUA, “FLEX” TRỞ THÀNH TỪ “HOT” TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI. NHIỀU BẠN TRẺ SỬ DỤNG TRÀO LƯU NÀY ĐỂ KHOE THÀNH TÍCH HOẶC NHỮNG ĐIỀU TỐT MÀ MÌNH LÀM ĐƯỢC.

fb yt zl tw