Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Đảm bảo an toàn công trình và hạ du hồ chứa thủy điện

Đảm bảo an toàn công trình và hạ du hồ chứa thủy điện

Bước vào mùa mưa, lũ, các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều phương án bảo đảm an toàn hồ, đập, an toàn cho người và tài sản vùng hạ du, đồng thời vận hành sản xuất điện hiệu quả.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trung tuần tháng 6, thủy điện Bắc Hà phát đi thông báo mở cửa xả nước qua đập tràn, nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và chủ động trong việc điều tiết cắt lũ.

Ông Nguyễn Văn Hà, Quản đốc Phân xưởng vận hành nhà máy cho biết, lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về tăng đột biến do khu vực thượng nguồn các phụ lưu sông Chảy bên phía tỉnh Hà Giang có mưa to nên nhà máy phải mở cửa xả tràn.

2.jpg

Đây là đợt xả tràn đầu tiên trong năm 2024, sớm hơn đợt xả đầu tiên của năm 2023 gần 1 tháng, điều này cho thấy thời tiết ngày càng có nhiều biến động thất thường.

Thủy điện Bắc Hà là thủy điện lớn nhất Lào Cai, có công suất 90 MW với 2 tổ máy, sản lượng điện hằng năm 378 triệu kWh. Hồ chứa của nhà máy kéo dài hơn 40 km (từ xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà đến huyện Si Ma Cai), dung tích khoảng 171,1 triệu m³, diện tích lưu vực khoảng 3.465 km².

3.jpg

Việc điều tiết lưu lượng nước hồ chứa thủy điện này sẽ ảnh hưởng đến nhiều thủy điện trên dòng chính sông Chảy khu vực hạ lưu và các khu dân cư ven sông. Vì vậy, ngay từ trước mùa mưa, Nhà máy thủy điện Bắc Hà đã kiểm tra, bảo dưỡng toàn bộ hồ, đập, hệ thống máy móc và các van xả lũ; gia cố các điểm có nguy cơ sạt lở, đồng thời rà soát, bổ sung hệ thống camera, chuông cảnh báo…

Quá trình vận hành hồ chứa, điều tiết lượng nước được nhà máy thông báo kịp thời đến cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương vùng hạ du và các nhà máy thủy điện trên cùng lưu vực.

4.jpg

Tại Nhà máy thủy điện Ngòi Phát, công tác đảm bảo an toàn hồ chứa mùa mưa lũ cũng được đặc biệt quan tâm. Trong phòng điều hành, mặc dù các thiết bị đã được lập trình tự động nhưng công nhân, kỹ sư vận hành vẫn không một phút lơ là màn hình máy tính và các camera, bởi những ngày qua, thời tiết diễn biến thất thường.

Thủy điện Ngòi Phát được xây dựng trên suối Ngòi Phát, huyện Bát Xát, với tổng công suất sau khi mở rộng là 84 MW. Diện tích toàn bộ lưu vực suối Ngòi Phát là 512 km2, tính đến tuyến đập Ngòi Phát là 398 km2, đến tuyến nhà máy là 438 km2, chiều dài suối chính từ nguồn đến cửa sông là 37,5 km. Thủy điện Ngòi Phát là bậc thang cuối cùng trong hệ thống thủy điện trên lưu vực suối Ngòi Phát, phía trên là các thủy điện vừa và nhỏ như Tà Lơi 3, Nậm Pung, Nậm Hô, Mường Hum, Bản Xèo...

5.jpg

Ông Trần Mỹ Phong, Phó Giám đốc vận hành thủy điện Ngòi Phát cho biết: Hồ chứa Ngòi Phát xây dựng không có dung tích điều tiết lớn, mà chỉ có dung tích điều tiết ngày và đêm. Vì vậy, việc phối hợp với các thủy điện trong cùng lưu vực để điều tiết dòng chảy, đảm bảo an toàn hồ chứa và vùng hạ du là yêu cầu bắt buộc.

Theo phương án vận hành thủy điện trong các tình huống khẩn cấp do ảnh hưởng thiên tai, khi lũ về vượt quá mực nước dâng gia cường, đã xả lũ qua 2 cửa van xả sâu nhưng mực nước hồ vẫn tiếp tục dâng cao, vượt cao trình mực nước dâng gia cường, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của Nhà máy phải thông báo ngay cho Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai và các đơn vị liên quan về diễn biến mực nước tại hồ và nguy cơ xả lũ sự cố để thông báo cho các cấp chỉ đạo, huy động lực lượng chuẩn bị ứng cứu Nhân dân khi xảy ra sự cố.

6.jpg

Phó Giám đốc Trần Mỹ Phong cho biết thêm, vào mùa mưa, thủy điện đã chỉ đạo các bộ phận tăng cường lực lượng tuần tra, canh gác tại khu vực nhà máy và đầu mối 24/24 giờ. Bên cạnh đó, theo dõi diễn biến mưa, lũ, tình hình đập và mực nước hạ lưu, thông báo thường xuyên cho người dân vùng bị ảnh hưởng, các chủ đập cùng bậc thang chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó.

Toàn tỉnh hiện có 74 dự án thủy điện đã hoàn thành phát điện với tổng công suất 1.162,85 MW.

Để quá trình vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn cho công trình, tránh ảnh hưởng đến vùng hạ du, các dự án thủy điện đều tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành hồ chứa và các phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước; ứng phó thiên tai; ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đập do cấp có thẩm quyền phê duyệt, tuân thủ phương thức, lệnh điều độ của cấp điều độ hệ thống điện có quyền điều khiển.

Theo quy trình vận hành, trước khi vận hành mở cửa van xả nước hồ chứa hoặc nước tràn qua đập tràn (đối với công trình đập tràn tự do), vận hành phát điện, chủ đập, hồ chứa có trách nhiệm thông báo cảnh báo trước bằng còi, loa lắp đặt tại đập, hệ thống cảnh báo được lắp đặt phía hạ du công trình. Hằng năm, chủ đập phối hợp với chính quyền sở tại tổ chức diễn tập ứng phó thiên tai; ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đập.

7.jpg

Ông Hoàng Chí Hiền, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Trước mùa mưa lũ hằng năm, Sở Công Thương luôn có văn bản đôn đốc chủ đầu tư công trình thủy điện thực hiện đầy đủ các quy định trong vận hành phát điện, phòng, chống, ứng phó thiên tai. Định kỳ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện tổ chức kiểm tra, giám sát công tác quản lý vận hành phát điện của các công trình thủy điện nhằm hướng dẫn sử dụng nguồn nước hiệu quả; kịp thời xử lý vi phạm (nếu có); tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình vận hành, giúp duy trì hoạt động ổn định của các nhà máy thủy điện, góp phần duy trì ổn định giá trị sản xuất công nghiệp cũng như thu nộp ngân sách.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phân loại rác thải sinh hoạt còn nhiều khó khăn

Phân loại rác thải sinh hoạt còn nhiều khó khăn

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định chậm nhất là ngày 31/12/2024 hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Để thực thi các quy định này, tỉnh Lào Cai đã sớm triển khai đồng bộ các quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải. Tuy nhiên, thực trạng tại các địa phương cho thấy để đưa chính sách vào cuộc sống còn nhiều khó khăn.

Niềm vui tăng lương song hành với nỗi lo tăng giá

Niềm vui tăng lương song hành với nỗi lo tăng giá

Từ ngày 1/7/2024, Chính phủ đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%). Trước thông tin này, nhiều cán bộ, công chức, viên chức rất phấn khởi. Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên, lương chưa tăng nhưng giá các mặt hàng thiết yếu đã có xu hướng tăng.

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Nhiều chỉ dấu tích cực

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Nhiều chỉ dấu tích cực

Tháng 6/2024, kinh tế Việt Nam đón nhận nhiều thông tin tích cực. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý II dự kiến tăng trưởng vừa phải, nhờ sự khởi sắc trong xuất khẩu và sản xuất công nghiệp. Thị trường trái phiếu cũng đang từng bước phục hồi. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn đối mặt với một số rủi ro liên quan đến áp lực giá cả, tỷ giá và nhu cầu suy giảm.

Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất

Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất

Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa có văn bản yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các chi cục hải quan, đội kiểm soát hải quan phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất; kịp thời đấu tranh, ngăn chặn hành vi vận chuyển trái phép mặt hàng này vào Việt Nam.

Lương tăng, làm gì để giá không tăng?

Lương tăng, làm gì để giá không tăng?

Từ ngày 1/7/2024, lương tối thiểu sẽ tăng thêm 30%; lương cho người nghỉ hưu tăng 15%. Đợt cải cách tiền lương này được rất nhiều công chức, viên chức, người nghỉ hưu trông chờ. Tuy nhiên, song song cùng với niềm vui đó là nỗi lo thường trực: giá cả tăng theo lương.

fb yt zl tw