Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Cỏ ngọt bén rễ đất Phong Hải

Cỏ ngọt bén rễ đất Phong Hải

2.jpg

Ngay từ những ngày đầu triển khai, gia đình bà Tráng Thị Sung - một trong những hộ tham gia mô hình - đã được cán bộ khuyến nông viên cơ sở giúp đỡ, hướng dẫn tạo luống, phủ ni-lông và kỹ thuật trồng. Cây cỏ ngọt bén rễ nhanh, hơn 1.500 m2 trồng cỏ của gia đình bà Sung có tỷ lệ sống 100%.

3.jpg

Xác định đây là hướng đi mới trong phát triển kinh tế nên cấp ủy đảng, chính quyền thị trấn Nông trường Phong Hải rất quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Các hộ trồng cỏ ngọt được đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại huyện Bát Xát và thành phố Lào Cai. Trong suốt quá trình trồng và chăm sóc, UBND thị trấn cử cán bộ thường xuyên thăm nắm tình hình, hướng dẫn người dân kỹ thuật để cỏ có tỷ lệ phân nhánh cao và ít sâu bệnh.

4.jpg

Sau hơn 4 tháng trồng khảo nghiệm, cây cỏ ngọt rất hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của thôn Ải Nam. Gia đình bà Sung và các hộ trồng đã thu hoạch được 2 đợt cỏ tươi. Ngay đợt đầu thu hoạch, bà con đã thu hồi được vốn đầu tư ban đầu và có lãi từ đợt thứ hai. Sau thu hoạch, cây tiếp tục tái sinh trưởng và có thể cho thu hoạch thêm nhiều đợt nữa.

Bà Sung cho biết: Gia đình thu được hơn 1 tấn cỏ tươi và bán được 6 triệu đồng. Với diện tích nhỏ mà có doanh thu như vậy là rất đáng mừng. Công chăm sóc tuy nhiều hơn cây ngô nhưng lại phù hợp với sức của phụ nữ.

5.jpg

Thời gian qua, thị trấn Nông trường Phong Hải phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh nhằm liên kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người dân. Đánh giá bước đầu, ông Vũ Trung Dũng, Bí thư Đảng ủy thị trấn cho biết: Mô hình cỏ ngọt triển khai thành công mở ra cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân thôn Ải Nam. Thông qua mô hình giúp người dân tiếp tục mạnh dạn thay đổi giống cây trồng, tập quán canh tác và áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Thị trấn sẽ tiếp tục theo dõi, đánh giá kết quả trước khi nhân rộng trên địa bàn thôn Ải Nam và các thôn lân cận.

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Công nghệ nội địa và bài toán tận dụng phụ phẩm nông nghiệp hiệu quả

Công nghệ nội địa và bài toán tận dụng phụ phẩm nông nghiệp hiệu quả

Với hàng trăm triệu tấn phụ phẩm mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để chuyển hóa 'rác thải' thành những sản phẩm giá trị cao, từ nhiên liệu sinh học, nhựa phân hủy đến mỹ phẩm. Sự chủ động của doanh nghiệp và các giải pháp công nghệ nội địa đang mở ra con đường tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận và giảm tác động môi trường.

NỖ LỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ THU NGÂN SÁCH Ở MỨC CAO NHẤT

NỖ LỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ THU NGÂN SÁCH Ở MỨC CAO NHẤT

SAU KHI HỢP NHẤT, TỈNH LÀO CAI (MỚI), NHIỆM VỤ THU NGÂN SÁCH ĐƯỢC ĐẶC BIỆT QUAN TÂM, HĐND TỈNH ĐÃ HỢP NHẤT DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN) THEO HƯỚNG DẪN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, BỘ TÀI CHÍNH, TỈNH LÀO CAI MỚI SAU HỢP NHẤT ĐÃ TẬP TRUNG QUẢN LÝ NGUỒN THU NGÂN SÁCH VÀ QUYẾT TÂM HOÀN THÀNH CHỈ TIÊU NĂM 2025.

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

fb yt zl tw